Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật đã để lại cho bạn ấn tượng trong Giang Giang của Bảo Ninh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn có sử dụng biện pháp liệt kê và chêm xen cảm nghĩ về một nhân vật đã để lại cho bạn ấn tượng rõ rệt khi đọc văn bản Giang của Bảo Ninh là một đề tài rất hay nằm trong chương trình Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo tập 2.

Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật trong bài Giang mang đến dàn ý và 2 đoạn văn mẫu hay nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức để biết cách viết đoạn văn hay từ đó nhanh chóng trả lời câu hỏi 2 trang 78 Ngữ văn 10 Tập 2. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn cảm nhận về nhân vật trong Đất rừng phương Nam.

Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Giang

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

2. Thân đoạn:

* Nêu một số ấn tượng về nhân vật:

– Giang là cô gái tốt bụng, ân cần: rửa chân giúp cho anh tân binh.

– Mến khách: mời cơm, mời nước.

– Chu đáo, nhiệt tình:

  • Nói dối về tên tuổi của anh tân binh, nhận đó là bạn lâu năm.
  • Nũng nịu xin bố cho anh được lên muộn giờ điểm danh.
  • Xin bố để lại xe đạp để đưa nhân vật “tôi” về đơn vị.

– Là một người trọng tình nghĩa: Vẫn luôn nhắc về cậu Hùng với bố và nhờ ông gửi đến anh tân binh tấm ảnh.

* Nêu đánh giá về nghệ thuật khắc họa nhân vật:

– Nhân vật được khắc họa thông qua lời nói, hành động cũng như từ điểm nhìn của những nhân vật khác.

3. Kết đoạn:

Khẳng định cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật.

Viết đoạn văn cảm nhận nhân vật Giang

Trong toàn bộ văn bản “Giang” (Bảo Ninh), em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Giang. Giang hiện lên với vẻ tốt bụng, ân cần. Cô rửa chân giúp cho anh tân binh “không xói cho tôi tự gột mà cúi mình xuống, một tay nghiêng gầu nước dội nhè nhẹ, một tay cô cọ bùn đất ở bàn chân, ngón chân, bắp chân tôi. […] Cô cọ kĩ cho tôi cả đôi dép đúc.” Đến giờ cơm, cô thể hiện sự mến khách của mình bằng cách mời cơm “Có cơm mà, để em dọn mời anh”, “Giang nài tôi chịu khó chờ cô xuống bếp hâm lại cơm canh mà ăn uống cho chắc dạ và nóng sốt.”. Thậm chí, cô còn nhờ bố xin cho anh tân binh vào muộn giờ điểm danh. Đặc biệt nhất là chi tiết cô xin bố để lại xe đạp để đưa nhân vật “tôi” về đơn vị. Nó cho thấy cô là một người vô cùng nhiệt tình, chu đáo. Ngay cả khi lâu rồi không gặp, cô vẫn luôn nhắc về cậu Hùng với bố và nhờ ông gửi đến anh tân binh tấm ảnh của mình. Có thể thấy, Giang mang vẻ đẹp tiêu biểu của người con gái Việt Nam.

  • Biện pháp tu từ liệt kê: “Nó cho thấy cô là một người vô cùng nhiệt tình, chu đáo.”.
  • Biện pháp chêm xen: “Trong toàn bộ văn bản “Giang” (Bảo Ninh), em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Giang.”.
Tham khảo thêm:   Đọc: Những cánh buồm - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 21

Viết đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật bố Giang

Bên cạnh nhân vật Giang, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật bố Giang – người lính cũng là người bố tuyệt vời. Từ những chi tiết trong văn bản, em nhận thấy bố Giang là người rất kỉ luật, nghiêm khắc. Ngay khi vừa gặp nhân vật tôi, ông hồ nghi và đặt ra những câu hỏi liên tiếp khiến nhân vật “tôi” bối rối”. Thấy anh tân binh nói mình chuẩn bị đến giờ điểm danh, ông luôn nhắc nhở phải về cho kịp giờ: “Nhưng rồi phải rảo chân lên. Vẫn phải về kịp trước điểm danh, rõ chưa!”, “Đừng có để bạn phạm kỉ luật”, “Hai đứa khẩn trương cơm nước đi”,… Thấy con nũng nịu, ông cũng hết sức yêu chiều, quan tâm. Ông sẵn sàng để xe ở nhà cho con gái chở anh tân binh về đơn vị, nhắc nhở con trên đường về phải cẩn thận và giúp Giang gửi lời đến “tôi”. Đó là tình cảm chân thành, nồng hậu mà người bố dành cho con gái thân yêu. Thông qua nhân vật bố Giang, em càng hiểu thêm được tình cảm gia đình, đồng đội thiêng liêng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.

  • Biện pháp tu từ liệt kê: “Thấy anh tân binh nói mình chuẩn bị đến giờ điểm danh, ông luôn nhắc nhở phải về cho kịp giờ: “Nhưng rồi phải rảo chân lên. Vẫn phải về kịp trước điểm danh, rõ chưa!”, “Đừng có để bạn phạm kỉ luật”, “Hai đứa khẩn trương cơm nước đi”,…”.
  • Biện pháp tu từ chêm xen: “Bên cạnh nhân vật Giang, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật bố Giang – người lính cũng là người bố tuyệt vời.”.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (Vịnh khoa thi Hương) Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 8

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn cảm nghĩ về nhân vật đã để lại cho bạn ấn tượng trong Giang Giang của Bảo Ninh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *