Bạn đang xem bài viết ✅ Đạo đức lớp 5 Bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt Giải Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Đạo đức 5 Bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34.

Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 6 Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Luyện tập Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo Bài 6

Luyện tập 1

Nhận xét các ý kiến sau:

Em bảo vệ cái đúng, cái tốt

Trả lời:

– Ý kiến 1: Ý kiến này chưa đúng vì tuổi nhỏ cũng có những cách bảo vệ cái đúng, cái tốt ở xung quanh như: trung thực trong học tập và cuộc sống; không đua đòi theo thói xấu…

– Ý kiến 2: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì cái đúng cá tốt là những thái độ, việc làm phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

– Ý kiến 3: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì khi cái đúng, cái tốt để cái đúng, cái tốt không bị cái sai, cái xấu lấn át; cái đúng, cái tốt được phát huy và nhân rộng và cuộc sống chúng ta thêm an toàn, lành mạnh và tốt đẹp.

– Ý kiến 4: Ý kiến này chưa đúng vì khi không tham gia những việc không liên quan đến mình khiến chúng ta trở thành những người vô trách nhiệm, thờ ơ với cuộc sống và không biết cách bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Ý kiến 5: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì tuân thủ nội quy trường, lớp là một biểu hiện của bảo vệ cái đúng, cái tốt.

– Ý kiến 6: Ý kiến này hoàn toàn đúng vì cái đúng, cái tốt chỉ được bảo vệ khi chúng ta biết tôn trọng và bảo vệ sự thật.

Tham khảo thêm:   Bài tập cuối tuần lớp 4 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 31 Phiếu bài tập cuối tuần lớp 4

Luyện tập 2

Em đồng tình hay không đồng tình với lời nói, việc làm nào sau đây? Vì sao?

a. Tình cờ gặp thầy giáo ở nhà sách, Cốm lễ phép khoanh tay chào thầy. Em Cam nhìn thấy cũng khoanh tay chào giống chị.

b. Thấy Tin cùng anh chị mình thường xuyên tham gia hoạt động thiện nguyện cuối tuần, Cốm phản đối vì cho rằng sẽ mất nhiều thời gian.

c. Khi nhân viên quầy bán hàng đưa nhầm tiền thừa cho anh mình, Bin nhìn thấy nhưng không nhắc anh gửi trả lại.

d. Thấy bạn định đạp xe vượt đèn đỏ vì đường vắng, Na liền ngăn cản.

Trả lời:

a. Em đồng tình với việc làm của Cam vì đó là hành động thể hiện sự kính trọng thầy cô.

b. Em không đồng tình với việc làm của Cốm vì đó là hành động không thể hiện sự tương thân tương ái giữa mọi người.

c. Em không đồng tình với việc làm của Bin vì đó là hành động chưa trung thực, chưa phải là điều tốt.

d. Em đồng tình với việc làm của Na vì đó là hành động thể hiện sự tuân thủ an toàn giao thông.

Luyện tập 3

Chọn cách ứng xử phù hợp với mỗi trường hợp và giải thích lí do

Em bảo vệ cái đúng, cái tốt

Theo em, còn có thể bảo vệ cái đúng, cái tốt bằng những lời nói, việc làm nào khác trong từng trường hợp trên?

Trả lời:

– Cách ứng xử trong từng trường hợp:

(a) – (3): cách làm này giúp nhóm các bạn hiểu ra việc bạn làm và không nói xấu bạn nữa.

  • (b) – (1): cách làm này giúp bạn hiểu rằng không nên vứt rác bừa bãi.
  • (c) – (5): cách làm này giúp bạn nhỏ biết không nên ném đá vào đoàn tàu vì sẽ gây nguy hiểm.
  • (d) – (2): cách làm này giúp bạn sẽ duy trì được thói quen làm việc tốt và thái độ trung thực trong cuộc sống.
  • (e) – (4): cách làm này giúp em gái nhận ra lỗi sai của mình.

– Một số cách bảo vệ cái đúng, cái tốt khác trong từng trường hợp:

  • Trường hợp a: nói chuyện với nhóm bạn để nhóm bạn không hiểu lầm bạn mình.
  • Trường hợp b: em sẽ nhắc nhở bạn đó.
  • Trường hợp c: em sẽ nhắc nhở bạn nhỏ đó và nói cho em nhỏ đó hiểu về hậu quả khi em còn tiếp tục làm như vậy.
  • Trường hợp d: em sẽ tuyên truyền cho mọi người về hành động của bạn.
  • Trường hợp e: em sẽ nói chuyện với em gái mình.
Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lý lớp 10 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 8 Đề kiểm tra giữa kì 2 Địa 10 (Có ma trận, đáp án)

Luyện tập 4

Xử lí tình huống

• Tình huống 1:

Trên đường đi học về, Cốm bị một nhóm bạn bắt nạt. Thấy Tin chạy đến, nhóm bạn đó cảnh cáo: “Nếu không muốn bị ăn đòn thì không được kể với ai!”.

Nếu là Tin, em sẽ làm gì?

• Tình huống 2:

Hưng là học sinh siêng năng, có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện và hoạt động phong trào. Trong giờ học, Hưng thường hăng hái phát biểu xây dựng bài nhưng một số bạn lại cho rằng Hưng thích thể hiện. Hưng tâm sự với Bin: “Mình rất buồn vì các bạn nói mình như thế”.

Nếu là Bin, em sẽ làm gì để giúp đỡ Hưng?

Trả lời:

– Tình huống 1: Nếu là Tin, em sẽ kể chuyện đó với cô giáo và bố mẹ của Cốm để có cách bảo vệ Cốm và sự thật.

– Tình huống 2: Nếu là Bin, em sẽ động viên Hưng rằng bạn không nên vì thế mà buồn, hãy vẫn tích cực, hăng hái như thế trong lớp. Ngoài ra, em cũng sẽ nói chuyện với một số bạn để các bạn hiểu đó không phải là hành động thể hiện bản thân mà đó là hành động hăng say, tích cực trong học tập.

Giải Vận dụng Đạo đức 5 Chân trời sáng tạo Bài 6

Vận dụng 1

Chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Trả lời:

Những việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt: không nói dối khi mình làm sai; không gian lận trong học tập; nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông…

Vận dụng 2

Sưu tầm câu chuyện về các nhân vật, tấm gương dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tốt và rút ra bài học cho bản thân.

Trả lời:

GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM

Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều.

Tham khảo thêm:   Đề thi học sinh giỏi lớp 12 THPT tỉnh Thanh Hóa năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn (Có đáp án) Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác bà đã có những kỷ niệm không bao giờ quên.

Bà còn kể rằng:

Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:

– Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.

Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền bảo bà:

– Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.

Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu. Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”.

→ Bài học cho bản thân: Chúng ta cần noi gương Bác ở đức tính giản dị và tiết kiệm. Hai đức tính đó cần được bảo vệ vì tiết kiệm có thể giúp những người còn khó khăn hơn chúng ta, giúp cho những người thật sự cần giúp đỡ.

Vận dụng 3

Ghi lại một số điều chưa đúng, chưa tốt và thảo luận với các bạn về các biện pháp để cùng nhau bảo vệ cái đúng, cái tốt.

Trả lời:

– Một số điều chưa đúng, chưa tốt:

  • Chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông
  • Nói dối để được lợi cho mình

– Biện pháp để bảo vệ cái đúng, cái tốt:

  • Nhắc nhở mọi người thực hiện an toàn giao thông
  • Không nói dối

Em bảo vệ cái đúng, cái tốt

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đạo đức lớp 5 Bài 6: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt Giải Đạo đức lớp 5 Chân trời sáng tạo trang 30, 31, 32, 33, 34 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *