Giải Đạo đức 5 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 5 Cánh diều trang 11, 12, 13, 14, 15, 16.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chủ đề: Tôn trọng sự khác biệt của người khác. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giải Luyện tập Đạo đức 5 Cánh diều Bài 2
Luyện tập 1
Em đồng tình hay không đồng tình với thái độ, hành vi nào dưới đây? Vì sao?
a. Luôn tôn trọng sở thích của người khác.
b. Luôn vui vẻ, hoà đồng khi tham gia các hoạt động tập thể.
c. Không thích chơi với những bạn nói giọng địa phương.
d. Phân biệt đối xử với những bạn có khiếm khuyết về ngoại hình.
e. Luôn giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn.
g. Không phân biệt đối xử với người có màu da hay dân tộc khác.
Trả lời:
– Em đồng tình với thái độ và hành vi ở các ý a, b, e, g. Vì đây là những hành vi thể hiện tôn trọng sự khác biệt ở mọi người
– Em không đồng tình với thái độ và hành vi ở các ý c,d. Vì đây là những hành vi thể hiện sự không tôn trọng đối với sự khác biệt ở mọi người
Luyện tập 2
Nhận xét các ý kiến dưới đây:
a. Có lời nói, việc làm phân biệt đối xử với người khác là không văn minh.
b. Vì mỗi người đều có sự khác biệt về tính cách, sở thích, thói quen… nên không ai được quyền góp ý nhận xét người khác.
c. Tôn trọng sự khác biệt của người khác phải được thể hiện bằng suy nghĩ, lời nói và hành động.
d. Tôn trọng sự khác biệt của người khác sẽ được mọi người xung quanh tôn trọng và yêu quý.
Trả lời:
a. Đồng tình, vì khi có những thái độ đó đã là một biểu hiện của việc không tôn trọng sự khác biệt, và việc làm đó là một việc làm không văn minh
b. Không đồng tình, mặc dù mỗi người đều có tính cách sở thích thói quen khác nhau, nhưng vẫn có thể góp ý và nghe ý kiến từ người khác để sửa đổi những điều không tốt
c. Đồng tình vì đó là những biểu hiện cụ thể của việc tôn trọng sự khác biệt của người khác
d. Đồng tình, vì khi tôn trọng sự khác biệt của người khác, bản thân mình sẽ trở nên văn minh hơn và được tôn trọng yêu quý hơn
e. Đồng tình, vì tôn trọng sự khác biết sẽ không khiến ai cảm thấy mình bị xa lánh từ đó mọi người sẽ trở nên vui vẻ và đoàn kết với nhau hơn
Luyện tập 3
Xử lí tình huống:
Tình huống 1
Lớp 5A được giao nhiệm vụ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Linh không đồng ý nhận Bình vào nhóm của mình vì cho rằng Bình chậm chạp, sẽ làm ảnh hưởng đến nhóm.
? Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì?
Tình huống 2
Khánh ít nói, hay ngồi một mình. Lực và một số bạn trong lớp không thích chơi cùng vi cho rằng Khánh không hoà đồng, xem thường người khác.
? Nếu là bạn cùng lớp, em sẽ khuyên Lực và các bạn như thế nào?
Tình huống 3
Trong các cuộc thảo luận, Hương thường không lắng nghe ý kiến của các bạn
vì cho rằng ý kiến của mình luôn đúng, còn ý kiến mọi người đều sai. Khi các bạn góp ý, Hương nói đó là tính cách riêng của mình và không muốn thay đổi.
? Nếu là bạn của Hương, em sẽ làm gì?
Tình huống 4
Hôm nay, cô giáo tổ chức cho các bạn chia sẻ về ước mơ của mình trong tương lai. Lần lượt các bạn đều mong muốn trở thành bác sĩ, giáo viên. Đến lượt mình, Toàn vui vẻ nói: “Em ước mơ trở thành đầu bếp nổi tiếng ạ!”. Nghe thế, Thịnh và một số bạn bật cười, vì cho rằng việc nấu ăn thường chỉ dành cho phụ nữ.
? Nếu chứng kiến việc làm của Thịnh và các bạn, em sẽ làm gì?
Trả lời:
– Tình huống 1: Nếu em là thành viên của nhóm, em sẽ khuyên hương nên cho Bình tham gia, vì đây là quyền lợi của bạn ấy cũng như không khiến bạn ấy buồn và nghĩ mình khác với mọi người.
– Tình huống 2: Nếu em là bạn cùng lớp em sẽ khuyên Lực rằng Lực không được nói về bạn Khánh như vậy, chỉ là do tính Khánh nhút nhát nên bạn mới ít nói và không hay tham gia cùng các bạn trong lớp như vậy.
– Tình huống 3: Nếu là bạn của Hương em sẽ nói với Hương rằng đó là một tính cách xấu mà bạn ấy cần phải sửa, việc không nghe ý kiến của người khác là một việc làm thể hiện sự thiếu tôn trọng và sẽ khiến người khác cảm thấy chạnh lòng.
– Tình huống 4: Nếu chứng kiến việc làm của Thịnh em sẽ khuyên Thịnh không nên tỏ ra thái độ như vậy, vì ai cũng có ước mơ của riêng mình và ngành nghề nào cũng đáng quý, cũng đánh được trân trọng.
Giải Vận dụng Đạo đức 5 Cánh diều Bài 2
Vận dụng 1
Hãy kể về một lần em không được người khác tôn trọng sự khác biệt. Khi đó, em cảm thấy như thế nào? Em hãy rút ra bài học từ câu chuyện của bản thân.
Trả lời:
Em là một cô bé năng động và hoạt bát, em thường thích chơi các môn thể thao khác nhau, và thích nhất là bóng đá. Có một lần trong giờ học thể dục, khi các bạn nam chơi bóng đá, còn các bạn nữ chơi nhảy dây, em đã xin để được tham gia chơi bóng đá với các bạn nam. Nhưng có bạn đã nói rằng “đá bóng là trò của con trai, con gái không được chơi đâu” Khi đó em đã cảm thấy rất buồn tủi thân và cảm thấy không được tôn trọng
Qua câu chuyện của bản thân em nhận ra rằng mình phải biết tôn trọng đam mê, sở thích khác nhau của mỗi người, vì nếu không khi em không tôn trọng sự khác biệt đó từ họ thì họ cũng sẽ cảm thấy buồn như em đã trải qua.
Vận dụng 2
Hãy vẽ chân dung của em vào giữa bông hoa, ghi đặc điểm khác biệt của bản thân mà em tự hào và muốn được mọi người tôn trọng trên mỗi cánh hoa.
Trả lời:
Các đặc điểm khác biệt của bản thân mà em muốn mọi người tôn trọng như
- Tính cách: cá tính
- Sở thích: chơi thể thao
- Ngoại hình: dễ thương
- Thói quen: luôn giúp đỡ mọi người
- Năng khiếu: Thích vẽ
- …..
Vận dụng 3
Hãy liệt kê một số việc làm mà em biết về tôn trọng hoặc chưa tôn trọng sự khác biệt đối với mọi người xung quanh và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt | Việc làm chưa thể hiện sự tôn trọng khác biệt |
? | ? |
? | ? |
Trả lời:
* Việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt:
- Đối xử tử tế, lễ độ với mọi người.
- Luôn lịch sự với tất cả những người từng gặp và tiếp xúc.
- Tập trung và lắng nghe người khác khi giao tiếp một cách tích cực.
- Hiểu và tôn trọng thói quen, sở thích của mỗi người.
- Tiếp thu ý kiến người khác dành cho mình.
- Luôn giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận.
* Việc làm chưa thể hiện tôn trọng sự khác biệt
- Cười đùa khi thấy bạn mặc trang phục dân tộc đặc trưng
- Phân biệt đối xử với các bạn có khiếm khuyết về ngoại hình
- Không chơi với các bạn học chưa được tốt
- …
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đạo đức lớp 5 Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt Giải Đạo đức lớp 5 Cánh diều trang 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.