Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Ôn tập cuối năm (trang 138) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Soạn bài Ôn tập cuối năm giúp các em học sinh lớp 2 nhanh chóng trả lời các câu hỏi phần đánh giá và luyện tập tổng hợp trang 138→143 sách Tiếng Việt 2 Cánh diều.

Qua đó, giúp giáo viên đánh giá kỹ năng đọc và viết về các chủ đề viết về người thân của em, viết về thầy cô giáo. Đồng thời, giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Ôn tập cuối năm, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Đánh giá và luyện tập tổng hợp

Tiết 1, 2

Đánh giá kỹ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng của mỗi học sinh

Tiết 3, 4

Câu 1. Bầu trời và mọi vật thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến?

Gợi ý đáp án

Bầu trời ngày càng thêm xanh, nắng vàng ngày càng rực rỡ, vườn cây lại đâm chồi nảy lộc khi mùa xuân đến.

Câu 2. Xếp các từ sau vào nhóm thích hợp:

Gợi ý đáp án

– Sự vật: hoa bưởi, hoa nhãn, chích chòe, cu gáy, chào mào.

– Hoạt động: nở, đến, bay nhảy, đâm chồi, nảy lộc.

– Đặc điểm: ngọt, nồng nàn, nhanh nhảu, đỏm dáng, trầm ngâm.

Câu 3. Tìm những từ chỉ đặc điểm giúp em cảm nhận được:

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân.

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim.

Gợi ý đáp án

a) Hương vị riêng của mỗi loài hoa xuân: ngọt, nồng nàn

b) Đặc điểm riêng của mỗi loài chim: nhanh nhảu, đỏm dáng.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 1 năm 2022 - 2023 sách Chân trời sáng tạo 4 Đề thi kì 2 lớp 1 môn Tiếng Anh (Có đáp án)

Câu 4. Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến.

Gợi ý đáp án

Đặt câu nói về đặc điểm của một loài hoa khi mùa xuân đến: Mùa xuân đến, hoa mận nở trắng cả núi đồi.

Câu 5. Nghe viết: Mùa xuân đến (từ đầu đến “Hoa cau thoảng qua”).

Tiết 5, 6

Câu 1. Nghe, kể lại mẩu chuyện sau:

Câu 2. Dấu câu nào phù hợp với ô trống: dấu chấm hay dấu hỏi hay dấu chấm than?

Ông quạ hăng hái dạy Toán… Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: “Thầy dạy hay tuyệt…”. Vì sao vậy… Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt…. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

Gợi ý đáp án

Ông quạ hăng hái dạy toán. Bọn trẻ cả xóm đều thích học ông. Chúng kháo nhau: “Thầy dạy hay tuyệt!”. Vì sao vậy? Rất đơn giản: Thầy dạy cộng trừ bằng các thứ hạt. Trò nào làm đúng thì được ăn số hạt đó.

Tiết 7, 8

Câu 1. Mùa đông nắng ở những đâu?

Gợi ý đáp án

Mùa đông nắng ở xung quanh bình tích, nắng vào quả cam.

Câu 2. Những câu có thể thay thế từ lặn trong câu thơ sau:

Nắng lặn vào trong mùi thơm

Của trăm ngàn bông hoa cúc.

Gợi ý đáp án

Những từ có thể thay thế từ lặn là: chìm, nấp, ẩn.

Câu 3. Vì sao mỗi lần ôm mẹ và được mẹ yêu, bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ?

Gợi ý đáp án

Vì nắng cũng hay làm nũng nên mỗi lần ôm mẹ bạn nhỏ thấy như có nắng trong vòng tay mẹ.

Câu 4. Em hiểu “ấm ơi là ấm” có nghĩa là gì?

Gợi ý đáp án

Ấm ơi là ấm: Vừa có hơi ấm từ vòng tay của mẹ, vừa có hơi ấm từ tia nắng mùa đông.

Đánh giá kỹ năng đọc hiểu và viết

Tiết 9, 10

A. Đọc thầm và làm bài tập

Câu 1. Chọn câu trả lời đúng:

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận về hiện tượng nói tục chửi thề của học sinh (4 mẫu) Nghị luận về nói tục chửi thề của học sinh

a) Hà xin gặp thầy hiệu trưởng để làm gì?

  • Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.
  • Để được ngồi đối diện với thầy.
  • Để được bắt tay thầy.

b) Sau khi nghe Hà nói, thầy hiệu trưởng tỏ thái độ như thế nào?

  • Thầy tỏ ra bất ngờ trước ý kiến của Hà.
  • Thầy mỉm cười trước ý kiến ngộ nghĩnh của Hà.
  • Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Bộ phận in đậm trong câu “Trưa ấy, Hà đến gặp thầy hiệu trưởng.” trả lời cho câu hỏi nào?

  • Ở đâu?
  • Khi nào?
  • Vì sao?

d) Câu nào dưới đây thể hiện quyết tâm của Hà?

  • Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!
  • Em chắc chắn nhé?
  • Thật tuyệt!

Gợi ý đáp án

a) Để bày tỏ ước mơ sau này trở thành cô giáo của trường.

b) Thầy hỏi lại, rồi bắt tay Hà.

c) Khi nào?

d) Em xin hứa sẽ làm mọi việc để giúp thầy ạ!

Câu 2. Viết 1-2 câu nhận xết về bạn Hà.

Gợi ý đáp án

Hà là một người dũng cảm đã nói ra mơ ước của mình với thầy hiệu trưởng và là người đầy quyết tâm sẽ thực hiện mơ ước của mình.

B. Viết

Câu 1. Nghe- viết: Mùa đông nắng ở đâu? (2 khổ thơ cuối).

Câu 2. Chọn 1 trong 2 đề:

a) Viết một đoạn văn ngắn về cô giáo hoặc thầy giáo lớp 2 của em.

b) Viết một đoạn văn ngắn về người thân của em.

Gợi ý đáp án

a.

Gợi ý 1

Cô Minh Hà là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Cô là một người phụ nữ xinh đẹp và dịu dàng. Năm nay cô mới chỉ ba mươi tuổi. Dáng người cô rất cân đối. Nước da trắng hồng. Mái tóc dài đen nhánh được buộc gọn gàng. Giọng nói nhẹ nhàng. Mỗi khi cô giảng bài, chúng em đều chăm chú lắng nghe. Cô rất yêu thương học trò. Em cũng rất yêu quý cô.

Gợi ý 2

Thầy Tùng là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Năm nay, thầy bốn mươi tư tuổi. Thầy là một giáo viên nhiệt tình, tâm huyết. Thầy cũng rất quan tâm đến học trò của mình. Chúng em đã được thầy dạy cho nhiều nhiều điều hay lẽ phải. Em rất kính trọng thầy.

Tham khảo thêm:   Những điều cần biết khi đi map Vikendi của PUBG Mobile

Gợi ý 3

Em rất yêu quý cô Nhật Hạ. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp em. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Cô rất xinh đẹp, dịu dàng. Cô có gói nhẹ nhàng, ấm áp. Mỗi giờ học, chúng em đều chăm chú lắng nghe cô giảng bài. Cô cũng rất quan tâm đến học sinh. Các thành viên trong lớp đều rất quý mến cô.

Gợi ý 4

Giáo viên chủ nhiệm của lớp em là cô Minh. Cô là một giáo viên tâm huyết. Năm nay, cô bốn mươi tuổi. Nhưng cô vẫn còn rất trẻ trung. Trong các giờ học, cô luôn giảng bày hăng say. Ngoài giờ học, cô sẽ trò chuyện, chia sẻ với chúng em. Cô rất quan tâm đến học sinh trong lớp. Em rất kính trọng và yêu mến cô.

b.

Gợi ý 1

Ông ngoại là thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình. Năm nay, ông bảy mươi tuổi. Nhưng ông vẫn còn minh mẫn và khỏe mạnh. Ông có dáng người khá cao. Khuôn mặt trông phúc hậu. Vầng trán rộng mang vẻ cương nghị. Mái tóc đã bạc trắng. Ông rất hiền từ và yêu thương con cháu. Em yêu quý ông lắm.

Gợi ý 2

Trong gia đình, người em gắn bó nhất chính là ông ngoại. Năm nay, ông đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng vẫn còn khỏe mạnh. Dáng người của ông khá đầy đặn. Đôi bàn tay đầy những nếp nhăn. Khuôn mặt phúc hậu. Còn ánh mắt hiền từ. Mỗi khi về quê thăm ông, em lại ngồi nghe ông kể những câu chuyện ngày xưa. Giọng của ông trầm ấm. Em rất kính trọng ông.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Ôn tập cuối năm (trang 138) Tiếng Việt lớp 2 Cánh diều Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *