Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 90 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 18: Nam châm giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 7Chân trời sáng tạo trang90, 91, 92, 93.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 7 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 18 Chủ đề 6: Từ. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 18

Loa là thiết bị dùng để phát ra âm thanh. Hãy đề xuất một cách đơn giản giúp xác định được bộ phận nào trong loa có từ tính.

Loa

Trả lời:

Tham khảo thêm:   Hoạt động trải nghiệm 8: Sống hòa hợp trong gia đình Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 trang 32 Chân trời sáng tạo

Cách giúp xác định được bộ phận có từ tính trong loa:

  • Lần lượt đưa một nam châm lại gần từng bộ phận trong loa.
  • Bộ phận nào bị nam châm hút chứng tỏ bộ phận đó có từ tính.

Giải câu hỏi thảo luận Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 18

Câu 1

Lực tương tác của nam châm với sắt là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Trả lời:

Lực tương tác của nam châm với sắt là lực không tiếp xúc.

Câu 2

Hãy kể ra một số dụng cụ hoặc thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu.

Trả lời:

Thiết bị có sử dụng nam châm vĩnh cửu như: La bàn, Loa điện, nắp đậy hộp kính, ốp ipad, …

Câu 3

Hãy gọi tên các nam châm trong Hình 18.2 dựa theo hình dạng của chúng.

Hình 18.2

Trả lời:

  • Hình a: Nam châm thẳng.
  • Hình b: Nam châm chữ U.
  • Hình c: Kim nam châm.
  • Hình d: Nam châm tròn.

Câu 4

Từ kết quả Bảng 18.1, em hãy chỉ ra những vật liệu có tương tác với nam châm.

Có phải các vật làm từ kim loại đều tương tác với nam châm?

Vật dụng Vật liệu Tương tác với nam châm
Không
Cục tẩy Cao su ? ?
Quyển vở Giấy ? ?
Chìa khóa Đồng ? ?
Kẹp giấy Gỗ ? ?
Bút chì Gỗ ? ?

Trả lời:

Trong bảng 18.1 vật liệu có tương tác với nam châm chỉ có sắt.

Không phải vật nào làm bằng kim loại cũng có tương tác với nam châm mà chỉ có vật làm bằng sắt, thép mới có tương tác với nam châm.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm 4 Dàn ý phân tích Đất nước

Câu 5

Hình 18.3

a) Khi đứng yên, thanh nam châm sẽ nằm theo hướng nào? Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm có nằm cùng một hướng không?

b) Người ta quy ước đầu nam châm chỉ hướng Bắc là cực Bắc, chỉ hướng Nam là cực Nam. Em hãy xác định các cực Nam của nam châm có trong phòng thí nghiệm.

c) Từ kết quả thí nghiệm Hình 18.3, em hãy nêu cách để xác định cực của nam châm trong Hình 18.2d.

Trả lời:

a) Khi đứng yên, thanh nam châm nằm theo hướng Bắc – Nam. Các thanh nam châm ở nhóm các bạn khác làm thí nghiệm đều nằm cùng một hướng Bắc – Nam.

b) Cách nhận biết theo kí hiệu: Cực nam châm có kí hiệu chữ S thì đó là cực Nam.

Cách nhận biết theo phương chỉ: Cực nào của nam châm chỉ về hướng Nam thì đó là cực Nam của nam châm.

c) Cách để xác định cực của nam châm trong Hình 18.2 d: dùng một dây chỉ nhỏ dính vào một điểm trên vòng tròn nam châm rồi treo cân bằng, mặt nào quay về hướng bắc thì là cực Bắc, cực còn lại là cực Nam.

Câu 6

Từ các kết quả của thí nghiệm, hãy rút ra kết luận về sự tương tác giữa các cực của nam châm.

Trả lời:

Khi hai nam châm đặt gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra định kì cuối kì 1 lớp 4 trường tiểu học Toàn Thắng năm 2013 - 2014 Môn: Toán, Tiếng Việt, Sử, Địa lý

Câu 7

Nếu ta biết tên một cực của nam châm, có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác không?

Trả lời:

Nếu ta biết tên một cực của nam châm thì có thể dùng nam châm này để biết tên cực của nam châm khác bằng cách đưa một cực của nam châm đã biết tên cực lại gần một cực bất kì của nam châm kia, nếu có lực hút thì hai cực gần nhau khác tên còn nếu có lực đẩy thì hai cực cùng tên.

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo bài 18

Bài 1

Có một chiếc kim khâu bị rơi trên thảm, khó nhìn thấy bằng mắt thường. Em hãy nêu một cách để có thể nhanh chóng tìm ra chiếc kim.

Trả lời:

Có thể tìm ra chiếc kim khâu rơi trên thêm bằng cách dùng một thanh nam châm đưa lại gần lia trên mặt tấm thảm, do kim là bằng thép nên sẽ bị nam châm hút.

Bài 2

Vì sao người ta lại chế tạo các đầu của vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính?

Trả lời:

Người ta chế tạo các đầu của vặn đinh ốc (tournevis) có từ tính nhằm giữ (hút) được các ốc vít nhỏ rồi đưa vào lỗ vít và vặn lại ở chững chỗ khe hẹp nhỏ, dùng tay khó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 18: Nam châm Giải sách Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo trang 90 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *