Bạn đang xem bài viết ✅ GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 62 → 71 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Cánh diều trang 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71.

Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 10 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 10 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Khám phá GDCD 8 Cánh diều Bài 10

1. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người

a) Em hãy cho biết hoạt động của con người trong từng hình ảnh, trường hợp trên đã tạo ra những sản phẩm nào? Các sản phẩm đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người?

b) Theo em, lao động có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?

Khám phá

Trả lời:

a) Sản phẩm và ý nghĩa từ hoạt động lao động của con người:

  • Ảnh 1: hoạt động sản xuất, thu hoạch lúa của các bác nông dân có thể: tạo ra lương thực phục vụ cho cuộc sống của con người và có thể là hàng hóa để phục vụ cho hoạt động trao đổi – buôn bán; tạo ra nguồn thu nhập cho người nông dân.
  • Ảnh 2: hoạt động giảng dạy của giáo viên có thể: đào tạo, giáo dục con người, giúp con người phát triển, hoàn thiện bản thân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; tạo ra nguồn thu nhập cho người giáo viên.
  • Ảnh 3: hoạt động khám, chữa bệnh của bác sĩ có thể: giúp người bệnh cải thiện các vấn đề về sức khỏe; góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; tạo ra thu nhập cho bác sĩ.
  • Ảnh 4: hoạt động sản xuất giày da của công nhân, có thể: tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng ở trong và ngoài nước; đem lại thu nhập để người công nhân có thể nuôi sống bản thân và gia đình.

Trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của anh M giúp: người dân có công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định; góp phần thúc đẩy sự phát triển của quê hương, đất nước.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Review 2: Language Soạn Anh 6 trang 68 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

b) Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

2. Pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên

Câu 1: Căn cứ vào thông tin trên, em hãy nhận xét ở trường hợp 1 và 2, K và M đã thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động của mình như thế nào.

Khám phá

Trả lời:

– Trường hợp 1. Bạn K đã thực hiện quyền: tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (được quy định tại khoản 1 Điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013).

– Trường hợp 2. Bạn M đã tỏ thái độ lười biếng, ỷ lại, trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ lao động của công dân.

Câu 2: Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên của các chủ thể trong từng trường hợp trên.

Khám phá

Trả lời:

– Trường hợp 1. Giám đốc công ty đã thực hiện đúng các quy định về thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên, tại điều 146 Bộ luật Lao động năm 2019

– Trường hợp 2. Ông H có hành vi ép buộc bạn M (14 tuổi) làm các công việc khuân vác nặng nhọc, tiếp xúc với hóa chất và phải làm thêm 02 giờ. Như vậy, ông H đã vi phạm các quy định về: thời giờ làm việc; công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động chưa thành niên (tại điều 146 và 147 Bộ luật Lao động năm 2019).

– Trường hợp 3. Công ty P đã thực hiện đúng các quy định về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên (tại điều 144 Bộ luật Lao động năm 2019).

3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động và nội của hợp đồng lao động

Câu 1: 

a) Em hãy xác định quyền và nghĩa vụ lao động của các chủ thể trong trường hợp trên.

b) Nếu là bạn của anh A trong tình huống trên, em hãy giải đáp băn khoăn của anh A?

c) Theo em, khi tham gia hợp đồng lao động, các bên có quyền và nghĩa vụ nào?

Khám phá

Trả lời:

a) * Quyền và nghĩa vụ của người lao động (chị G, anh C) trong trường hợp trên:

– Quyền:

  • Lựa chọn việc làm và nơi làm việc.
  • Thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động;
  • Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động;

– Nghĩa vụ:

  • Cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động;
  • Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.

* Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (bà N) trong trường hợp trên:

  • Quyền: Tuyển dụng, quản lí, điều hành lao động;
  • Nghĩa vụ: Thực hiện hợp đồng lao động

b) Nếu là bạn của anh A, em sẽ giải thích để anh A hiểu: theo quy định tại khoản 2 điều 161 Bộ Luật Lao động năm 2019, người lao động có nghĩa vụ: phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kĩ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động.

Tham khảo thêm:   Các khối thi Đại học Cao đẳng, mã tổ hợp môn xét tuyển 2023

c) Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng lao động

* Người lao động:

– Người lao động có quyền:

  • Thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động;
  • Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động, nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ trong quá trình thực hiện công việc.

– Người lao động có nghĩa vụ:

  • Cung cấp các thông tin; thực hiện hợp đồng lao động;
  • Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động.

* Người sử dụng lao động:

– Người sử dụng lao động có quyền:

  • Tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động;
  • Khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

– Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

  • Thực hiện hợp đồng lao động
  • Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động
  • Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động.

Câu 2: Dựa vào thông tin trên, em hãy giúp anh K lập được hợp đồng lao động với Công ty A.

4. Trách nhiệm của học sinh trong tham gia lao động

a) Em có đồng tình với ý kiến của bạn Hà trong tình huống 1 không? Vì sao?

b) Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của các bạn trong lớp D và bạn B ở tình huống 2. Nếu là D em sẽ giải thích như thế nào để B tích cực tham gia các hoạt động lao động.

Khám phá

Luyện tập GDCD 8 Cánh diều Bài 10

Luyện tập 1

Khẳng định nào sau đây không đúng về tầm quan trọng của lao động đối với đời sống của con người? Vì sao?

A. Lao động tạo ra thu nhập góp phần nâng cao đời sống của con người.

B. Lao động không phải là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội.

C. Lao động tạo ra các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.

D. Lao động chỉ mang lại giá trị cho mỗi bản thân mỗi con người.

Trả lời:

– Các ý kiến không đúng là: B và D

– Vì: Lao động tạo ra sản phẩm, thu nhập cho con người; quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Luyện tập 2

Theo em, hành vi nào sau đây là thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Vì sao?

A. Bố mẹ bắt T phải làm việc ở nhà máy gần nhà.

B. Công ty cho anh P được nghỉ phép hằng năm.

C. Chị H luôn tích cực lao động để tăng thu nhập cho bản thân.

D. Bạn M luôn chủ động tham gia các công việc lao động cùng gia đình.

E. Anh G bị phân công làm làm các công việc nặng với lí do là lao động mới.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 11: Thang pH Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 53, 54, 55

Trả lời:

– Các hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật là: C và D

– Vì: chị H và bạn M đã chủ động và tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của công dân (được quy định tại điều 35 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)

Luyện tập 3

Bố mẹ V kinh doanh dịch vụ ăn uống. Ngoài thời gian học tập, tham gia các hoạt động của trường, V thường phụ giúp bố mẹ bán hàng và giao đồ ăn cho khách. Là con trong gia đình, V nhận thức được bổn phận giúp đỡ bố mẹ các công việc trong nhà. Nhờ chăm chỉ làm việc, V đã góp phần làm cho kinh tế gia đình ổn định hơn.

Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của V trong trường hợp trên

Trả lời:

– Bạn V đã có thái độ và hành vi đúng, thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động. Đồng thời, hành động của bạn V cũng cho thấy, V biết cách yêu thương, quan tâm, phụ giúp bố mẹ. Chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ và học tập theo việc làm của bạn V.

Luyện tập 4

Từ khi thuê được G (15 tuổi) vào làm trong xưởng cơ khí của mình, ông D luôn bắt G đứng ở khu vực máy kéo nguy hiểm, không trang bị đồ bảo hộ lao động và thậm chí bắt G làm thêm giờ mà không trả lương.

a) Theo em, ông D đã vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

b) Nếu là G, em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Trả lời:

– Yêu cầu a) Ông D đã vi phạm quy định tại điều 146 và 147 Bộ luật Lao động năm 2019 vì ông đã có hành vi: bắt bạn D (15 tuổi) làm việc ở khu vực máy kéo nguy hiểm, không trang bị đồ bảo hộ lao động và thậm chí bắt G làm thêm giờ mà không trả lương

– Yêu cầu b) Nếu là G, em sẽ:

+ Giải thích để ông D hiểu, các hành vi của ông D đang vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng lao động chưa thành niên. Từ đó, yêu cầu ông D chấm dứt hành vi này.

+ Nếu ông D không nghe theo lời khuyên, em sẽ từ chối làm việc và nhờ sự trợ giúp của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Luyện tập 5

Trong quá trình trao đổi về hợp đồng lao động, anh Q yêu cầu Công ty C phải cung cấp rõ các thông tin về địa điểm làm việc. Tuy nhiên, công ty lại từ chối với lí do công ty có nhiều chi nhánh nên không cần cung cấp cụ thể.

a) Em có đồng ý với việc làm của Công ty C không?

b) Nếu là anh Q, em có tiếp tục tham gia hợp đồng lao động với Công ty C không? Vì sao?

Luyện tập 6

Em hãy tự mình lập một bản hợp đồng lao động về một công việc phù hợp với lứa tuổi và chia sẻ với các bạn.

Vận dụng GDCD 8 Cánh diều Bài 10

Vận dụng 1

Em hãy lập kế hoạch thực hiện các hoạt động lao động của bản thân ở gia đình và nhà trường theo gợi ý sau:

Ngày

Công việc cần làm

Đánh giá

Cách khắc phục

Vận dụng 2

Em hãy tham gia hoạt động tuyên truyền của địa phương về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Từ đó, ghi lại ý nghĩa của hoạt động đó đối với bản thân và mọi người xung quanh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết GDCD 8 Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 62 → 71 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *