Bạn đang xem bài viết ✅ Công văn 2263/BNN-TY Phòng chống dịch Tai xanh lợn tại tỉnh Đắk Lắk ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Công văn 2263/BNN-TY năm 2013 phòng chống dịch Tai xanh lợn tại tỉnh Đắk Lắk do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————————

Số: 2263/BNN-TY
V/v phòng chống dịch Tai xanh lợn tại tỉnh Đắk Lắk

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2013

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

Theo báo cáo của Cục Thú y, từ ngày 25/5/2013 đến ngày 06/7/2013, dịch Tai xanh đã xảy ra tại 190 hộ gia đình, 07 xã thuộc huyện Krong Ana làm 1.247 con lợn mắc bệnh, số lợn chết và tiêu hủy là 369 con. Ngay từ khi nhận được báo cáo dịch, Cục Thú y đã cử Lãnh đạo Cục, Cơ quan Thú y vùng V trực tiếp xuống ổ dịch, xác minh tình hình dịch và cùng với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác phòng chống dịch. Tuy nhiên, hiện nay công tác chống dịch tại địa phương còn nhiều bất cập, nhất là công tác thống kê tổng đàn lợn, số ốm, chết và tiêu hủy chưa kịp thời, chính xác; triển khai công tác tiêm phòng bao vây ổ dịch chưa hiệu quả, mặc dù Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk 30.000 liều vắc xin Tai xanh và đang đề nghị Chính phủ cấp hóa chất khử trùng từ quỹ dự trữ quốc gia; việc quản lý ổ dịch còn lỏng lẻo, việc tiêu độc khử trùng tại ổ dịch chưa được thực hiện, cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch chưa được hỗ trợ theo qui định tại Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Do diễn biến của dịch bệnh Tai xanh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk rất phức tạp, nếu địa phương không khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, nguy cơ dịch lây lan rộng trong tỉnh và sang các tỉnh lân cận là rất cao.

Tham khảo thêm:   Luật số 18-2008-QH12 của Quốc hội: Luật Năng lượng nguyên tử Luật năng lượng nguyên tử

Để ngăn chặn kịp thời các ổ dịch mới phát sinh, quản lý các ổ dịch đang xảy ra và không để dịch lây lan ra diện rộng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp khẩn trương thực hiện các nội dung sau:

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các qui định phòng, chống dịch bệnh đã được qui định trong Pháp lệnh Thú y và Qui định phòng, chống hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn ban hành kèm theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tập trung mọi lực lượng nhanh chóng dập tắt dịch, cách ly và xử lý lợn mắc bệnh, vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện dịch kịp thời. Chỉ đạo các xã thành lập các Ban hoặc tổ công tác tổ chức thống kê cập nhật chính xác tổng đàn lợn, số lượng lợn ốm, chết và tiêu hủy, số lợn được tiêm phòng vắc xin tai xanh, đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho từng người để thuận lợi cho việc phát hiện sai phạm và xử lý.

3. Khẩn trương, cấp kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương cho công tác phòng, chống dịch. Việc sử dụng vắc xin Tai xanh để tiêm phòng bao vây khẩn cấp các ổ dịch được thực hiện theo hướng dẫn của Cục Thú y tại công văn số 1857/TY-DT ngày 25/10/2011 về việc tiêm phòng vắc xin LMLM và Tai xanh và công văn số 1942/TY-DT ngày 16/11/2012 về việc điều chỉnh tiêm phòng vắc xin Tai xanh. Thực hiện việc tổ chức tiêm và cấp giấy xác nhận tiêm phòng cho từng hộ chăn nuôi lợn đã được tiêm phòng; đồng thời lập sổ theo dõi ghi chép số lượng vắc xin đã sử dụng, có xác nhận của chính quyền địa phương, cán bộ thú y và chủ chăn nuôi lợn, tổ chức thu lại vỏ lọ vắc xin, nhằm ngăn chặn sự thoát lọt vắc xin tai xanh ra ngoài thị trường.

Tham khảo thêm:   Bộ đề luyện thi học sinh giỏi Olympic tiếng Anh lớp 5 15 đề thi Olympic tiếng Anh lớp 5

4. Thiết lập các chốt kiểm dịch, đội kiểm tra liên ngành kịp thời, trực 24/24 ở trục giao thông ra vào các xã có dịch để kiểm soát, xử lý việc vận chuyển, giết mổ, mua bán lợn và sản phẩm từ lợn trong vùng dịch.

5. Thành lập các Đoàn thanh kiểm tra (gồm các ban, ngành của tỉnh) thường trực 24/24 tại huyện có dịch để kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện công tác phòng chống dịch tại các thôn, xã; phát hiện, xử lý và công khai kịp thời các trường hợp vi phạm.

6. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại, tính chất lây lan, các biện pháp phòng, chống bệnh Tai xanh và công khai chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Người tham gia chống dịch tai xanh khi ra vào các hộ chăn nuôi phải mang bảo hộ và khử trùng tay, chân, giầy dép, dụng cụ,… bằng hóa chất nhằm phòng chống dịch bệnh lây lan.

Trong quá trình chỉ đạo, nếu có vướng mắc, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.

Nơi nhận:
– Như trên;
– Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
– Sở NN & PTNT, Chi cục Thú y Đắk Lắk;
– Cơ quan Thú y vùng V;
– Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Tám

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Công văn 2263/BNN-TY Phòng chống dịch Tai xanh lợn tại tỉnh Đắk Lắk của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Mẫu bản cam kết làm việc dài hạn sau đào tạo Bản cam kết làm việc lâu dài

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *