Bạn đang xem bài viết ✅ Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông năm 2024 – Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” Gia Lai ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Gia Lai chính thức phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” năm 2024 vào lúc 9h00 ngày 06/5/2024 và kết thúc vào lúc 16h00’ ngày 31/5/2024. Cuộc thi dành cho tất cả công dân Việt Nam và người Việt Nam ở nước ngoài từ đủ 12 tuổi trở lên.

Mỗi kỳ thi sẽ có 15 câu hỏi, trong đó có 14 câu trắc nghiệm liên quan đến nội dung thi được lựa chọn ngẫu nhiên từ bộ đề của Ban Tổ chức và 1 câu dự đoán số lượt người tham gia kỳ thi đó. Cụ thể 4 kỳ như sau:

  • Kỳ 1: Từ 9h00 ngày 06/5/2024 và kết thúc vào lúc 16h00’ ngày 10/5/2024.
  • Kỳ 2: Từ 9h00 ngày 13/5/2024 và kết thúc vào lúc 16h00’ ngày 17/5/2024.
  • Kỳ 4: Từ 9h00 ngày 20/5/2024 và kết thúc vào lúc 16h00’ ngày 24/5/2024.
  • Kỳ 5: Từ 9h00 ngày 27/5/2024 và kết thúc vào lúc 16h00’ ngày 31/5/2024.

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông 2024 Gia Lai – Kỳ 1

Câu 1: Lỗi: Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h bị xử phạt như thế nào? Mức phạt được quy định tại Nghị định nào của Chính phủ?

A. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.

B. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

C. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

D. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng, Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

Câu 2: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Người lái xe không được lùi xe ở những địa điểm nào?

A. Người lái xe không được lùi xe ở: Khu vực cấm dừng, đỗ xe; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường bộ giao nhau; đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; nơi tầm nhìn bị che khuất; trong hầm đường bộ; đường cao tốc.

B. Người lái xe không được lùi xe ở: Khu vực cấm dừng; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường bộ giao nhau; đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; nơi tầm nhìn bị che khuất; trong hầm đường bộ, đường cao tốc.

C. Người lái xe không được lùi xe ở: Khu vực cấm dừng, đỗ xe; trên phần đường dành cho người đi bộ; nơi đường bộ giao nhau; đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; trong hầm đường bộ; trên đường cao tốc.

D. Người lái xe không được lùi xe ở: Khu vực cấm dừng xe; trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; nơi đường bộ giao nhau; đường bộ giao nhau cũng mức với đường sắt; trong hầm đường bộ; trên đường cao tốc.

Câu 3: Mục tiêu: “Loại bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông; triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông” được đề cập trong văn bản nào?

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình Giải SGK Toán 9 Tập 2 (trang 58, 59, 60)

A. Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới

B. Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường đảm bảo công tác trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

C. Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025

D. Quyết định số 2060/QĐ-TTg ngày 12/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Câu 4: Chủ đề Năm An toàn giao thông 2024 là gì?

A. “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gần với kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

B. “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông”

C. “Thượng tôn pháp luật để xây dựng văn hóa giao thông an toàn”

D. “Đã uống rượu, bia không lái xe”

Câu 5: Hãy cho biết, khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự nào dưới đây?

A. Hiệu lệnh của người điều khiến giao thông, hiệu lệnh của biển báo hiệu, hiệu lệnh của đèn tín hiệu, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

B. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, hiệu lệnh của đèn tín hiệu, hiệu lệnh của biển báo hiệu, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

C. Hiệu lệnh của đèn tín hiệu, hiệu lệnh của người điều khiến giao thông, hiệu lệnh của biển báo hiệu, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

D. Hiệu lệnh của người điều khiến giao thông, hiệu lệnh của biển báo hiệu, hiệu lệnh của đèn tín hiệu, hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Câu 6: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Quốc lộ” là gì?

A. Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.

B. Quốc lộ là đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực.

C. Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.

Tham khảo thêm:   Mẹo kiếm kim cương miễn phí trong game Throne Rush

D. Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh, đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ hai địa phương trở lên, đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, của khẩu chính trên đường bộ, đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng và của khu vực

Câu 7: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Phương tiện giao thông đường bộ” gồm những gì?

A. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ bốn bánh xe trở lên, không chạy trên đường ray và được dùng để: Chở người hoặc hàng hóa; kéo các rơ moóc, sơmi rơ moóc, thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt.

B. Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm các loại xe cơ giới và xe thô sơ tham gia giao thông đường bộ.

C. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

D. Phương tiện giao thông đường bộ bao gồm gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ tham gia giao thông đường bộ.

Câu 8: Hãy cho biết đâu là mục tiêu trong Kế hoạch số 320/KH-UBND ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh Gia Lai về Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông năm 2024?

A. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2023.

B. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm trước.

C. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông ở cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2022 và năm 2023.

D. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông bền vững trên cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết, số người bị thương so với năm 2023 và những năm trước đây

Câu 9: Hiện tỉnh Gia Lai có bao nhiêu tuyến đường tỉnh? Đó là những tuyến đường nào?

A. 09 tuyến đường tỉnh, gồm: ĐT.661, ĐT.662B, ĐT.663, ĐT.664, ĐT.665, ĐT.666, ĐT.668, ĐT.669, ĐT.6708.

B. 10 tuyến đường tỉnh; gồm: ĐT.661, ĐT.662B, ĐT.663, ĐT.664, ĐT.665, ĐT.666, ĐT.668, ĐT.669, ĐT.670, ĐT.6708.

C. 10 tuyến đường tỉnh; gồm: ĐT.661, ĐT.662B, ĐT.663, ĐT.664, ĐT.665, ĐT.666, ĐT.667, ĐT.668, ĐT.669, ĐT.670B.

D. 11 tuyến đường tỉnh, gồm: ĐT.661, ĐT.662B, ĐT.663, ĐT.664, ĐT.665; ĐT.666, ĐT.667, ĐT 668, ĐT.669, ĐT.670, ĐT.670B.

Câu 10: Theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ Giao thông vận tải về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ: “Cột cần vươn” là gì?

A. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía sau phần đường xe chạy.

B. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trên phần đường xe chạy.

C. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trước phần đường xe chạy.

D. Cột cần vươn là một dạng kết cấu có cần vươn ra phía trước hoặc phía sau phần đường xe chạy.

Câu 11: Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 115:2024/BGTVT về đường bộ cao tốc được ban hành kèm theo Thông tư số 06/2024, ngày 31/3/2024 của Bộ Giao thông Vận tải: “Các công trình gần với đường bộ cao tốc” bao gồm những gì?

A. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ.

B. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng; Hàng rào bảo vệ.

Tham khảo thêm:   Vật lí 11 Bài 15: Thực hành Đo tốc độ truyền âm Giải Lý 11 Kết nối tri thức trang 58, 59

C. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; Hệ thống thu phí điện tử không dừng; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ.

D. Trung tâm quản lý, điều hành giao thông tuyến; Trạm dừng nghỉ; Hệ thống thu phí điện tử không dừng đối với tuyến đường có thu phí; Trạm kiểm tra tải trọng xe; Hàng rào bảo vệ

Câu 12: Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “Hệ thống báo hiệu đường bộ” gồm những gì?

A. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiến giao thông; Tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

B. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiến giao thông; Tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu.

C. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu và tường bảo vệ

D. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiến giao thông; Đèn tín hiệu giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn bảo vệ đường bộ

Câu 13: Lỗi: Điều khiển xe ô tô chuyển làn không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc bị phạt như thế nào? Mức phạt được quy định tại Nghị định nào của Chính phủ?

A. Phạt tiền từ 3.000.000-5.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng: Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ.

B. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông; Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

C. Phạt tiền từ 6.000.000-8.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông; Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

D. Phạt tiền từ 4.000.000-6.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng và từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ.

Câu 14: Từ năm 2003 đến nay, Ban Bí thư đã ban hành bao nhiêu Chỉ thị, gồm những Chỉ thị nào về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

A. 02 Chỉ thị, gồm: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003, Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023.

B. 03 Chỉ thị, gồm: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 05/4/2022, Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023.

C. 03 Chỉ thị Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012, Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023.

D. 04 Chỉ thị: Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 24/02/2003, Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012, Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 05/4/2022, Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Đáp án cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về An toàn giao thông năm 2024 – Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về an toàn giao thông” Gia Lai của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *