Bạn đang xem bài viết ✅ Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/03/2013 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 24/02/2013. Theo đó:

– Kể từ ngày 22/4/2013, tiền lương dạy thêm của giảng viên đại học; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp Bộ; trường Chính trị cấp tỉnh sẽ được tính với công thức mới.

– So với công thức cũ, số tuần dành cho giảng dạy của giảng viên sẽ giảm xuống còn 22.5 tuần.

– Ngoài ra, giáo viên trong thời gian thử việc, giáo viên hợp đồng không còn được hưởng tiền lương dạy thêm giờ như trước.

Nội dung Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ NỘI VỤ – BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–o0o——–

Số: 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2013

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG DẠY THÊM GIỜ ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO TRONG
CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Tham khảo thêm:   Soạn bài Bảo kính cảnh giới - Kết nối tri thức 10 Ngữ văn lớp 10 trang 22 sách Kết nối tri thức tập 2

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm: cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

2. Đối tượng áp dụng

a) Nhà giáo (kể cả nhà giáo làm công tác quản lý, kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập;

b) Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm công tác hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm trong các cơ sở giáo dục công lập; đang trực tiếp làm nhiệm vụ hướng dẫn thực hành trên tàu huấn luyện.

Điều 2. Điều kiện áp dụng

1. Đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch này, được hưởng tiền lương dạy thêm giờ khi đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, các nhiệm vụ công tác khác theo chế độ làm việc của nhà giáo quy định tại các văn bản sau:

a) Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông (gọi tắt là Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg);

b) Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (gọi tắt là Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT);

c) Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (gọi tắt là Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT);

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP Quy định mới về khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự

d) Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp (gọi tắt là Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT);

đ) Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH ngày 27 tháng 06 năm 2008 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề (gọi tắt là Thông tư số 09/2008/TT-BLĐTBXH);

e) Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc đối với giảng viên (gọi tắt là Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT);

f) Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ban hành kèm theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Thông tư số 36/2010/TT-BGDĐT);

g) Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06 tháng 06 năm 2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT);

h) Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 5 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên ngành nghệ thuật, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật (gọi tắt là Thông tư số 18/2012/TT-BGDĐT).

2. Khi các văn bản nêu tại Khoản 1 Điều này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì điều kiện áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều này và cách tính tiền lương dạy thêm giờ tại Điều 4 Thông tư liên tịch này được thực hiện theo các quy định đã sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.

Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

Tham khảo thêm:   Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Về việc ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Tiếp công dân Thành phố

3. Năm học quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề.

4. Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục công lập có nhiều cấp học, trình độ nghề được áp dụng định mức giờ dạy/năm quy định cho cấp học, trình độ nghề cao nhất mà nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của người đứng đầu cơ sở giáo dục.

5. Việc lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí tiền lương dạy thêm giờ thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Cơ sở giáo dục công lập quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Thông tư liên tịch này, căn cứ điều kiện cụ thể của từng đơn vị để thực hiện thanh toán hoặc tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ cho phù hợp.

6. Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

7. Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số giờ giảng dạy và được tính vào giờ dạy quy đổi, bao gồm: thời gian nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định.

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC Hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *