Toán 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo trang 111, 112 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK bài Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ thuộc chương 6 Thống kê.
Giải Toán 10 trang 111, 112 Chân trời sáng tạo tập 1 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Giải Toán 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Giải Toán 10 trang 111, 112 Chân trời sáng tạo – Tập 1
Bài 1 trang 111
Bảng sau thống kê số lớp và số học sinh theo từng khối ở một trường Trung học phổ thông.
Khối | 10 | 11 | 12 |
Số lớp | 9 | 8 | 8 |
Số học sinh | 396 | 370 | 345 |
Hiệu trưởng trường đó cho biết sĩ số mỗi lớp trong trường đều không vượt quá 45 học sinh.
Biết rằng trong bảng trên có một khối lớp bị thống kê sai, hãy tìm khối lớp đó.
Gợi ý đáp án
Từ bảng, ta tính được số học sinh trung bình của mỗi khối lớp (bằng số học sinh chia số lớp) như bảng dưới bảng dưới đây:
Khối | 10 | 11 | 12 |
Tung bình số học sinh mỗi lớp | 44 | 46 | 29 |
Ta thấy trung bình số học sinh mỗi lớp của khối 11 vượt quá 45 học sinh. Do đó trong bảng số liệu đã cho, khối 11 bị thống kê sai.
Bài 2 trang 111
Số lượng trường Trung học phổ thông (THPT) của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Lâm Đồng trong hai năm 2008 và 2018 được cho ở biểu đồ bên.
Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai:
a) Số lượng trường THPT của các tỉnh năm 2018 đều tăng so với năm 2008.
b) Ở Gia Lai, số trường THPT năm 2018 tăng gần gấp đôi so với năm 2008.
Gợi ý đáp án
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số lượng trường THPT của các tỉnh năm 2018 đều lớn hơn so với năm 2008 nên khẳng định ở câu a) là đúng.
Số lượng trường THPT ở Gia Lai năm 2008 là gần 35 trường, nhưng số lượng trường năm 2018 lại nhỏ hơn 45 trường do đó khẳng định ở câu b) là sai.
Bài 3 trang 112
Biểu đồ bên thể hiện giá trị sản phẩm (đơn vị: triệu đồng) trung bình thu được trên một hecta đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản trên cả nước từ năm 2014 đến năm 2018. Hãy cho biết các phát biểu sau là đúng hay sai:
a) Giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản cao hơn trên một hecta đất trồng trọt.
b) Giá trị sản phẩm thu được trên cả đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản đều có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2018.
c) Giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản cao gấp khoảng 3 lần trên một hecta đất trồng trọt.
Gợi ý đáp án
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản đều cao hơn trên một hecta đất trồng trọt nên khẳng định ở câu a) là đúng.
Dễ thấy giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản (hoặc đất trồng trọt) đều có xu hướng tăng từ năm 2014 đến năm 2018. Do đó, khẳng định ở câu b2,3) là đúng.
Từ năm 2014 đến năm 2018, giá trị sản phẩm trung bình thu được trên một hecta đất trồng trọt tăng từ khoảng 80 đến 95, trong khi trên một hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản là từ gần 180 đến 225, gấp cao gấp khoảng 2,3 lần. Do đó khẳng định ở câu c) là sai.
Lý thuyết Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ
1. Bảng số liệu
Dựa vào các thông tin đã biết và sử dụng mối liên hệ toán học giữa các số liệu, ta có thể phát hiện ra được số liệu không chính xác trong một số trường hợp.
Ví dụ: Bảng dưới dây thống kê số cây trồng được của mỗi lớp khối 10 ở một trường Trung học phổ thông trong đợt tham gia phong trào “Trồng cây xanh phủ đồi núi”.
Lớp |
10A |
10B |
10C |
Số cây trồng được |
51 |
72 |
65 |
Cho biết mỗi bạn học sinh đều trồng đúng 3 cây. Biết rằng, trong bảng trên có một lớp bị thống kê sai, hãy tìm lớp đó.
Gợi ý đáp án
Vì mỗi bạn học sinh đều trồng đúng 3 cây nên số cây trồng được của mỗi lớp đều phải là số chia hết cho 3.
Quan sát bảng số liệu ta thấy số 51, 72 chia hết cho 3, còn số 65 không chia hết cho 3.
Vậy số liệu của lớp 10C bị thống kê sai.
2. Biểu đồ
Ta có thể biểu diễn số liệu thống kê dưới dạng biểu đồ.
Một số dạng biểu đồ thường gặp: biểu đồ cột, biểu đồ cột kép, biểu đồ quạt, biểu đồ tranh,…
Quan sát các biểu đồ ta có thể đưa ra các nhận xét về số liệu thống kê.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 10 Bài 2: Mô tả và biểu diễn dữ liệu trên các bảng và biểu đồ Giải SGK Toán 10 trang 111 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.