Bạn đang xem bài viết ✅ Nghị định 154/2016/NĐ-CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được Chính phủ ban hành ngày 16/11/2016 quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Những quy định chung của nghị định 154/2016/NĐ-CP

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về đối tượng chịu phí, các trường hợp miễn phí, người nộp phí, mức thu, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

Điều 2. Đối tượng chịu phí

1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ:

  • Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
  • Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;
  • Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
  • Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
  • Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;
  • Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;
  • Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
  • Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
  • Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
  • Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
  • Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
  • Nhà máy cấp nước sạch;
  • Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;
  • Cơ sở sản xuất khác.

3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:

  • Hộ gia đình;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);
  • Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;
  • Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;
  • Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;
  • Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 2 Điều này.
Tham khảo thêm:   Công văn 820/BHXH-CST Quét chữ ký trên sổ bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh

Điều 3. Cơ quan thu phí

Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

1. Sở Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Căn cứ vào yêu cầu thu phí của mỗi địa phương và khả năng quản lý của cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có thể báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phân cấp cho Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp trên địa bàn.

2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng.

Điều 4. Người nộp phí

1. Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

2. Trường hợp các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung và trả tiền dịch vụ xử lý nước thải thì không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải đã tiếp nhận và xả ra môi trường (trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định này).

3. Đối với cơ sở sản xuất công nghiệp; cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; hệ thống xử lý nước thải tập trung, quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này sử dụng nguồn nước từ đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động sản xuất, chế biến thì phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (không phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt).

Điều 5. Các trường hợp miễn phí

Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:

  • Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);
  • Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
  • Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế – xã hội;
  • Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
  • Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
  • Nước mưa tự nhiên chảy tràn (trừ diện tích thuộc khu vực nhà máy hóa chất);
  • Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy, hải sản của ngư dân;
  • Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.
Tham khảo thêm:   Sinh học 11 Bài 21: Thực hành Bấm ngọn, tỉa cành, xử lí kích thích tố và tính tuổi cây Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 144

Mức phí, kê khai, nộp, quản lý và sử dụng phí

Điều 6. Mức phí

1. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cần thiết áp dụng mức thu cao hơn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức cụ thể phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đối với nước thải sinh hoạt thải ra từ các tổ chức, hộ gia đình tự khai thác nước để sử dụng (trừ hộ gia đình quy định tại khoản 3 và 4 Điều 5 Nghị định này) thì mức phí được xác định theo từng người sử dụng nước căn cứ vào số lượng nước sử dụng bình quân của một người trong xã, phường, thị trấn nơi khai thác và giá bán 1 m3 nước sạch trung bình tại xã, phường, thị trấn.

2. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính như sau:

F = f + C

a) F là số phí phải nộp;
b) f là mức phí cố định 1.500.000 đồng/năm;
c) C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra; hàm lượng thông số ô nhiễm và mức thu đối với mỗi chất theo Biểu dưới đây:

STT Thông số ô nhiễm tính phí Mức phí (đồng/kg)
1 Nhu cầu ô xy hóa học (COD) 2.000
2 Chất rắn lơ lửng (TSS) 2.400
3 Thủy ngân (Hg) 20.000.000
4 Chì (Pb) 1.000.000
5 Arsenic (As) 2.000.000
6 Cadmium (Cd) 2.000.000

Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải dưới 20m3/ngày đêm quy định tại điều này, không áp dụng mức phí biến đổi.

Điều 7. Xác định số phí phải nộp

Điều 8. Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

2. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Điều 9. Quản lý và sử dụng phí

1. Đối với nước thải sinh hoạt:

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp Quốc gia năm 2013 môn Sinh lớp 12 THPT - Đề thi đồng đội Bộ GD&ĐT

a) Để lại 10% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch và 25% cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí. Trường hợp số tiền chi phí tổ chức thu thấp hơn tỷ lệ để lại này, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định mức tỷ lệ để lại cụ thể phù hợp nhưng tối đa không quá 10% đối với tỷ lệ để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch và tối đa không quá 25% đối với tỷ lệ để lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

b) Phần còn lại sau khi trừ số tiền phí được trích để lại, đơn vị cung cấp nước sạch và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Đối với nước thải công nghiệp:

a) Để lại 25% trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường thu được cho tổ chức thu phí để trang trải chi phí cho hoạt động thu phí (điều tra, thống kê, rà soát, phân loại, cập nhật, quản lý đối tượng chịu phí); trang trải chi phí đo đạc, đánh giá, lấy mẫu, phân tích mẫu nước thải phục vụ cho việc thẩm định tờ khai phí, quản lý phí; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với nước thải công nghiệp.

b) Phần còn lại (75% trên tổng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp thu được) được nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Phần còn lại, sau khi trừ số tiền phí được trích để lại theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, đơn vị thu phí có trách nhiệm nộp vào ngân sách địa phương để sử dụng cho công tác bảo vệ môi trường; bổ sung nguồn vốn hoạt động cho Quỹ bảo vệ môi trường của địa phương để sử dụng cho việc phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường do nước thải; tổ chức thực hiện các giải pháp, phương án công nghệ, kỹ thuật xử lý nước thải.

4. Hàng năm, cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có trách nhiệm thông tin công khai số phí mà người dân, doanh nghiệp đã nộp của năm trước trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo địa phương, đài phát thanh địa phương, trang thông tin điện tử của cơ quan thu phí và các hình thức phù hợp khác để người dân và doanh nghiệp được biết.

Phụ lục kèm theo Nghị định số 154/2016/NĐ-CP

  • Mẫu số 01: Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
  • Mẫu số 02: Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
  • Mẫu số 03: Thông báo nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
  • Mẫu số 04: Tờ khai phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp

Nghị định 154/2016/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nghị định 154/2016/NĐ-CP Về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *