Bạn đang xem bài viết ✅ Đạo đức lớp 5 Bài 3: Vượt qua khó khăn Giải Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Đạo đức 5 Bài 3: Vượt qua khó khăn giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 5 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 19, 20, 21, 22, 23, 24.

Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chủ đề: Vượt qua khó khăn. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Luyện tập Đạo đức 5 Kết nối tri thức Bài 3

Luyện tập 1

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Vượt qua khó khăn

Trả lời:

a. Không đồng tình vì mỗi người khác nhau, không phân biệt tuổi tác, đều có những cách thức để đối diện với khó khăn khác nhau. Họ nhìn nhận vấn đề theo độ tuổi của họ, từ đó họ có thể tự đề xuất cho bản thân cách vượt qua khó khăn.

b. Đồng tình vì người đáng tin cậy sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mình, họ động viên mình để mình cố gắng vượt qua khó khăn.

c. Không đồng tình vì khó khăn không chỉ đến từ vật chất, khó khăn có thể đến từ tinh thần. Dù giàu hay nghèo đều có khả năng gặp các vấn đề khó khăn từ tinh thần vì vậy không chỉ người nghèo mới cần vượt khó, người giàu cũng vậy, miễn là họ đều gặp phải khó khăn.

d. Không đồng tình vì tinh thần vượt khó là do bản thân của từng người rèn luyện, trau dồi hằng ngày mà có.

e. Đồng tình vì chúng ta đã chinh phục được khó khăn, thu được quả ngọt sau một quá trình vất vả, bền bỉ cố gắng.

g. Không đồng tình vì những thành quả ta thu được sau quá trình cố gắng vượt khó sẽ làm động lực cho chúng ta cố gắng hơn nữa, điều đó cũng khiến cho cuộc sống trở nên vui vẻ, dễ chịu hơn.

Luyện tập 2

Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra khi gặp khó khăn nếu:

Vượt qua khó khăn

Trả lời:

a. Khó khăn không được giải quyết. Cuộc sống trì trệ, người gặp khó khăn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản hơn.

Tham khảo thêm:   Nghị định 76/2020/NĐ-CP Quy định thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi giấy thông hành

b. Khó khăn được giải quyết, người gặp khó khăn có cơ hội khám phá giá trị, sức mạnh tiềm ẩn của bản thân.

c. Khó khăn không được giải quyết. Bản thân không có cơ hội phát triển, ngoài ra điều này làm cho những người xung quanh thất vọng.

d. Khó khăn không được giải quyết. Khó khăn là của chính mình, chỉ khi bản thân mình biết nỗ lực, biết cố gắng thì khó khăn mới được giải quyết. Người khác không có nhiệm vụ phải giúp đỡ mình.

e. Khó khăn không được giải quyết. Chỉ khi chúng ta hành động, bắt tay vào thực hiện các công việc để giải quyết khó khăn, lúc đó khó khăn mới biến mất.

Luyện tập 3

Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở Hoạt động 1 phần Khám phá.

Vượt qua khó khăn

Tình huống

Bước 1: Xác định khó khăn cần giải quyết.

Bước 2: Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn.

Bước 3: Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ.

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và kiên trì thực hiện theo phương án đã chọn.

1

Nhớ lại công thức toán học mà cô đã dạy

Kiến thức đã được học từ kì trước, bản thân không ôn lại kiến thức đó.

– Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học

– Không làm bài tập đó.

– Chép bài bạn bên cạnh

– Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô giáo để nhắc lại công thức toán học, sau đó tiến hành giải quyết bài tập.

– Về nhà, tự củng cố, rèn luyện kiến thức mà ngày hôm nay đã quên.

2

Phát biểu được những điều mình muốn nói

Sự tự ti trước đám đông

– Không bao giờ giơ tay phát biểu

– Viết câu trả lời vào giấy, sau đó đứng dậy đọc

– Rèn luyện sự tự tin của bản thân cùng với bạn bè/ thầy cô/những người xung quanh, dám thử thách mình đứng trước đám đông nhiều hơn

– Tự rèn luyện khả năng giao tiếp của mình trước đám đông bằng cách thường xuyên tập luyện (tự nói trước gương, phát biểu trong nhóm, …)

3

Những lời nói không đúng của bạn bè về mình

– Bạn bè không biết rõ câu chuyện của mình

– Không quan tâm đến những lời nói ấy nữa

– Kể lại những lời nói không đúng mà bạn bè đã từng nói cho thầy cô giáo nghe.

– Tìm nhóm bạn đó và nói chuyện để tìm hiểu lý do bạn hiểu sai về mình, từ đó đề xuất cách giải quyết mâu thuẫn hai bên (có thể nhờ sự hỗ trợ của thầy, cô giáo; người thân)

Gặp mặt nhóm bạn đó, hỏi lí do tại sao có những lời không đúng về mình. Từ đó, xác định lý do đó đến từ chính bản thân mình hay từ người khác. Nếu chính cách cư xử của mình làm người khác hiểu nhầm thì bản thân tự giác khắc phục. Nếu đến từ người khác, nhờ đến sự hỗ trợ của những người uy tín.

4

Vấn đề sức khỏe cần được cải thiện

Tùy vào hoàn cảnh, nguyên nhân có thể đến từ bản thân hoặc do các vấn đề khách quan khác gây ra

– Lợi dụng việc ốm để nghỉ học, sau đó xin cô làm bài kiểm tra bù

– Suy nghĩ tích cực, uống thuốc đầy đủ, nâng cao đề kháng để quay trở lại trường, quay lại việc học, chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho bài kiểm tra sắp tới

– Trước mắt, nhanh chóng cải thiện tình trạng sức khỏe của bản thân (tránh xa khỏi nguồn lây bệnh, ăn uống điều độ, uống thuốc đúng liều,…), sau đó quay lại trường học để chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới.

– Về lâu dài, xem xét lại nguyên nhân gây ra ốm. Nếu xuất phát từ chính bản thân, cần có các biện pháp để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng ốm xảy ra.

5

Các công việc nhà trong gia đình

– Bố mẹ đi làm xa

– Ông bà đang bị ốm

– Mặc kệ các việc nhà trong gia đình.

– Liên lạc với bố mẹ để cùng bố mẹ đưa ra phương án giải quyết.

Trước mắt, bản thân tự giác, chủ động hoàn thiện các công việc nhà. Sau đó, liên hệ với bố mẹ để cùng nhau đề xuất phương án giải quyết hợp lý.

Tham khảo thêm:   Đề thi Violympic Toán lớp 8 vòng 16 năm 2016 - 2017 Đề thi giải Toán qua mạng lớp 8 có đáp án

Luyện tập 4

Em hãy đưa ra nhận xét đối với việc làm của các bạn dưới đây:

Vượt qua khó khăn

Trả lời:

a. Phương là một học sinh có tinh thần vượt khó trong học tập. Bạn không quản ngại đường xá xa xôi, sáng sáng dậy sớm đi bộ đến trường để có thể tham gia lớp học đầy đủ.

b. Ngọc là một học sinh không chịu khuất phục trước những việc khó, dám mạnh dạn, tiên phong đương đầu với thử thách khó.

c. Phương là một học sinh chưa có tinh thần vượt khó trong cuộc sống. Bên cạnh đó, Phương cũng là người chưa yêu lao động và chưa có trách nhiệm trong công việc chung.

d. Hằng không biết nắm bắt cơ hội để khám phá khả năng của bản thân. Ngoài ra, việc từ chối học cách tỉa, tạo dáng cho cây cũng cho thấy rằng Hằng chưa có tinh thần ham học hỏi.

Luyện tập 5

Em hãy tư vấn cho các bạn dưới đây những việc cần làm để vượt qua khó khăn

Vượt qua khó khăn

Trả lời:

a. Đầu tiên, lập kế hoạch luyện chữ hằng ngày, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho việc luyện chữ (vở luyện chữ, bút,…). Sau đó, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

b. Xác định nguyên nhân bản thân chưa học tốt môn Toán để tìm ra phương án giải quyết. Tiếp theo, lập ra kế hoạch học Toán hằng ngày với sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè, người thân. Cuối cùng, thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý nghị luận về hoạt động từ thiện (2 Mẫu) Viết bài văn về hoạt động thiện nguyện

c. Điều chỉnh thời gian sinh hoạt hằng ngày, đặt ra kế hoạch đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đó (có thể nhờ sự đồng hành của bố mẹ, những người trong gia đình).

d. Thông báo sự việc với những người đáng tin cậy để tìm cách giải quyết.

Giải Vận dụng Đạo đức 5 Kết nối tri thức Bài 3

Vận dụng 1

Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau:

Vượt qua khó khăn

Trả lời:

Lĩnh vực

Khó khăn

Biện pháp khắc phục

Người có thể hỗ trợ (nếu cần thiết)

Trong học tập

Không hiểu bài

Nhờ sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè để kịp thời hiểu bài tập đó. Về nhà, ôn lại kiến thức thường xuyên

Thầy cô, bạn bè, người thân

Khi tham gia các hoạt động ở trường, lớp

Không dám phát biểu trước đám đông

Tự rèn luyện khả năng giao tiếp hằng ngày của bản thân.

Trong quan hệ với bạn bè, thầy cô

Bị một nhóm bạn đặt điều nói không đúng về mình

– Nói chuyện với nhóm bạn đó để tìm hiểu lý do tại sao các bạn cư xử như vậy để có hướng giải quyết với nhau.

– Báo cáo sự việc với thầy, cô giáo

Thầy cô giáo, người thân

Về hoàn cảnh gia đình

Gia đình gặp khó khăn về kinh tế

– Không đòi hỏi những thứ không cần thiết cho bản thân

– Nhờ sự hỗ trợ của hội khuyến học, của nhà trường,…

– Nâng cao ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập.

Nhà trường, các tổ chức xã hội,…

Trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính

– Nhận thấy hậu quả của việc sử dụng các thiết bị điện tử một cách quá nhiều

– Lập kế hoạch sử dụng hợp lý

– Kiên trì thực hiện theo kế hoạch đề ra

Vận dụng 2

Em hãy tìm hiểu về một tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý:

  • Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp.
  • Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn?
  • Em học được điều gì từ tấm gương đó?

Trả lời:

HS tìm hiểu các tấm gương về học sinh vượt khó trên các phương tiện thông tin đại chúng và chia sẻ cho các bạn cùng nghe.

Vượt qua khó khăn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đạo đức lớp 5 Bài 3: Vượt qua khó khăn Giải Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức trang 19, 20, 21, 22, 23, 24 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *