Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ trong chương GDPT Mới được lồng ghép trong bài học phép trừ trong phạm vi 6 và phép trừ trong phạm vi 10. Dưới đây là tổng hợp chia sẻ kiến thức của Wikihoc về chủ đề này hy vọng sẽ giúp ba mẹ có thêm thông tin hữu ích để đồng hành học tại nhà dễ dàng cùng con.
Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ dạy trẻ những gì?
Cũng tương tự như Toán lớp 1 số 0 trong phép cộng, Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ là nội dung quan trọng trong chương trình học của các bạn học sinh lớp 1 dù không được tách ra làm tiết học riêng. Học xong nội dung lý thuyết của bài học này, các bạn học sinh có thể:
-
Nhận biết được vai trò của số 0 trong phép tính trừ: Khi trừ hai số bằng nhau sẽ được kết quả bằng 0 và khi lấy một số bất kì trừ đi số 0 kết quả vẫn bằng chính số đó.
-
Vận dụng thành thạo tính toán: Trẻ biết thực hiện các phép tính trừ có số 0 và thành thạo phép trừ các số trong phạm vi đã học (phạm vi 6, phạm vi 10).
Các bước dạy Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ cho con ba mẹ nên biết
Để giúp con nắm vững kiến thức về Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ, ba mẹ có thể tham khảo một vài bước dạy như sau:
Bước 1: Giới thiệu phép trừ 2 số bằng nhau
Để giúp con hiểu bài phép trừ 2 số bằng nhau dễ dàng, ba mẹ hãy cố gắng chuẩn bị một vài dụng cụ là các đồ vật để làm ví dụ minh họa cho con như 1 cuốn sách, 2 chiếc bút mực, 2 chiếc bút bi…
-
Ba mẹ bắt đầu đặt đề bài cho con: Ba (mẹ) có 1 cuốn sách. Ba (mẹ) đem tặng bác Minh 1 cuốn sách đó, hỏi ba (mẹ) còn bao nhiêu cuốn sách? Hay ba (mẹ) có 2 chiếc bút mực, ba (mẹ) đem cho chị An 2 chiếc bút đó hỏi ba (mẹ) còn bao nhiêu cái bút.
-
Để trẻ suy nghĩ xem bài toán có thể lập phép tính gì và đặt phép tính: Ba mẹ hãy để con có thời gian suy nghĩ. Dựa vào kiến thức bài “Làm quen với phép trừ – Dấu trừ” mà con đã được học ở những tiết trước con sẽ có thể dễ dàng suy luận và đặt phép tính.
-
Ba mẹ viết lại phép tính của 2 bài toán đã nêu: 1-1= 0 và 2 – 2 = 0.
-
Dựa vào đây, ba mẹ hãy gợi mở để con nhận ra rằng kết quả trừ hai số giống nhau luôn bằng 0.
Bước 2: Giới thiệu phép trừ “một số trừ đi 0”
Sau khi con hiểu được phép trừ 2 số bằng nhau, ba mẹ tiếp tục sử dụng những vật đã lấy ví dụ ở trên để dạy con học về Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ – một số trừ đi 0.
-
Ba mẹ đặt đề bài tương tự: Ba (mẹ) có 1 cuốn sách. Ba (mẹ) không cho ai cuốn sách đó cả, hỏi ba (mẹ) còn lại bao nhiêu cuốn sách? Hay ba (mẹ) có 2 chiếc bút mực, ba (mẹ) không đưa cho ai 2 chiếc bút đó, hỏi ba (mẹ) còn lại bao nhiêu cái bút.
-
Để con suy nghĩ: Ba mẹ tiếp tục để con suy nghĩ xem bài toán có thể lập phép tính gì và đặt phép tính đó.
-
Ba mẹ cùng con viết lại phép tính: 1 – 0 = 1; 2 – 0 = 2;
-
Giải thích: Dựa vào đây, ba mẹ có thể giải thích cho con rằng lấy một số bất kì trừ đi số 0 thì kết quả vẫn bằng chính số đó.
Bước 3: Cho con thực hành với các phép tính tương tự
Sau khi con đã hiểu được ý nghĩa của số 0 trong phép trừ, ba mẹ hãy lấy thêm một vài ví dụ tương tự để con thực hành làm quen với các phép tính. Để con không lười tư duy, ba mẹ đừng vội chỉ ra đáp án cho con nhé. Nếu con cảm thấy khó khăn khi làm bài tập, ba mẹ hãy gợi mở để con tập tư duy và tự giải bài tập.
3 dạng bài tập Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ điển hình
Dưới đây là một số dạng bài tập về Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ ba mẹ có thể giới thiệu cho con:
Dạng bài 1 – Thực hiện phép tính
Đề bài yêu cầu tính nhẩm phép trừ với số 0 hoặc trừ 2 số bằng nhau. Để làm bài tập này con cần nắm vững 2 quy tắc đã học về Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ đó là:
-
Phép trừ 2 số bằng nhau luôn cho kết quả bằng 0.
-
Lấy một số trừ đi số 0 luôn bằng chính số đó.
Ví dụ: 3 – 3; 4 – 0 = 4;
Dạng bài 2 – So sánh 2 vế
Đề bài cho 2 vế có phép trừ có liên quan đến số 0 (trừ một số cho 0 hoặc trừ 2 số bằng nhau). Nhiệm vụ của con là so sánh kết quả của 2 vế bằng cách điền dấu thích hợp lớn hơn (>), bé hơn (<) hoặc bằng (=).
Ví dụ: 3 – 3 < 4 – 0; 4 – 0 < 2 + 3
Dạng bài 3 – Điền số hoặc dấu còn thiếu vào chỗ trống
Đề bài đưa ra phép tính có thiếu 1 số tại ô trống hoặc dấu ba chấm (…). Nhiệm vụ của trẻ là phải điền số thích hợp vào ô trống hoặc dấu ba chấm đó.
Để làm dạng bài tập này, ba mẹ hướng con đọc lại quy tắc trừ liên quan đến số 0, thực hiện tính nhẩm các số trong phạm vi đã học là con có thể dễ dàng giải quyết bài tập này.
Xem thêm:
- Cách dạy trẻ học Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn đơn giản tại nhà
- 3 cách dạy Toán lớp 1 nhiều hơn ít hơn đơn giản, con hiểu bài ngay
- Cách dạy trẻ học Toán lớp 1 đo độ dài đơn giản nhất
Bài tập thực hành Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ kèm hướng dẫn giải chi tiết
Các bài tập Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ không quá phức tạp, ba mẹ hoàn toàn có thể kèm con học thêm ở nhà với một số bài tập sau:
Bài 1: Thực hiện phép tính
a) 4 – 4; b) 5 – 5; c) 6 – 0; d) 7 – 0
Bài giải:
Thực hiện phép trừ 2 số giống nhau thì kết quả sẽ bằng 0 và một số bất kỳ trừ 0 thì vẫn bằng chính số đó. Vì vậy, đáp án là:
4 – 4 = 0; 5 – 5 = 0;
6 – 0 = 6; 7 – 0 = 7;
Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = thích hợp vào chỗ trống
6 – 0 … 7 + 2
Vì 6 – 0 = 6; 7 + 2 = 9 mà 6 < 9 nên dấu cần điền vào … là “<”
Bài 3: Điền số thích hợp vào dấu ba chấm
a/ 6 – … = 6
b/ … – 7 = 0
Bài giải:
a/ Ta có 6 – 0 = 6 nên số cần điền tại dấu ba chấm là 0.
b/ Ta có 7 – 7 = 0 nên số cần điền dấu ba chấm là 7.
Để giúp con vừa học tư duy Toán tốt, vừa phát triển khả năng ngôn ngữ, ba mẹ hãy cho con làm bạn với Wikihoc Math – ứng dụng học Toán bằng tiếng Anh được phát triển bởi Wikihoc Việt Nam. Ứng dụng này có gì thú vị mà được hàng triệu ba mẹ Việt tin dùng? CLICK khám phá ngay TẠI ĐÂY nhé!
Trên đây là những thông tin chia sẻ về Toán lớp 1 số 0 trong phép trừ từ Wikihoc. Chúc ba mẹ đồng hành giúp con học Toán thật hiệu quả!