Bạn đang xem bài viết ✅ Kinh tế và pháp luật 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 67 → 73 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác giúp các em học sinh lớp 12 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trang 67 → 73.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 Chủ đề 7: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế – Phần 2: Giáo dục pháp luật cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 9

Luyện tập 1

Theo em, các nhận định về quyền, nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản dưới đây đúng hay sai? Vì sao?

a. Người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác.

b. Người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng tài sản có thể tuỳ ý sử dụng tài sản theo ý muốn của mình.

c. Chỉ có chủ sở hữu mới có quyền định đoạt tài sản của mình.

d. Trong mọi trường hợp, chỉ có chủ sở hữu tài sản mới phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản.

Lời giải:

– Nhận định a. Đúng, vì quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu có thể chuyển giao cho người khác theo quy định của pháp luật. Do đó, người không phải là chủ sở hữu cũng có thể có quyền sử dụng tài sản của người khác khi được chủ sở hữu tài sản chấp thuận. Việc sử dụng tài sản này phải tuân theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

– Nhận định b. Sai, vì theo quy định của pháp luật, dù là chủ sở hữu tài sản cũng không được phép tuỳ ý sử dụng tài sản mà chỉ được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Người được chủ sở hữu trao quyền sử dụng tài sản không được tuỳ ý sử dụng tài sản theo ý muốn, phải sử dụng theo thoả thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

– Nhận định c. Sai, vì quyền định đoạt tài sản có thể được chủ sở hữu uỷ quyền cho người khác thực hiện theo thoả thuận. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

– Nhận định d. Sai, vì mọi công dân đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác. Những người được chủ sở hữu trao quyền, uỷ quyền sử dụng, định đoạt tài sản phải thực hiện các nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản trong quá trình sử dụng, định đoạt tài sản đó.

Luyện tập 2

Em hãy xác định các quyền và nghĩa vụ về sở hữu tài sản mà các chủ thể trong những trường hợp dưới đây đã thực hiện và nêu nội dung cụ thể của các quyền, nghĩa vụ đó.

a. Bà O trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm trên mảnh vườn mà gia đình bà đã thuê của gia đình ông H.

b. Vợ chồng ông A tặng con trai và con dâu một căn nhà để làm quà cưới.

Tham khảo thêm:   Cách làm lễ hóa vàng Tết 2023

c. Anh M mua lại ngôi nhà của bà D và cải tạo ngôi nhà thành một quán cà phê để kinh doanh.

d. Trong quá trình xây dựng lại ngôi nhà của gia đình, vợ chồng anh K luôn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và giữ gìn vệ sinh môi trường.

Lời giải:

♦ Trường hợp a.

– Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện:

+ Bà O thực hiện quyền sử dụng tài sản.

+ Gia đình ông H thực hiện quyền định đoạt tài sản.

– Nội dung cụ thể:

+ Quyền sử dụng: Chủ sở hữu (hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng) được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

+ Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

♦ Trường hợp b.

– Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Vợ chồng ông A thực hiện quyền định đoạt tài sản.

– Nội dung cụ thể: Quyền định đoạt: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

♦ Trường hợp c.

– Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Anh M thực hiện quyền chiếm hữu tài sản và quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu tài sản.

– Nội dung cụ thể:

+ Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Người không phải chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thoả thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Quyền sử dụng: Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

♦ Trường hợp d.

– Quyền, nghĩa vụ chủ thể thực hiện: Vợ chồng anh K thực hiện nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng và nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong sở hữu tài sản.

– Nội dung cụ thể:

+ Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp

pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

+ Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu gây ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.

Luyện tập 3

Theo em, các chủ thể trong những trường hợp dưới đây đã thực hiện đúng hay vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác? Vì sao?

a. Chị Q thuê nhà bà V để ở. Trong quá trình sử dụng, chị Q vô ý làm hỏng một số đồ đạc trong nhà nên đã mua lại đồ mới cùng chủng loại để đền bù, thay thế.

b. Anh B vay tiền của chị H nhưng không trả nợ theo thoả thuận.

c. Anh Đ tặng bạn gái chiếc điện thoại đã mượn của chị S.

d. Anh U chuyên nhận ghi hình các video giới thiệu, đánh giá về các loại xe ô tô. Anh U muốn trải nghiệm lái thử chiếc xe ô tô đời mới của chị K nên đã xin phép và được chị đồng ý. Khi lái thử xe, anh U luôn giữ gìn cẩn thận.

Tham khảo thêm:   Bản cam kết không sử dụng pháo nổ dịp Tết 2023 Bản cam kết không đốt pháo dịp Tết Nguyên Đán

Lời giải:

– Trường hợp a. Chị Q thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì: Việc chị Q làm hỏng đồ đạc trong nhà thuê của bà V là do vô ý và chị đã chủ động mua lại đồ mới cùng chủng loại để đền bù, thay thế (thực hiện đúng nghĩa vụ đền bù khi gây thiệt hại).

– Trường hợp b. Anh B vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì: Theo quy định của pháp luật, anh B vay tài sản là tiền thì có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn, tuy nhiên anh B không thực hiện.

– Trường hợp c. Anh Đ vi phạm nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì:

+ Theo quy định của pháp luật, bên mượn tài sản có nghĩa vụ phải giữ gìn, bảo quản tài sản mượn; không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn; phải trả lại tài sản mượn đúng thời hạn.

+ Tuy nhiên anh Đ không thực hiện các nghĩa vụ của bên mượn tài sản, tự ý định đoạt (tặng) tài sản của người khác khi chưa được chủ sở hữu đồng ý, chấp thuận.

– Trường hợp d. Anh U thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác. Vì:

+ Anh U đã thực hiện sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản của chị K khi chủ động xin phép lái thử chiếc xe của chị, khi nhận được sự chấp thuận của chị K, anh mới lái thử chiếc xe.

+ Đồng thời, trong quá trình sử dụng chiếc xe, anh B đã thực hiện nghĩa vụ của bên mượn tài sản khi luôn chú ý giữ gìn, bảo quản chiếc xe cẩn thận.

Luyện tập 4

Em hãy đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. Anh C là nhân viên phục vụ bàn ở một nhà hàng sang trọng. Khi đang dọn bàn, anh C phát hiện trên bàn của một vị khách có để quên một chiếc đồng hồ. Anh C không báo lại sự việc với quản lí mà đem bán chiếc đồng hồ để lấy tiền.

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của anh C?

2/ Theo em, trong tình huống này, hành vi của anh C có thể phải chịu hậu quả gì?

3/ Nếu là anh C, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

Tình huống b. Chị G vay của vợ chồng ông P một khoản tiền để đầu tư kinh doanh. Do kinh doanh thua lỗ, chị G không có khả năng trả nợ và phải bỏ trốn. Vợ chồng ông P không tìm được chị G nên đã dẫn theo một số thanh niên tới nhà bố mẹ của chị G để đòi nợ, đập phá đồ đạc, đuổi bố mẹ chị G ra ngoài và tuyên bố sẽ lấy ngôi nhà để bù khoản nợ của chị G.

1/ Em có nhận xét gì về hành vi của các chủ thể trong tình huống trên?

2/ Nếu là vợ chồng ông P, trong tình huống này, em sẽ làm gì để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của mình và tôn trọng tài sản của người khác?

Lời giải:

♦ Tình huống a.

– Anh C vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác vì đã tự ý chiếm hữu, định đoạt tài sản nhặt được của người khác (giữ và mang bán chiếc đồng hồ của vị khách).

– Hành vi của anh C gây thiệt hại về tài sản cho người khác và khiến anh phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

– Nếu là anh C, trong tình huống này, em nên báo lại sự việc cho quản lí nhà hàng và giao nộp lại chiếc đồng hồ đã nhặt được để trả lại cho vị khách.

♦ Tình huống b.

– Chị G vi phạm nghĩa vụ trả nợ của người vay tài sản vì đã bỏ trốn, không trả nợ số tiền đã vay cho vợ chồng ông P.

– Vợ chồng ông P vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu tài sản của người khác vì vợ chồng ông P không tôn trọng quyền sở hữu tài sản của bố mẹ chị G khi đập phá đồ đạc của họ, đuổi họ ra ngoài và đòi lấy ngôi nhà của họ để bù nợ cho chị G.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Địa lí - Đề 1 Đề kiểm tra môn Địa lí

– Nếu là vợ chồng ông P, em nên trình báo sự việc với cơ quan chức năng, thông báo sự việc với gia đình chị G và không thực hiện các hành vi xâm phạm tài sản của bố mẹ chị G để thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản của mình và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Luyện tập 5

Em sẽ làm gì trong các tình huống dưới đây để bảo vệ quyền sở hữu của mình và thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác?

a. Một người bạn mượn xe máy điện của em để đi nhưng sau đó bạn lại mang xe đi cầm đồ để lấy tiền tiêu.

b. Khi đi dã ngoại ở vùng quê, một số bạn cùng nhóm rủ em đi bẻ trộm ngô của người nông dân để nướng ăn.

c. Khi em phát hiện một thanh niên ở địa phương có hành vi trộm cắp tài sản của người khác.

Lời giải:

– Tình huống a. Em giải thích cho bạn hiểu hành vi mượn xe người khác để đi nhưng lại mang đi cầm đồ để lấy tiền tiêu là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí tương ứng; yêu cầu bạn nhanh chóng chuộc lại xe mang trả mình, trường hợp bạn từ chối thì trình báo sự việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được hỗ trợ.

– Tình huống b. Em từ chối lời rủ của các bạn; giải thích để các bạn hiểu những bắp ngô đó là tài sản do người nông dân vất vả trồng được, người khác không được tự ý xâm phạm; khuyên các bạn nên từ bỏ ý định bẻ trộm ngô để tránh những hậu quả xấu; đề xuất một số phương án khác phù hợp hơn như đi xin hoặc mua ngô về nướng để các bạn chọn lựa.

– Tình huống c. Em cùng với những người khác sử dụng những biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để ngăn chặn hành vi trộm cắp của người thanh niên, sau đó trình báo sự việc với cơ quan chức năng; hoặc em chủ động trình báo cơ quan chức năng ngay từ khi phát hiện hành vi trộm cắp tài sản đó để được hỗ trợ.

Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Kết nối tri thức Bài 9

Em hãy cùng các bạn trong nhóm tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ở trường hoặc địa phương em và chia sẻ lại kết quả với cả lớp.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

– Em đã quan sát và đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác ở trường và địa phương em như sau:

+ Ở trường, em thấy mọi người rất tôn trọng tài sản của người khác. Các bạn học sinh không lấy đồ của nhau mà không có sự cho phép. Khi mượn sách, vở, bút chì hay bất kỳ vật dụng cá nhân nào, mọi người đều trả lại đúng hẹn. Nếu có trường hợp để quên đồ dùng cá nhân, người tìm thấy thường mang đến phòng bảo vệ hoặc thông báo cho giáo viên chủ nhiệm.

+ Ở địa phương em, mọi người cũng rất tôn trọng tài sản của người khác. Các hoạt động như mua bán, trao đổi đều diễn ra dựa trên sự thỏa thuận và tôn trọng quyền sở hữu của nhau. Hiện tượng trộm cắp hay chiếm đoạt tài sản trái phép rất hiếm khi xảy ra.

– Em đã chia sẻ những nhận định này với cả lớp và mọi người đều đồng ý với những nhận định của em. Chúng em đã cùng nhau thảo luận về cách cải thiện tình hình và đã đưa ra một số giải pháp, như tổ chức các buổi học về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác, tạo ra các biểu ngữ và poster để tăng cường nhận thức về vấn đề này. Chúng em hy vọng rằng những nỗ lực này sẽ giúp cải thiện tình hình và tạo ra một môi trường học tập và sống tốt hơn cho mọi người.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kinh tế và pháp luật 12 Bài 9: Quyền và nghĩa vụ của công dân về sở hữu tài sản và tôn trọng tài sản của người khác Giải KTPL 12 Kết nối tri thức trang 67 → 73 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *