Bạn đang xem bài viết ✅ Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 – 2024 Các dạng bài tập Hóa 9 kì 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu hỗ trợ đắc lực giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập, đề thi minh họa trước khi bước vào kì thi chính thức.

Đề cương ôn tập học kì 1 Hóa 9 bao gồm các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo đề thi minh họa có đáp án giải chi tiết. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Hóa học 9 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Hóa 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương thi học kì 1 Địa lí 9, đề cương thi học kì 1 môn tiếng Anh 9, đề cương ôn tập cuối kì 1 môn Toán 9.

I. Phần trắc nghiệm ôn tập học kì 1 Hóa 9

Phần I. Trắc nghiệm

Chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi từ 1 đến 8 và ghi vào bài làm.

Câu 1: Các trạng thái tồn tại của kim loại là:

A. rắn, khí
B. lỏng, khí
C. rắn, lỏng, khí
D. rắn, lỏng

Câu 2: Dãy các chất tác dụng được với Al là:

A. dd H2SO4, CaO
B. dd H2SO4đặc nguội, O2
C. dd HCl, NaOH
D. dd MgCl2, S

Câu 3: Tính chất hóa học giống nhau của kim loại nhôm và sắt là:

A. có từ tính
B. khi tham gia phản ứng, các hợp chất đều có hóa trị III
C. tác dụng với dd NaOH
D. thụ động với axit H2SO4đặc nguội

Câu 4: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. Cu, Fe, Zn, Al, K
B. Fe, Cu, K, Al, Zn
C. K, Cu, Al, Zn, Fe
D. Zn, K, Al, Fe, Cu

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước?

A. Mg và H2SO4
B. Mg(NO3)2và NaOH
C. MgO và H2SO4
D. MgCl2 và NaOH

Câu 6:Dãy kim loại nào sau có phản ứng với dung dịch muối Cu(NO3)2 ?

Tham khảo thêm:   Kịch bản sinh hoạt Sao nhi đồng năm 2021 Chương trình sinh hoạt Sao nhi đồng theo chủ điểm từng tháng

A.Mg; Ag
B. Cu; Mg
C. Cu; Ag
D. Zn; Al.

Câu 7:Sản phẩm phản ứng khi phân hủy Fe(OH)3 là:

A. Fe2O3, H2
B. Fe2O3, H2O
C. FeO, H2O
D. Fe3O4, H2

Câu 8: Dùng chất nào sau để làm sạch khí CO có lẫn khí CO2 ?

A. Dd H2SO4
B. Dd Ca(OH)2
C. CuO
D. dd NaCl

Câu 9: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và hiđro?

A. Mg và H2SO4
B. Mg(NO3)2và NaOH
C. MgO và H2SO4
D. MgCl2 và NaOH

Câu 10:Dãy kim loại nào sau có phản ứng với dung dịch muối Cu(NO3)2 ?

A. Mg; Ag
B. Cu; Mg
C. Cu; Ag
D. Mg; Al.

Câu 11: Các trạng thái tồn tại của kim loại là:

A. rắn, khí
B. lỏng, khí
C. rắn, lỏng, khí
D. rắn, lỏng

Câu 12: Tính chất hóa học giống nhau của kim loại nhôm và sắt là:

A. có từ tính
B. khi tham gia phản ứng, các hợp chất đều có hóa trị III
C. tác dụng với dd NaOH
D. thụ động với axit H2SO4đặc nguội

Câu 13:Sản phẩm phản ứng khi phân hủy Al(OH)3 là:

A. Al2O3, H2
B. Al2O3, H2O
C. AlO, H2O
D. Al2O3, O2

Câu 14: Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Cu, Fe, Zn, Al, K 
B. Fe, Cu, K, Al, Zn
C. K, Al, Zn, Fe,Cu
D. Zn, K, Al, Fe, Cu

Câu 15: Dùng chất nào sau để làm sạch khí CO có lẫn khí CO2 ?

A. dd H2SO4
B. dd Ca(OH)2
C. CuO
D. dd NaCl

Câu 16: Dãy các chất tác dụng được với Mg là:

A. Dd H2SO4, CaO 
B. Dd H2SO4, O2
C. Dd HCl, NaOH
D. Dd MgCl2, S

…………..

II. Câu hỏi tự luận thi học kì 1 Hóa 9

Câu 1 : Viết PTHH thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện xảy ra nếu có)

1, Al2O3 → Al → AlCl3 →Al(OH)3

2, Fe2O3 → Fe → FeCl3 → Fe(OH)3

3, Fe → FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2O3 →Fe → Fe2(SO4)3

Câu 2: Chỉ dùng quỳ tím hãy phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau:

a. H2SO4, Ba(OH)2, NaOH, NaNO3.

b. HCl, Ba(OH)2, NaNO3, Na2SO4.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp bột Fe và FeO vào dd HCl vừa đủ thu được 4,48 lit khí ở đktc.

a, Viết PTPU xảy ra.

b, Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 4: Cho 12 gam hỗn hợp hai kim loại gồm Mg và Cu tác dụng hoàn toàn với 300ml dd HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí ở đktc.

Tham khảo thêm:   Hiểu hơn về thực phẩm đông lạnh, có nên sử dụng thực phẩm đông lạnh hay không?

a, Viết PTPU xảy ra.

b, Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

c, Tính CM của dd axit cần dùng.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 8,8 g hỗn hợp bột Mg và MgO vào 500 ml dung dịch HCl(vừa đủ) thu được 4,48 lít khí ở đktc.

a.Viết PTHH xảy ra.

b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 6:

a. Vận dụng kiến thức đã học hãy đề xuất biện pháp khử chua cho đất trồng. Giải thích?

b. Giải thích tại sao không nên dự trữ vôi sống quá lâu trong không khí? Viết PTHH nếu có.

c. Giải thích sao khi quét vôi lên tường sau một thời gian sẽ khô và hóa rắn? Viết PTHH( nếu có)

III. Đề thi minh họa học kì 1 Hóa học 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )

Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng

Câu 1:

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO,
B. BaO,
C. Na2O
D. SO3.

Câu 2:

Oxit lưỡng tính là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
C. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3:

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2,
B. Na2O.
C. SO2,
D. P2O5

Câu 4:

Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:

A. Na2O, SO3, CO2 .
B. K2O, P2O5, CaO.
C. BaO, SO3, P2O5.
D. CaO, BaO, Na2O.

Câu 5:

Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:

A. K2SO4
B. Ba(OH)2
C. NaCl
D. NaNO3

Câu 6.

Bazơ tan và không tan có tính chất hoá học chung là:

A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước

Câu 7:

Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau:

A.Na2SO4 và Fe2(SO4)3
B Na2SO4 và K2SO4
C. Na2SO4và BaCl2
D. Na2CO3 và K3PO4

Câu 8:

Kim loại được dùng làm đồ trang sức vì có ánh kim rất đẹp, đó là các kim loại:

A. Ag, Cu.
B. Au, Pt.
C . Au, Al.
D. Ag, Al.

Câu 9:

Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí Hiđro là:

A. Đồng
B. Lưu huỳnh
C. Kẽm
D. Thuỷ ngân

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 56, 57, 58, 59

Câu 10:

Nhôm hoạt động hoá học mạnh hơn sắt, vì:

A. Al, Fe đều không phản ứng với HNO3đặc nguội.
B. Al có phản ứng với dung dịch kiềm.
C. Nhôm đẩy được sắt ra khỏi dung dịch muối sắt.
D. Chỉ có sắt bị nam châm hút.

Câu 11:

Có một mẫu Fe bị lẫn tạp chất là nhôm, để làm sạch mẫu sắt này bằng cách ngâm nó với

A. Dung dịch NaOH dư
B. Dung dịch H2SO4loãng
C. Dung dịch HCl dư
D. Dung dịch HNO3loãng .

Câu 12:

Nhôm phản ứng được với :

A. Khí clo, dung dịch kiềm, axit, khí
B. Khí clo, axit, oxit bazo, khí
C. Oxit bazơ, axit, hiđro, dung dịch kiềm
D. Khí clo, axit, oxi, hiđro, dung dịch magiesunfat

II. PHÀN TỰ LUẬN (7đ)

Câu 1:(2,5đ) Hoàn thành chuçi phản ứng hóa học sau?

Có 3 lọ đựng các dung dịch bị mất nhãn sau: NaCl, Na2SO4, NaOH. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. Viết phương trình hoá học.

Câu 3: (3đ)

Cho 30g hỗn hợp hai kim loại sắt và đồng tác dụng với dd HCl dư. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn A và 6,72l khí (ở đktc)

a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b. Tính thành phần trăm theo khối lượng của hỗn hợp ban đầu.

Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 9

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 đ)

Mỗi ý đúng 0,25đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án D B B D B C A B C C A A

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 đ)

Câu 1: Mổi phương trình đúng 0,5đ

(1) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

(4) Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

(5) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2FeCl3

Câu 2: Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thưc tự.

Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím chuyển màu xanh là NaOH. 0,5 đ

Nhận biết 2 muối bằng cách cho tác dụng với BaCl2 dung dịch nào phản ứng xuất hiện chất không tan màu trắng là Na2SO4 , còn lại là NaCl. 0,5 đ

PTHH: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl 0,5 đ

Câu 3: nH2 = 6,72:22,4 = 0,3 mol 0,5 đ

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H20,5đ

Theo PT 1 mol : 1 mol

Theo đb 0,3 mol : 0,3 mol 0,5đ

mFe = 0,3.56 = 16,8 g 0,5đ

%Fe = 16,8×100 : 30 = 56 % 0,5đ

%Cu = 100 – 56 = 44% 0,5đ

……………….

Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Hóa học 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2023 – 2024 Các dạng bài tập Hóa 9 kì 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *