Bạn đang xem bài viết ✅ Luyện từ và câu: Đại từ trang 92 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 9 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Luyện từ và câu: Đại từ – Tuần 9 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 92, 93. Qua đó, giúp các em biết cách sử dụng đại từ trong câu.

Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu Tuần 9 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.

Hướng dẫn giải phần Nhận xét SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 92

Câu 1

Các từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì?

a) Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?”

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Cảm nghĩ về cây tre Việt Nam Dàn ý & 12 bài văn mẫu lớp 7

Quý và Nam cho là có lí

b) Chích bông sà xuống vườn cải. tìm bắt sâu bọ.

Trả lời:

  • Ở đoạn a các từ in đậm dùng để xưng hô.
  • Ở đoạn b từ in đậm dùng để chỉ chích bông, dùng để xưng hô. Nó tránh được hiện tượng lặp từ trong câu.

Câu 2

Cách dùng những từ in đậm dưới đây có gì giống cách dùng các từ nêu ở bài tập 1?

a) Tôi rất thích thơ. Em gái tôi cũng vậy.

b) Lúa gạo hay vàng đều đáng quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

Trả lời:

Cách dùng từ in đậm trên cũng giống cách dùng các từ ở bài tập 1. Nó cũng được dùng để thay thế cho những từ khác nhằm tránh hiện tượng lặp từ (từ vậy thay cho từ thích, từ thế thay cho từ quý).

Hướng dẫn giải phần Luyện tập SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 92, 93

Câu 1

Các từ ngữ in đậm trong đoạn thơ sau được dùng để chỉ ai? Những từ ngữ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

Tố Hữu

Trả lời:

  • Các từ ngữ in đậm được dùng để chỉ Bác Hồ.
  • Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ tôn kính đối với Bác.
Tham khảo thêm:   Gợi ý 25 bài thơ chúc ngủ ngon cực hài hước, đáng yêu, ngọt ngào và lãng mạn

Câu 2

Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau:

– Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

– Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.

Trả lời:

– Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò?

– Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi.
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà còn ngồi đây kia.

Câu 3

Dùng đại từ ở những ô thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.

Trả lời:

Con chuột tham lam

Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được.

Tham khảo thêm:   Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự Thủ tục bảo lãnh

Lý thuyết Đại từ lớp 5

– Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.

– Đại từ xưng hô, đại từ xưng hô điển hình: là đại từ dùng để xưng hô, là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.

– Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi:

  • Đại từ chỉ ngôi thứ nhất (chỉ người nói): tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta…
  • Đại từ chỉ ngôi thứ hai (chỉ người nghe): mày, cậu, các cậu…
  • Đại từ chỉ ngôi thứ ba (người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới): họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó…

– Đại từ dùng để hỏi: Ai? Gì? Nào? Bao nhiêu?…

– Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp: vậy, thế…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Luyện từ và câu: Đại từ trang 92 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 9 – Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *