Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự chân thành (3 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn về sự chân thành tổng hợp 3 đoạn văn mẫu hay nhất. Qua 3 đoạn văn viết về sự chân thành mà Wikihoc.com giới thiệu sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi vốn từ củng cố kỹ năng viết văn đoạn văn ngày một hay hơn.

TOP 3 đoạn văn về sự chân thành siêu hay dưới đây sẽ là tư liệu hữu ích, giúp các bạn học sinh tự tin không phải lo nghĩ quá nhiều về việc làm sao để viết được đoạn văn hay. Các bạn hãy vận dụng thật tốt 3 mẫu dưới đây một cách linh hoạt, dùng cách diễn đạt của mình để bài văn trở nên đầy đủ, hay nhất nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn viết về hạnh phúc.

Viết đoạn văn về sự chân thành – Mẫu 1

Tấm lòng chân thành trong cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay đáng quý hơn bao giờ hết. Sự chân thành là thật thà, đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình yêu thương, không vụ lợi, sẵn sàng ở cạnh, giúp đỡ nhau khi cần. Sự chân thành là tình cảm tốt đẹp của con người mà mỗi chúng ta cần có, cần sống và đối xử với nhau để cho xã hội ngày càng tốt đẹp và văn minh hơn. Chân thành là một thứ tính tình quan hệ giúp con người bảo toàn được thiên chức làm người của cá nhân, chính lòng chân thành cũng giúp cho con người nêu cao nhân cách và tạo ra giá trị tốt đẹp cho cuộc sống xung quanh mình. Trong cuộc sống, con người đối xử với nhau bằng tấm lòng, bằng tình cảm, bằng sự yêu thương, chân thành là yếu tố cốt lõi để tạo lập một nền tảng, một mối quan hệ tốt đẹp với nhau, khiến cho xã hội văn minh hơn. Người sống có lòng chân thành là những người luôn đối xử với người khác thật lòng, thật thà, trung thực, không gian dối, tôn trọng sự thật và tôn trọng mọi người. Họ cũng là những người sống chan hòa, yêu thương, sẵn sàng sẻ chia với mọi người, cho đi mà không mong nhân lại. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, không có sự chân thành. Lại có những người ích kỉ, nhỏ nhen, vô cảm, chỉ biết đến bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, bàng quan với cuộc sống xung quanh. Những người này đáng bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình, sống chân thành nếu muốn cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Mỗi chúng ta song song với việc trau dồi trí tuệ cho bản thân thì cần rèn luyện tính chân thành, thật thà để có được một cuộc sống hạnh phúc hơn. Cuộc sống nằm trong tầm tay của ta nếu ta biết trân quý và cố gắng.

Tham khảo thêm:  

Viết đoạn văn ngắn bàn về sự chân thành – Mẫu 2

Sống trong cuộc đời con người đều có một cách sống riêng, một quan điểm riêng. Nhưng dù bất cứ ai quan điểm sống thế nào thì ai cũng cần phải sống chân thành, sống chân thành với gia đình và xã hội để không hổ thẹn với lương tâm và con người chúng ta. Sống chân thành chính là sống có sự nhất quán giữa bên ngoài và bên trong. Sự nhất quán thể hiện tròn suy nghĩ và hành động, không hề che lấp bất cứ thứ gì. Bên trong chúng ta không biết được con người ta đang nghĩ gì, còn bên ngoài thì chúng ta có thể biết được. Cho nên sống chân thành là sự nhất quán giữa bên trong với bên ngoài nhất quán trong hành động và suy nghĩ. Sống chân thật là một phẩm chất đáng quý của con người. Người sống chân thành, không lừa dối người khác sẽ luôn nhận được sự tin yêu của tất cả mọi người xung quanh. Đây là thước đo giá trị đạo đức của một con người. Sống biết trước biết sau không gian dối. Chúng ta có thể đạo đức giả với người khác một vài lần chứ không đạo đức giải mã được. Ai cũng vậy sống với nhau thật thà thì sẽ được người khác đối xử lại với họ như vậy. Và nếu cứ đeo mãi mặt nạ giả tạo thì sẽ rất vất vả, muôn đời làm người giả dối. Nhưng trong cuộc sống này mấy ai sống chân thật với nhau. Ai cũng chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà sống giả dối với mọi người. Ví dụ một công nhân thấy giám đốc nói sai sẽ không dám nói lại mặc dù ông giám đốc ấy nói sai. Đôi khi chúng ta phải buộc buông bỏ đi cái tôi cá nhân để sống phù hợp với môi trường xung quanh. Có những lúc, trong một số trường hợp thì chúng ta cần phải sống không thật với lòng mình nhưng chỉ trong phạm vì cho phép mà thôi. Những người như vậy không hẳn là họ sống không chân thật. Nhiều lúc do hoàn cảnh bắt buộc nên chúng ta phải chấp nhận điều này nhưng không có nghĩa là chúng ta mãi mãi sống giả dối. Trong xã hội hiện nay, khi mà các giá trị đạo đức đang ngày càng đi xuống con người chúng ta đôi khi quên mất một số giá trị của bản thân mà sống không chân thật với mọi người. Hãy luôn là người sống chân thật với tất cả mọi người. Giá trị đạo đức sẽ mãi vẫn tồn tại trong mọi thời đại, sống chân thật sẽ giúp chúng ta có được một cuộc sống nhẹ nhàng hơn thoải mái hơn. Đừng chỉ sống vì bản thân mình lừa lọc lẫn nhau mà hãy sống chân thành với nhau.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận nhân vật An Dương Vương (Dàn ý & 2 Mẫu) Cảm nhận về nhân vật An Dương Vương

Viết đoạn văn ngắn bàn về sự chân thành – Mẫu 3

Sự chân thành là một thứ phương thuốc thần diệu nhất giúp con người tạo được cho mình một thế quân bình trong đời sống. Sống trong một xã hội cuộc sống thường ngày phải chung đụng cùng bao nhiêu người mà ta bắt buộc phải giao tiếp thường xuyên, nếu trong những cuộc tiếp xúc chúng ta thiếu lòng chân thành tự nhiên sẽ bị mọi người coi thường và tìm phương trốn lánh, nói một cách khác là chúng ta sẽ hoàn toàn bị cô lập. Đó chính là một điều thất bại vô cùng tai hại cho công cuộc tiến thủ cho chúng ta trên bước đường đi tìm tương lai. Ngoài ra lòng thành thật còn giúp chúng ta có thêm một phương tiện để chinh phục lòng người. Nếu một con người sống ngoài xã hội lại thiếu tinh thần ngay thẳng, nghĩa là sống không có lòng thành thật tự nhiên sẽ tạo cho mình một sự thất bại không phương cứu vãn. Một con người có lòng thành thật, luôn luôn bao giờ cũng tôn trọng chữ thành và chữ tín, nhất định sẽ được mọi người sống chung quanh mình ưu đãi bằng tất cả sự kín đáo tha thiết. Ngược lại một người chủ trương lọc lừa, xảo trá, gian ngoa làm bất cứ một công việc gì cũng luôn luôn bị những người chung quanh tìm những cách lánh xa. Lòng chân thành là một thứ tính tình quan hệ để giúp con người bảo toàn được thiên chức làm người của cá nhân, chính lòng chân thành cũng giúp cho con người nêu cao nhân cách. Vì những lý do đó cho nên trong phương diện xử thế vấn đề được đặt ra trước nhất là lòng chân thành, sự thành thật giữa người đối với người là như thế. Con người nếu sống trong xã hội luôn bị những người khác cạnh tranh thì vấn đề chân thành càng phải được bảo toàn hơn bao giờ hết. Vì chân thành, con người mới tạo được những uy tín cho cá nhân mình và làm cho mọi người chung quanh khâm phục, từ chuyện khâm phục cá nhân con người mới có thể nói đến những vấn đề mật thiết lâu bền. Tóm lại, con người muốn thành công trên trường đời bao giờ cũng phải tạo cho mình lòng chân thành tuyệt đối và chỉ có lòng thành thật mới đem đến cho con người sự chiến thắng ở đời mà thôi.

Tham khảo thêm:   Ankadien: Hướng dẫn lý thuyết và giải bài tập chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự chân thành (3 Mẫu) Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *