Học sinh tiểu học học toán như thế nào? Là thắc mắc của không ít phụ huynh khi chương trình GDPT có nhiều thay đổi mới.

Vậy nên, để giúp bố mẹ có được phương pháp dạy bé học toán hiệu quả hơn, hãy cùng Wikihoc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.

Những thay đổi mới môn toán trong chương trình GDPT mới

Bộ GDĐT đã có những thay đổi mới về phương pháp dạy học mới trong cấp bậc tiểu học, đặc biệt là môn toán.

Cụ thể, theo Thông tư 32/2018/TT –  BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT đưa ra, việc dạy và học môn toán bậc tiểu học sẽ dựa theo hướng phát triển phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học của bé thay vì dạy theo hướng truyền thụ kiến thức như truyền thống.

Chương trình GDPT mới giúp bé học toán theo hướng phát triển năng lực nhiều hơn. (Ảnh: Hachium)

Việc học sinh tiểu học học toán như thế nào? Thì theo sự đổi mới hướng dạy học theo chương trình GDPT mới lần này, các bé sẽ được học toán dựa trên việc “lấy người học làm trung tâm”, thực hiện phương pháp dạy học phù hợp với năng lực và trình nhận thức của mỗi bé (đi từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng).

Đặc biệt, phương pháp dạy học môn toán theo chương trình GDPT mới này sẽ giúp bé phát triển kiến thức, năng lực học toán và tạo cơ hội giúp bé được trải nghiệm nhiều hơn, áp dụng toán học vào đời sống thực tế, hay có sự liên kết giữa các ý tưởng toán học với nhau hoặc giữa toán và các môn học khác.

Vì phương pháp dạy học môn toán theo chương trình GDPT có nhiều thay đổi. Chính vì vậy giáo viên, cũng như là bố mẹ cần phải có phương pháp dạy học toán tương thích để giúp bé làm quen và nâng cao hiệu quả và năng lực học tập của bé tốt hơn.

Học sinh tiểu học học toán như thế nào?

Chính vì chương trình GDPT mới nói chung và môn toán nói riêng có nhiều sự thay đổi trong phương pháp dạy học nên khi các bé học cũng sẽ có nhiều điều thú vị và mới lạ hơn, so với cách dạy truyền thống.

Học sinh tiểu học học toán không chỉ chú trọng vào kiến thức. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Cụ thể, học sinh tiểu học học toán sẽ hướng tới việc phát triển năng lực và học toán theo hướng tích cực hơn. Hướng tích cực ở đây chính là giúp các bé học toán phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo, đồng thời chống lại thói quen học thụ động như trước.

Tham khảo thêm:   Top 20+ kênh học toán trực tuyến miễn phí và mất phí giúp bé chinh phục toán dễ dàng

Một số dấu hiệu của việc tích cực trong học toán như:

  • Các bé sẽ năng nổ, hăng hái phát biểu ý kiến hơn
  • Bé sẽ biết phản biện, cùng tranh luận với giáo viên, bố mẹ, bạn bè trong quá trình học toán.
  • Không bằng lòng với cách giải bài toán duy nhất, luôn tìm hiểu học hỏi thêm nhiều cách giải toán mới
  • Thường hay đặt ra câu hỏi, thắc mắc và đòi hỏi bố mẹ, giáo viên giải đáp và hay chia sẻ suy nghĩ của mình hơn.
  • Khi có một bài toán hay vấn đề cần giải quyết, bé thường hay suy nghĩ và ngơ ngác về vấn đề liên quan.
  • Bé chủ động, tự giác làm bài, học bài hay trao đổi nhận xét về bài toàn trong quá trình học.

Học toán tiểu học kiểu mới hướng tới tính chủ động nhiều hơn. (Ảnh: Học Tốt)

Cùng với đó, trong chương trình GDPT mới mà Bộ GDĐT đưa ra lần này sẽ giúp bé phát triển được nhiều năng lực hơn. Điển hình như:

  • Năng lực tư duy, lập luận toán học
  • Năng lực mô hình hóa toán học
  • Năng lực giải quyết vấn đề toán học
  • Năng lực giao tiếp toán học
  • Năng lực sử dụng các công cụ, phương tiện toán học

Dựa vào đó, các bé sẽ biết vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp hài hòa, tư duy hơn trong kỹ thuật dạy học truyền thống.

Kết hợp với đó các bé sẽ được học lý thuyết kết hợp với hoạt động thực hành trải nghiệm nhiều hơn, dễ dàng áp dụng được kiến thức toán học và thực tế dễ dàng.

Chính vì vậy, ngoài việc bé được học toán trên lớp thì bố mẹ ở nhà cũng nên nắm rõ phương pháp dạy học toán cho bé theo hướng mới này để có sự đồng nhất, để giúp bé nâng cao năng lực học tập tốt hơn.

Xem ngay: Lợi ích tuyệt vời khi cho bé học toán tiểu học bằng tiếng Anh có thể bố mẹ chưa biết!

Phương pháp giúp bố mẹ dạy bé học toán tiểu học tại nhà hiệu quả

Sau khi hiểu được học sinh tiểu học học toán như thế nào theo chương trình GDPT mới, để có thể áp dụng hiệu quả thì bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp hỗ trợ mà Wikihoc chia sẻ sau đây:

Bố mẹ nên nắm rõ quy cách học toán theo hướng GDPT mới

Không giống như phương pháp dạy toán truyền thống nặng về việc truyền thụ kiến thức, ở chương trình GDPT mới này sẽ có nhiều sự thay đổi hơn.

Bố mẹ cũng cần phải nắm rõ cách dạy học toán theo hướng mới. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thay vì bố mẹ cũng áp dụng phương pháp bắt bé làm bài tập toán trên lớp thầy cô giao, học thuộc bảng cửu chương, làm phép tính….. đòi hỏi chính phụ huynh cũng cần phải nắm rõ được quy cách học toán theo chương trình GDPT mới.

Để qua đó bố mẹ sẽ biết được mình nên đưa ra cách dạy toán cho bé sao cho phù hợp nhất. Tránh việc bắt bé học kiến thức quá nhiều mà kết quả đạt được lại không bao nhiêu.

Tham khảo thêm:   Giúp bé yêu thích môn toán nhờ 10 phương pháp dạy học toán ở tiểu học bố mẹ nên thử!

Thường xuyên học tập cùng con

Theo phương pháp dạy học toán tích cực sẽ hướng đến tính chủ động trong học tập. Tuy nhiên, với các bé ở độ tuổi tiểu học còn khá ham chơi.

Chính vì vậy, trong thời gian đầu bố mẹ nên thường xuyên ngồi học bài cùng con để bé tập trung hơn, cùng tranh luận, hỏi đáp những vấn đề về toán để tăng khả năng giao tiếp và tư duy cho bé.

Ngoài ra, với phương pháp dạy học này sẽ giúp bố mẹ gần gũi và hiểu được bé nhiều hơn.

Việc đồng hành cùng bé trong mỗi giờ học tại nhà sẽ giúp bố mẹ hiểu bé hơn. (Ảnh: Việt Giải Trí)

Hướng dẫn con bài tập từ đơn giản tới phức tạp

Toán học không giống như các môn học khác, sẽ có một lượng lớn kiến thức mà bé cần phải ghi nhớ để có thể giải quyết được các bài toán trên sách vở và ngoài thực tiễn.

Chính vì vậy, để phát triển được năng lực toán học của con tốt hơn thì bố mẹ nên cho bé làm bài tập từ đơn giản, cho đến khi bé thành thạo và nắm vững kiến thức cơ bản mới bắt đầu học nâng cao hơn để rèn luyện tư duy.

Nên tránh việc bé mới vào học kiến thức mới bố mẹ đã bắt ép bé làm những bài tập nâng cao. Như vậy sẽ dễ khiến con cảm thấy chán nản, áp lực và học tập không còn hiệu quả.

Cho bé học toán từ kiến thức cơ bản rồi mới đến nâng cao. (Ảnh: Jadny)

Khuyến khích, động viên con yêu thích môn toán

Khi làm, khi học bất kỳ điều gì cũng cần có sự yêu thích và đam mê mới thực sự hiệu quả.

Đối với toán học cũng như vậy, chúng chỉ đơn thuần là những con số, phép tính nên bố mẹ hãy động viên, khuyến khích và tạo niềm hứng thú khi học toán cho các con.

Luôn khuyến khích bé có tinh thần phấn khởi khi học toán hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Để qua đó các bé cảm thấy môn toán không còn nhàm chán, lo sợ mỗi khi làm bài tập mà thay vào đó là sự hứng thú mỗi khi giải được bài toán mới, thích khám phá những bài toán khó.

Để làm được điều này, bố mẹ có thể lấy một số tấm gương học toán tốt và đạt được thành tích cao để bé có động lực hơn.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể đưa ra những phần thưởng xứng đáng với thành tích học của con, qua đó bé cũng sẽ cảm thấy có sự kích thích hơn khi học tập. 

Hướng dẫn bé tự học, tự tìm hiểu nhiều hơn

Với chương trình GDPT mới sẽ hướng đến tính chủ động và tự học nhiều hơn.

Vậy nên, bố mẹ cũng nên hướng dẫn bé làm được điều này khi bé học tập tại nhà, bằng việc cùng con lên một thời gian biểu phù hợp với thời gian học ở trường, vui chơi và học toán.

Khuyến khích bé tự học, tự tìm hiểu vấn đề nhiều hơn là phụ thuộc. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong thời gian đầu bé sẽ chưa thể phát huy được năng lực này. Chính vì vậy bố mẹ nên đồng hành cùng bé, khuyến khích con tự chủ động và tìm hiểu mọi vấn đề.

Để qua đó có thể khẳng định được sự trưởng thành trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của bé tốt hơn.

Học tập kết hợp với việc phân bố thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý

Để bé có được sự tiến bộ và nền tảng kiến thức toán học vững chắc sẽ mất một khoảng thời gian nhất định.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 1 số 0 trong phép cộng: Lý thuyết và các dạng bài tập thực hành

Đảm bảo thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý để bé không bị áp lực. (Ảnh: Dân Trí)

Vậy nên, thay vì luôn thúc ép con học và học, bố mẹ cũng nên có nhiều thời gian để các bé nghỉ ngơi hợp lý để cân bằng nhịp sống, nhịp học để quá trình tiếp thu kiến thức với bé sẽ dễ thở và điều hòa hơn.

Cùng bé chơi trò chơi toán học

Đối với các bé học tiểu học còn khá ham chơi, nên dễ lơ là trong việc học tập. Chính vì vậy, ở chương trình GDPT mới hướng đến sự trải nghiệm và hoạt động nhiều hơn thay vì chỉ truyền thụ kiến thức.

Cùng bé vừa chơi vừa học để tạo sự hứng thú. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Vậy nên, khi cho bé học toán tại nhà bố mẹ có thể kết hợp với những trò chơi toán học để tạo sự hứng thú và giúp con nhớ lâu hơn.

Cụ thể, tùy thuộc vào kiến thức và năng lực học của mỗi bé để bố mẹ đưa ra trò chơi tương ứng như đếm kẹo, đếm bút, tính thời gian, tìm kiếm con số bí ẩn,…

Áp dụng kiến thức toán học được vào thực tiễn

Với những con số khô khan, vô tri vô giác sẽ dễ khiến bé cảm thấy nhàm chán khi học tập. Vậy nên, bố mẹ hãy cho bé thấy việc học toán thú vị hơn khi kết hợp và áp dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn mỗi ngày.

Giúp bé học toán để dễ dàng ứng dụng vào thực tiễn. (Ảnh: Infornet)

Ví dụ cùng con tính trọng lượng của đồ vật trong nhà, tính tiền khi đi siêu thị, xem giờ đi chơi…. Chính việc áp dụng toán vào đời sống thực tiễn sẽ giúp bé hiểu được bản chất bài toán và ghi nhớ chúng lâu hơn.

Cùng con học toán tiếng Anh theo hướng tích cực với Wikihoc Math

Wikihoc Math được biết đến là ứng dụng học toán tiếng Anh với nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất dành cho cấp mầm non và tiểu học.

Đặc biệt, ở Wikihoc Math bố mẹ sẽ không cần phải lo lắng việc kết hợp những phương pháp kể trên để giúp bé học toán tốt hơn.

Thay vào đó, nội dung chương trình học mà Wikihoc Math phát triển đã mang đến một tổng thể bài học theo hướng tiếp cận toán học vô cùng mới mẻ, sinh động, cùng với hơn 10.000 hoạt động bổ trợ để nâng cao hiệu quả hình thành các năng lực toán học cho bé tốt hơn.

Phát triển năng lực toán học cho bé toàn diện cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Ngoài ra, nội dung kiến thức toán tại Wikihoc Math được các chuyên gia giáo dục thiết kế với hơn 60 chủ đề, với 7 chuyên đề toán học kèm theo hơn 400 bài học đi từ những cấp độ dễ cho tới nâng cao, để phù hợp với năng lực học của con.

Mỗi bài học và các hoạt động đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, để qua đó giúp các bé dễ dàng ôn tập kiến thức đã học, tiếp cận kiến thức mới linh hoạt hơn, cũng như giúp con xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả.

Để tải Wikihoc Math các phụ huynh có thể truy cập:

  • Tải Wikihoc Math cho điện thoại Android
  • Tải Wikihoc Math cho điện thoại iOS

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề học sinh tiểu học học toán như thế nào? Qua đó có thể thấy được cách bé học toán theo chương trình GDPT mới có nhiều ưu điểm hơn, để giúp bé phát triển được nhiều năng lực không chỉ trong toán học mà còn trong cuộc sống.

Chính vì vậy, ngoài việc để bé học trên trường thì bố mẹ cũng nên tham khảo một số phương pháp mà Wikihoc giới thiệu để cùng đồng hành với bé trên chặng đường chinh phục toán học dễ dàng, đạt kết quả tốt hơn nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *