Bạn đang xem bài viết ✅ Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 11 – Bản 1 (Cả năm) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm kế hoạch, những nội dung của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.

Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo – Bản 1 được biên soạn bám sát nội dung SGK, được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm giáo án Hóa học 11 Chân trời sáng tạo và nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.

Lưu ý: Hiện tại giáo án HĐTNHN 11 – Bản 1 thiếu chủ đề 8. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST – Chủ đề 1

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: PHẤN ĐẤU HOÀN THIỆN BẢN THÂN

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ:

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

– Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.

– Biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

– Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.

2. Năng lực

Năng lực chung:

– Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

– Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

– Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và hợp tác.

– Tự chủ và tự học.

3. Phẩm chất:

– Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

– SHS, SGV, Giáo án.

– Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.

– Thẻ màu xanh, đỏ, vàng.

– Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

– SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.

– Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

– Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

Gợi ý:

– Tham gia các hoạt động chào mừng năm học mới.

– Rèn luyện tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động của trường, lớp và cộng đồng.

– Ứng xử văn minh, lịch sự trong cộng đồng.

– Thu hút các bạn cùng nỗ lực hoàn thiện bản thân.

– Thảo luận về cách thực hiện tốt nội quy lớp học.

– …

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua câu chuyện, video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.

c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV cho HS xem video về Tấm gương Cao Bá Quát và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ:

https://www.youtube.com/watch?v=ktGteAGngKY

+ Nhân vật được nhắc tới trong video là ai?

+ Nêu cảm nhận của em về tấm gương đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS xem video, lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

– GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Video trên nói về Cao Bá Quát – một người nổi tiếng học giỏi, phóng khoáng.

+ Cảm nhận: Từ câu chuyện về Cao Bá Quát, em nhận thấy ông là một tấm gương tiêu biểu cho sự chăm chỉ, cố gắng để đạt được thành công. Ông từ một người viết chữ xấu, hằng ngày nỗ lực rèn chữ, phấn đấu không ngừng để trở thành một người hiền tài. Em rút ra được bài học cho bản thân: phải luôn cố gắng rèn luyện, học hỏi để hoàn thiện bản thân và có một tương lai tốt đẹp hơn.

– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động – SHS tr.6 và quan sát tranh chủ đề – SHS tr.5:

– GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

– GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

– GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:

● Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

● Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng.

● Thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp và nhà trường.

● Thực hiện quy định nơi công cộng.

● Thể hiện sự nỗ lực vượt qua khó khăn để hoàn thiện bản thân.

● Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

● Lập kế hoạch tiếp tục phấn đấu hoàn thiện bản thân. sáng tạo.

● Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang đọc sách, ôn bài cùng với nhau tại thư viện.

– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng nỗ lực và không ngừng hoàn thiện bản thân. Điều này thể hiện ở sự nỗ lực, kiên trì vượt lên khó khăn, ở sự tích cực, tự giác rèn luyện, bồi dưỡng để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Em hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để đạt được mục tiêu của mình. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Phấn đấu hoàn thiện bản thân.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

a. Mục tiêu: Giúp HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được những nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân và xác định được cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nêu các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS nêu các nội dung cần phấn đấu để hoàn thiện bản thân và đánh giá.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu nội dung và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

a. Chỉ ra các nội dung cần phấn đấu hoàn thiện bản thân

– Tuân thủ quy định, kỉ luật trong học tập và cuộc sống.

– Thể hiện trách nhiệm trong công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng.

– Ứng xử văn minh, lịch sự với mọi người xung quanh.

– Hình thành thói quen rèn luyện sức khỏe.

– Khám phá những điều mới mẻ từ cuộc sống xung quanh.

– Sắp xếp thời gian hợp lí, khoa học cho các nhiệm vụ học tập và các hoạt động khác.

– …

-> Kết luận:Hoàn thiện bản thân là hành động vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điểm hay, điểm tốt của người khác để bản thân ngày một tốt hơn.

Nhiệm vụ 2: Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số cách phấn đấu hoàn thiện bản thân?

– GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu các cách phấn đấu hoàn thiện bản thân.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Xác định cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:

– Xác định rõ mục tiêu:

+ Xác định bản thân mình muốn gì và cần theo đuổi những gì.

+ Lập kế hoạch thực hiện.

– Kiên trì, bền bỉ theo đuổi mục tiêu

+ Vượt qua khó khăn để đạt được mục tiêu.

+ Không nhụt chí.

– Độc lập và quyết đoán:

+ Suy nghĩ, cân nhắc và phân tích thấu đáo.

+ Đưa ra quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng bởi người khác.

– Suy nghĩ tích cực:

+ Nhận định lại tình huống hiện tại để tìm ra mặt tích cực của vấn đề.

+ Lạc quan, tin tưởng vào suy nghĩ của bản thân.

+ Tập trung vào ưu điểm của bản thân.

– Phấn đấu không ngừng:

+ Luôn học hỏi và phát triển chính mình.

+ Vươn tới những mục tiêu lớn lao hơn.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ về những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân và nguyên nhân của sự chưa hài lòng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm và viết những điều hài lòng, những điều chưa hài lòng.

– HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang hoạt động mới.

c. Chia sẻ về những điều hài lòng và điều chưa hài lòng về cách phấn đấu hoàn thiện bản thân

– Những điều hài lòng:

+ Đã đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể cho bản thân.

+ Đã tự đánh giá và nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó tập trung vào phát triển các kỹ năng và năng lực cần thiết.

+ Tích cực tìm kiếm các nguồn tài liệu và tham gia các khóa học để học hỏi kinh nghiệm từ người khác.

+ Đã đánh giá tiến độ thường xuyên, sửa đổi kế hoạch nếu cần, và giữ một tinh thần kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu.

+ Giữ được tư duy tích cực, luôn tìm cách để cải thiện bản thân và không ngừng phấn đấu.

– Những điều chưa hài lòng:

+ Đôi khi bị lạc lối hoặc bỏ cuộc khi gặp phải những thách thức khó khăn.

+ Bản thân chưa tận dụng hết thời gian và cơ hội để học hỏi và phát triển bản thân.

+ Chưa đủ sáng tạo và chưa tìm ra được những cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề.

+ Chưa đủ quyết tâm và kiên trì trong việc đạt được mục tiêu.

Hoạt động 2: Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng

a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng, chia sẻ các cách giúp tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng để góp phần hoàn thiện bản thân.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trình bày trên giấy A0 về:

+ Những việc em đã làm thể hiện sự tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng.

+ Những việc em chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng.

– GV yêu cầu HS làm bài khảo sát nhanh về mức độ mà HS tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng(bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Tìm hiểu việc tuân thủ nội quy, quy định trong nhà trường và cộng đồng

a. Chia sẻ những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng

Những việc em đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng:

– Nhà trường:

+ Trang phục đúng quy định.

+ Tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể.

+ Trung thực trong học tập.

+ …

– Cộng đồng:

+ Giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định

+ Trang phục phù hợp với địa điểm công cộng.

+ Không gây mất trật tự nơi công cộng.

+ …

-> Kết luận: Việc tuân thủ nội quy, quy định của nhà trường và cộng đồng là hành vi văn minh, biểu thị sự hiểu biết, ý thức trách nhiệm của con người, không chỉ giúp xã hội ngày càng văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành, phát triển nhân cách con người của xã hội hiện đại.

Nhiệm vụ 2: Xác định nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

– GV quan sát HS và hỗ trợ (khi cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1-2 HS trình bày nguyên nhân.

– Các HS khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

– GV mời HS khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định nguyên nhân của việc tuân thủ hoặc chưa tuân thủ quy định chung của nhà trường và cộng đồng

– Nguyên nhân của việc tuân thủ:

+ Mong muốn xây dựng hình ảnh tích cực về bản thân.

+ Sợ bị phê bình, nhắc nhở.

+ Muốn thể hiện nếp sống văn minh, thanh lịch.

+ …

– Nguyên nhân của việc chưa tuân thủ:

+ Chưa hoàn toàn kiểm soát được cảm xúc của bản thân.

+ Muốn làm mình “Khác biệt”.

+ Chưa biết đầy đủ thông tin về các quy định ở nơi mình đến.

+ …

Nhiệm vụ 3: Thảo luận về các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số nhóm HS chia sẻ.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Thảo luận về các cách giúp mỗi cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng

Một số cách giúp cá nhân tuân thủ quy định của nhà trường và cộng đồng:

– Tự nâng cao ý thức, lòng tự trọng của bản thân.

– Noi gương những người sống kỉ luật.

– Xây dựng nhóm bạn cùng rèn luyện tính kỉ luật.

– …

Nhiệm vụ 4: Chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định và cách khắc phục khó khăn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những khó khăn, thuận lợi và cách khắc phục khó khăn của bản thân khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số nhóm HS chia sẻ.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi HS.

– GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

d. Chỉ ra những khó khăn và thuận lợi khi em phấn đấu tuân thủ nội quy, quy định và cách khắc phục khó khăn

– Thuận lợi:

+ Là những hoạt động thường xuyên, diễn ra thường xuyên dễ tạo thói quen.

+ Dễ thích nghi.

+ Được bạn bè và thầy cô hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện.

+ Thực hiện trong một môi trường mọi người luôn hòa đồng với nhau.

+ …

– Khó khăn:

+ Đòi hỏi sự kiên trì.

+ Hoạt động rèn luyện lâu dài.

+ Đôi khi gặp lỗi nhỏ.

+ …

– Cách khắc phục khó khăn:

+ Thực hành mỗi ngày.

+ Giữ tinh thần tích cực và kiên trì.

+ …

Tham khảo thêm:   Công nghệ 7 Bài 9: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi Giải Công nghệ lớp 7 Bài 9 trang 48 sách Cánh diều

……………

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST – Chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 2: TỰ TIN VÀ THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI

Môn học/Hoạt động giáo dục: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp; lớp 11

Thời gian thực hiện: Tháng 10 (4 tuần/12 tiết )

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau chủ đề này, HS sẽ:

– Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

– Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.

– Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

2. Về năng lực:

Năng lực chung:

+) Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

+) Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

+)Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.

+) Giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học.

3. Về phẩm chất:

Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên

– Danh sách lớp, Giáo án.

– Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.

– Máy tính, tivi, máy chiếu .

2. Đối với học sinh

– Vở ghi chép, sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.

– Thực hiện nhiệm vụ trong SBT và sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1 trước khi đến lớp.

Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin

a. Mục tiêu: Giúp HS bước đầu nhận biết các đặc điểm riêng biệt, cụ thể mang đặc tính cá nhân tạo nên sự tự tin của mỗi người.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận biết các đặc điểm riêng biệt, cụ thể mang đặc tính cá nhân tạo nên sự tự tin của mỗi người.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt:

– GV trao đổi với cả lớp:

+ Chúng ta hãy nhìn gương mặt của các bạn lớp mình, có ai giống ai không?

+ Kể cả hai anh em hay chị em sinh đôi, chúng ta xem họ có thực sự giống nhau một trăm phần trăm không?

– GV yêu cầu HS kể một số kiểu khuôn mặt (như: tròn, vuông chữ điền, trái xoan, gầy xương, bầu bĩnh…) và hỏi ai thuộc gương mặt nào.

– GV tiếp tục dẫn dắt đến xác định những bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng, lông mày…

– GV có thể mở rộng quan niệm về gương mặt đẹp được thay đổi theo lịch sử. Một người có thể thay đổi gương mặt theo thời gian.

– GV đưa ra câu hỏi: Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt vào những việc gì trong thời đại công nghệ?

* Dáng hình:

– GV yêu cầu HS mô tả dáng hình của mình, của bạn bằng những tính từ.

* Giọng nói:

– GV yêu cầu HS đặc tả chỉ giọng nói của mỗi người.

– GV tổ chức trò chơi “Đoán xem giọng ai?” và nêu ra luật chơi: Cả lớp nhắm mắt, GV bí mật mời một HS lên bảng hát hoặc đọc một câu thơ,…; sau đó, nhẹ nhàng về chỗ. Cả lớp đoán xem đó là giọng ai?

* Tính cách:

– GV giải thích cho HS về 4 kiểu khí chất được thể hiện trong tính cách của cá nhân:

+ Nóng nảy: dễ cáu, nói to, hành động nhanh, mạnh, kiên quyết….

+ Linh hoạt: hãng hái, tháo vát, lạc quan, vui vẻ, cởi mở, dễ quen, dễ thích nghi,…

+ Điểm tĩnh: chín chắn, ít cởi mở, bình tĩnh, ngăn nắp..

+ Ưu tư: nhạy cảm, đa sầu đa cảm, ít cởi mở, hay bị quan, lo lắng….

– GV khảo sát HS cả lớp xem ai thấy mình có biểu hiện nhiều hơn ở loại khí chất nào.

* Năng lực:

– GV yêu cầu HS nêu năng lực nổi trội của mình.

– GV mời một vài HS có năng lực riêng biệt trình diễn trước lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân để trả lời các câu hỏi của GV.

– HS tích cực tham gia trò chơi “Đoán xem giọng ai?”

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổng hợp đáp án, câu trả lời của HS và đánh giá.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV phỏng vấn 5-6 HS: Em hãy nêu lí do vì sao các em tự tin hoặc chưa tự tin?

– GV hướng dẫn HS rút ra nhận định về nguyên nhân dẫn đến sự tự tin của các bạn, điểm giống nhau và khác nhau dẫn đến sự tự tin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 5-6 HS trả lời câu hỏi phỏng vấn nhanh.

– GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy cho biết những nét riêng nào tạo nên sự tự tin ở mỗi cá nhân và những việc nên làm để giữ gìn những nét riêng tích cực.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi, vận dùng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số nhóm HS chia sẻ với cả lớp:

Gợi ý:

+ Tớ khá tự tin với năng lực hùng biện của mình.

+ Còn tớ thì tự tin khi tham gia cuộc thi hiểu biết về địa lí thế giới.

+ Tớ tự tin vào khả năng nói tiếng Anh của bản thân.

+ Tớ tự tin khi hát trước đám đông.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin

a. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân

* Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt:

– Những đặc điểm trên khuôn mặt như mắt, mũi, miệng là yếu tố cơ bản tạo ra sự khác biệt và đặc trưng.

– Người ta ứng dụng đặc điểm riêng biệt của khuôn mặt để thay chức năng chìa khóa, thay chức năng mã khóa;… trong thời đại công nghệ.

– Mỗi chúng ta là riêng biệt, không lặp lại, là duy nhất. Hãy tự hào và yêu quý nét đặc trưng của mình.

* Dáng hình:

Dáng hình được mô tả bằng tính từ:

– Cao to

– Gầy

– Thấp bé

– Cân đối

– Mập

– …

* Giọng nói:

– Giọng nói của mỗi người:

+ Ấm áp

+ Nhỏ nhẹ

+ Lanh lảnh

+ Vang

+ To

+ Khàn khàn

+ …

– Giọng nói giữa cá nhân là khác nhau. Luyện giọng sẽ làm cho giọng nói trở nên tốt hơn.

* Tính cách:

Trong 4 nhóm khí chất, khí chất linh hoạt có ưu thế hơn hẳn. Những khí chất còn lại có điểm mạnh và có cả điểm yếu. HS cần rèn luyện để hạn chế những nhược điểm của khí chất mang lại.

* Năng lực:

Năng lực của mỗi người là khác nhau. Và trong mỗi người cũng có những năng lực khác nhau nhưng chỉ khác nhau ở mức độ nổi trội của mỗi năng lực.

b. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người

Nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người:

Những giá trị cá nhân mang lại cho bản thân, người khác bằng chính năng lực của mình.

– Những phẩm chất của cá nhân phù hợp với các chuẩn mực xã hội, được mọi người noi theo.

– Vẻ đẹp ngoại hình.

– …

c. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em

Mỗi người có nét riêng về ngoại hình cũng như năng lực, tính cách; chính nét riêng này tạo nên sự khác biệt của em,…

Hoạt động 2: Thể hiện sự tự tin của bản thân

Mục tiêu: Giúp HS thể hiện sự tự tin về bản thân từ những đặc điểm riêng và phát triển sự tự tin trong cuộc sống.

Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

Sản phẩm học tập:HS thể hiện sự tự tin về bản thân từ những đặc điểm riêng và phát triển sự tự tin trong cuộc sống.

Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi chung cho cả lớp: Em tự hào nhất về đặc điểm riêng nào của mình trong bảng liệt kê sau:

1. Mắt

2. Mũi

3. Miệng

4. Nụ cười

5. Nước da

6. Vóc dáng

7. Mái tóc

8. Cách ăn mặc

9. Vui vẻ, hòa đồng

10. Thiếu cởi mở

11. Sẵn sàng giúp đỡ bạn

12. Ích kỉ cá nhân

13. Thảo tính

14. Bênh vực lẽ phải

12. Ích kỉ cá nhân

16. Năng khiếu, tài lẻ

17. Học giỏi một môn nào đó

18. Uy tín với các bạn

19. Quản lí lớp học tốt

20. Thái độ học tập tốt

21. Lơ đãng trong học tập

22. Ít khi hoàn thành nhiệm vụ được giao

23. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao

24. Thành tích học tập và rèn luyện tốt

– GV hỏi thêm: Ngoài những đặc điểm này, các em tự hào về điều gì ở mình?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS làm việc nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân, thảo luận và trả lời câu hỏi.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc trường hợp SHS tr.16 và trả lời câu hỏi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

– GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2-3 nhóm nêu các việc làm giúp M trở nên tự tin:

Những việc làm giúp M trở nên tự tin:

+ M tham gia nhiều hoạt động khác nhau => M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻvà có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn.

+ M tập trung học tập hơn => tiến bộ

-> M đã có những bước tiến lớn trong việc tìm kiếm giá trị bản thân và đã đạt được thành công, điều này đã giúp M trở nên tự tin hơn.

– Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh giá.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết mục, phần thể hiện của từng bạn HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời cả lớp thự hiện yêu cầu: Tất cả HS đứng lên , gặp gỡ, chào hỏi các bạn trong lớp: hãy bắt tay, chào bạn và nhìn thẳng vào bạn với ánh mắt tự tin. GV gia hạn thời gian cho hoạt động này là 2 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời một số HS chia sẻ điều gì giúp mình trở nên tự tin.

– GV nhấn mạnh: Sự tự tin được xây dựng trên những suy nghĩ tích cực và việc làm tích cực cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo cáo kết quả rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày.

Gợi ý:

+ Liệt kê những trường hợp em thể hiện sự tự tin;

+ Thuận lợi và khó khăn khi em rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống hằng ngày;

+ Bài học rút ra trong quá trình em rèn luyện sự tự tin;

+ Kết quả đạt được khi em thể hiện sự tự tin;

+ Cảm xúc của em sau khi thể hiện sự tự tin;

+ …

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo cáo tại nhà.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về kết quả của HS.

– GV chuyển sang hoạt động mới.

2. Thể hiện sự tự tin của bản thân

a. Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau

Một số đặc điểm riêng khác của bản thân khiến em tự tin:

– Luôn nhìn trực diện vào mắt người đang nói chuyện với mình.

– Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.

– Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

– Tránh tiếp nhận thông tin (hoặc thận trọng với những ai) làm mất đi sự tự tin của mình.

– …

b. Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin

Tự tin về bản thân giúp chúng ta phát triển bản thân và dễ dàng thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống.

c. Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin

Một số cách em rèn luyện để trở nên tự tin:

– Thử sức với những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.

– Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

– Hành động một cách dứt khoát, không để bản thân chìm đắm trong nỗi sợ hãi.

– Can đảm, sẵn sàng thử sức những điều mới mẻ, không ngừng khám phá bản thân.

– Thiết lập những mục tiêu có tính khả thi và nghiêm túc thực hiện.

– Tránh tiếp nhận thông tin hoặc thận trọng với những ai làm mất sự tự tin của mình.

– …

d. Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin

– Thường xuyên rèn luyện sự tự tin sẽ giúp bản thân được thoải mái và có suy nghĩ tích cực.

– Được mọi người tôn trọng và yêu quý.

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST – Chủ đề 3

Xem thêm trong file tải

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST – Chủ đề 4

Xem thêm trong file tải

Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 CTST – Chủ đề 5

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI TIÊU PHÙ HỢP

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.
  • Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
  • Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
  • Thực hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.

Năng lực riêng:

  • Biết lập kế hoạch chi tiêu khoa học và phù hợp với thu nhập của gia đình.
  • Biết phân bổ tài chính cá nhân một cách hợp lý.
  • Có ý thức tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

3. Phẩm chất:

  • Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Giấy A0, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,…
  • Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nghị luận xã hội Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 1.
  • Thực hiện các nhiệm vụ trong SBT trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

*GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Tham gia buổi nói chuyện theo chủ đề chi tiêu phù hợp.
  • Tham gia tọa đàm về trách nhiệm của cá nhân đối với việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.
  • Trao đổi về cách thực hiện hiệu quả kế hoạch tài chính cá nhân.
  • Xây dựng kế hoạch chi tiêu ngày Tết phù hợp với thu nhập trong gia đình.

*HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; hiểu được sự cần thiết của quản lí tài chính cá nhân, chủ động trong cuộc sống và có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho bản thân.

b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua thử thách và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.

c, Sản phẩm học tập: HS hiểu thêm kế hoạch tài chính cá nhân và mục tiêu cần đạt được trong chủ đề 5.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa của chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chuẩn bị cho các nhóm tham gia thử thách “Bữa trưa vui vẻ”.

– GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6HS), mỗi nhóm sẽ nhận được Phiếu đi chợ trị giá 100 000 đồng và thực hiện các yêu cầu của GV:

+ Lên kế hoạch cho một bữa ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.

+ Tính toán các thực phẩm, gia vị cần thiết để chế biến.

+ Tính toán cách chi tiêu để mua đủ những nguyên liệu cần thiết.

– GV chuẩn bị bảng giá các nguyên liệu cần thiết cho bữa ăn phù hợp với địa phương.

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng nội dung – SGK tr.40 và quan sát tranh chủ đề – SGK tr.39:

– GV gọi 2 – 3 bạn đọc nội dung cần thực hiện của chủ đề.

– GV đặt thêm một số câu hỏi:

+ Em hãy nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về thực đơn của nhóm mình.

– GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề 5 là:

Ÿ Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình.

Ÿ Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên.

Ÿ Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

Ÿ Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Ÿ Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

Ÿ Tự đánh giá kết quả hoạt động.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Trong tranh hai bạn đang lên kế hoạch chi tiêu cá nhân.

Ÿ Bạn nam đang nghĩ đến việc đi du lịch với gia đình.

Ÿ Bạn nữ đang nghĩ đến việc mua máy tính mới.

– Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và chia sẻ với HS cách xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp với điều kiện của bản thân, gia đình.

– GV tổ chức cho HS liệt kê những việc học tập tiếp theo.

– GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Việc lập kế hoạch chi tiêu giúp cho bạn có cách chi tiêu khoa học và hợp lí hơn. Vậy để xây dựng kế hoạch chi tiêu như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu kế hoạch chi tiết của cá nhân và gia đình

a. Mục tiêu: HS xác định được kế hoạch chi tiêu của bản thân và gia đình mình.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS nhận diện và tìm hiểu kế hoạch chi tiết của cá nhân và gia đình.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1 . Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV sử dụng kết quả ở hoạt động Khởi động, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành bảng khảo sát dưới đây về thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua.

(Bảng đính kèm cuối mục)

– GV yêu cầu HS thực hành tìm hiểu thực trạng chi tiêu trong sinh hoạt của gia đình mình.

– GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm (4 HS) và nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm hãy chọn bảng khảo sát của một bạn trong nhóm và thực hành đóng vai là các thành viên trong gia đình để nói về thực trạng chi tiêu của cá nhân và gia đình trong năm qua.

– GV đặt câu hỏi: Em thấy thực trạng chi tiêu của cá nhân gia đình mình trong năm qua đã hợp lý hay chưa? Tại sao?

– GV tổng kết về thực trạng chi tiêu chung hiện nay của các gia đình:

+ Có rất nhiều những khoản phải chi tiêu liên quan đến nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống với những khoản chi tiêu linh hoạt.

+ Hầu như các gia đình đã bắt đầu có ý thức hơn về việc tiết kiệm để phòng trừ những trường hợp rủi ro xảy ra, đặc biệt là trong cuộc sống nhiều biến động như dịch bệnh, thiên tai,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 1 SGK tr.41 và hoàn thành bảng khảo sát dựa vào tình hình chi tiêu của gia đình mình.

– HS thực hành đóng vai.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 nhóm đọc câu trả lời của nhóm mình và đánh giá.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

Nhiệm vụ 2 . Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS chia sẻ theo cặp: Em hãy chia sẻ với bạn cùng bàn về những đóng góp của bản thân cho việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

– GV gợi ý: Những đóng góp cụ thể dựa trên:

+ Giảm chi tiêu cá nhân và hạn chế xin tiền bố mẹ.

+ Tiết kiệm điện, nước bằng cách sử dụng hợp lí, vừa phải.

+ Tham gia lao động để góp phần chi trả cho sinh hoạt cá nhân.

+ Tự tạo nguồn thu nhập để hỗ trợ gia đình.

+ Chuẩn bị đồ ăn, uống vừa phải, không quá nhiều tránh lãng phí, đồng thời không đảm bảo an toàn sức khỏe.

– GV lưu ý: Các em cần chia sẻ ít nhất 3 đóng góp mình đã làm với bạn và nghe bạn chia sẻ để học tập.

– GV cho HS xem video sau để biết về 6 quy tắc chi tiêu thông minh: youtu.be/XYec-SBZE0Y

– GV đặt câu hỏi: Trong video đã nhắc đến 6 quy tắc chi tiêu thông minh. Em hãy liệt kê những quy tắc đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41.

– HS xem video để rút ra bài học.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn.

– GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

Nhiệm vụ 3 . Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS tham gia tọa đàm “HS với việc chi tiêu hợp lí”.

– GV yêu cầu mỗi HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãyhoàn thành một kế hoạch chi tiêu của cá nhân trong năm qua theo mẫu sau:

– GV chia nhiệm vụ cho các thành viên tham gia tọa đàm gồm:

+ Người dẫn chương trình.

+ Diễn giả tham gia tọa đàm.

+ Khách mời.

– GV hướng dẫn: Các em hãy chuẩn bị kế hoạch cho buổi tọa đàm, mời khách mời chia sẻ về kế hoạch chi tiêu cá nhân để cùng thảo luận, góp ý và chia sẻ.

– GV tổng kết:

+ Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình cần phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh gia đình, người thân.

+ Kế hoạch chi tiêu cá nhân góp phần tích cực trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu gia đình nói chung.

– GV cho HS xem video sau Shark Thái Vân Linh chia sẻ 5 mẹo chi tiêu hiệu quả:

youtu.be/tDaXm_SAwaU

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2 SGK tr.41.

– HS xem video để rút ra bài học.

– GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ về những đóng góp mà bạn mình đã làm được.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, ghi nhận những đóng góp của HS và khuyến khích những đóng góp có ích giúp cho việc chi tiêu của gia đình phù hợp hơn.

– GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang HĐ mới.

I. Tìm hiểu kế hoạch chi tiêu của cá nhân và gia đình

1. Tìm hiểu thực trạng chi tiêu của gia đình trong năm qua

Gợi ý:

2.Chỉ ra những đóng góp của em vào việc thực hiện kế hoạch chi tiêu của gia đình trong năm qua.

– Tắt hết đèn điện trước khi ra khỏi nhà để tiết kiệm tiền điện.

– Khóa nước khi không sử dụng đến để tiết kiệm nước.

– Hạn chế ăn quà vặt ở cổng trường vừa tốn tiền vừa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Tham gia các hoạt động lao động khi nghỉ hè để kiếm được một khoản thu nhập cá nhân.

– Trước khi muốn mua gì đó, cần phải xem xét xem đồ dùng đó có cần thiết hay không.

– Ăn sáng ở nhà hoặc nấu đồ ăn trưa mang đi để tiết kiệm được một khoản mua đồ ăn ngoài.

– Làm cho mình một ống heo hoặc một chú heo đất để tiết kiệm tiền, dù là một khoản nhỏ.

– Không mua và làm quá nhiều đồ ăn để tránh lãng phí tiền bạc và thức ăn.

– 6 quy tắc chi tiêu thông minh:

+ Quy tắc 1: Đặt ra ngân sách cụ thể cho từng khoản và tuân thủ nghiêm ngặt: Quy tắc 50 – 30 – 20.

+ Quy tắc 2: Quy tắc 24 giờ: Bạn có thực sự thích mua thứ đó hay không?

+ Quy tắc 3: Cân nhắc dùng tiền mặt nếu như chưa thể kiểm soát chi tiêu.

+ Quy tắc 4: Trước khi mua thứ gì, cần suy nghĩ xem món đồ đó phục vụ được nhiều mục đích hay không.

+ Quy tắc 5: Lên kế hoạch cụ thể mỗi dịp sale để tránh mua sắm lan man.

+ Quy tắc 6: Đặt ra những ngày “không chi tiêu”.

3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân của em trong năm qua.

Khoản chi tiêu

Mức chi phí thực tế (khoảng)

Khoản chi tiêu thiết yếu

Chi phí ăn uống

Chi phí điện, nước

Chi phí học hành

………

Khoản chi tiêu linh hoạt

Chi phí cho sức khỏe

Chi phí nhà cửa

Chi phí hiếu, hỉ

Chi phí du lịch

………

Chi phí tiết kiệm

Mua bảo hiểm

Gửi ngân hàng

Đầu tư

………

2. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 2:Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên.

a. Mục tiêu: HS xây dựng được một kế hoạch chi tiêu của gia đình hợp lí, phù hợp với thu nhập của các thành viên

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS xác định được các nguồn thu – chi và lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định nguồn thu và chi thường xuyên trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm (4 – 6 HS) và đánh số chẵn, lẻ từng nhóm.

– GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm chẵn: Thảo luận và xác định các nguồn thu trong gia đình theo mẫu sau:

+ Nhóm lẻ: Thảo luận và xác định các khoản chi trong gia đình theo mẫu sau:

– GV tổng kết:

+ Mỗi gia đình nên có đầy đủ nguồn thu cố định, không cố định.

+ Ngoài những khoản chi thiết yếu, linh hoạt, cần có những khoản chi cho tiết kiệm đề phòng trừ rủi ro, chuẩn bị cho tương lai.

+ Có rất nhiều nguồn thu, khoản chi trong cuộc sống nhưng cần chú ý những nội dung phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.41.

– Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả lời lên bảng.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên và chia sẻ với các bạn.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình mình theo mẫu – SGK tr.42.

– GV cho HS xem video sau và nhắc lại để HS nhớ quy tắc 50/30/20: youtu.be/ZRBgImnfolw

+ 50%: dành cho nhu cầu thiết yếu như tiền nhà ở, tiền ăn uống, chi phí đi lại, hóa đơn điện nước, Internet, bảo hiểm y tế,…

+ 30%: dành cho nhu cầu cá nhân: học thêm, du lịch, mua sắm, giải trí, đọc sách, mua xe, mua điện thoại, cưới hỏi, sinh nhật,…

+ 20%: dành cho đầu tư và tiết kiệm: đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, gửi tiết kiệm ngân hàng, tích lũy dự phòng, …

– GV tổng kết:

+ Tỉ lệ khoản chi/tổng thu nhập của gia đình chỉ nên chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của cả gia đình.

+ Chi tiêu trong gia đình cần phù hợp với thu nhập.

+ Mỗi gia đình có thu nhập khác nhau nên khoản chi tiêu cũng khác nhau, không so sánh giữa các gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2 và quan sát bảng.

– HS điền vào bảng kế hoạch chi tiêu của gia đình với các bạn trong lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 3 – 4 HS chia sẻ về kế hoạch chi tiêu của gia đình với các bạn trong lớp.

– Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến.

– GV ghi nhận hoạt động và nhắc nhở HS thường xuyên thực hiện những việc làm và lời nói để người thân cảm thấy vui và hạnh phúc trong các trường hợp khác nhau.

– GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

II. Xây dựng kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên

1. Xác định nguồn thu và chi thường xuyên trong gia đình.

Gợi ý:

– Các nguồn thu trong gia đình:

+ Nguồn thu cố định:

Ÿ Tiền lương cố định.

Ÿ Tiền cho thuê nhà.

Ÿ Nhuận bút hàng tháng.

Ÿ Tiền lương từ công việc bán thời gian.

Ÿ Tiền thưởng dự án.

Ÿ Tiền lãi ngân hàng.

+ Nguồn thu không cố định:

Ÿ Tiền làm thêm ngoài giờ.

Ÿ Kinh doanh.

Ÿ Hoàn tiền mua sắm.

Ÿ Nhuận bút hàng tháng.

Ÿ Khoản thu khác.

Ÿ Lợi nhuận đầu tư.

– Các khoản chi tiêu trong gia đình:

+ Chi tiêu thiết yếu:

Ÿ Thuê nhà

Ÿ Tiền ăn uống hàng tháng.

Ÿ Các hóa đơn cố định: tiền điện, nước, Internet,…

Ÿ Tiền trả nợ (nếu có).

Ÿ Tiền xăng, xe đi lại.

Ÿ Tiền đóng học hàng tháng.

+ Chi tiêu linh hoạt:

Ÿ Tiền mua sắm, giải trí.

Ÿ Tiền mua đồ dùng học tập.

Ÿ Tiền du lịch, xem phim.

Ÿ Tiền cho đám cưới, đám ma, sinh nhật, dịp lễ, quyên góp.

Ÿ Tiền quỹ công ty, gia đình.

Ÿ Tiền sửa chữa đồ dùng trong gia đình.

Ÿ Tiền khám bệnh, mua thuốc,…

+ Chi tiêu cho tiết kiệm:

Ÿ Gửi tiết kiệm ngân hàng

Ÿ Cho vay lấy lãi

Ÿ Đầu tư kinh doanh

Ÿ Đầu tư chứng khoán

Ÿ Mua cổ phiếu.

Ÿ Các khoản đầu tư khác

2. Lập kế hoạch chi tiêu của gia đình phù hợp với thu nhập của các thành viên và chia sẻ với các bạn.

Gợi ý:

Hoạt động 3:Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

a. Mục tiêu: HS xác định và thực hiện được các mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính của bản thân

d.Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình vào năm mới.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS thảo luận: Em hãy thảo luận và sáng tạo hình thức chia sẻ về mục tiêu tiết kiệm tài chính cho gia đình.

– GV gợi ý: Có thể trình bày thành: cây mục tiêu, sơ đồ tư duy, sử dụng sketchnote,…

– GV nêu gợi ý – SGK tr.42 để xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính:

+ Kì nghỉ chung của gia đình,…

+ Dịp kỉ niệm: ngày cưới bố mẹ, Tết, sinh nhật,…

+ Mua sắm: mua xe máy mới, thay mới đồ gia dụng,…

+ Trang trí, làm mới nhà cửa: sơn tường nhà, sơn cửa,…

– GV tổng kết:

+ Trong cuộc sống, ngoài những công việc hằng ngày bắt buộc phải làm để có nguồn thu nhập và chi tiêu hợp lí, thì việc xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính là vô cùng quan trọng để có thể có những giờ phút nghỉ ngơi bên gia đình và thay đổi cuộc sống.

+ Dù thu nhập ở mức độ khác nhau nhưng việc đặt ra mục tiêu tiết kiệm tài chính là cần thiết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.42.

– Các nhóm thảo luận và đưa ra câu trả lời

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ về những mục tiêu tài chính nhóm đã đặt ra

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV tổng kết lại ý kiến.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Lựa chọn mục tiêu, cách tiết kiệm tài chính phù hợp với bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS cùng thảo luận về chủ đề “Tự cắm cây hoa ngày Tết cho gia đình với số tiền khoảng 500.000 đồng”:

– GV gợi ý cho HS một số cách tiết kiệm:

+ Tiết kiệm tiền từ người thân cho.

+ Tiền thưởng các cuộc thi (Học sinh giỏi, Năng khiếu,…)

+ Tiền từ công việc làm thêm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2, lắng nghe gợi ý của GV.

– HS lựa chọn mục tiêu cá nhân và tìm ra cách tiết kiệm tài chính để thực hiện được mục tiêu đó.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ về cách tiết kiệm tài chính phù hợp với bản thân

– Các HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về cách tiết kiệm tài chính của HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Thực hiện tiết kiệm chi tiêu của gia đình và chia sẻ với các bạn về cách mà bản thân và gia đình đã tiết kiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức theo nhóm (4 – 6 HS): Em hãy chia sẻ với bạn về cách mà bản thân và gia đình đã tiết kiệm để thực hiện mục tiêu chi tiêu của gia đình.

– GV gợi ý:

+ Tiết kiệm trong tiêu dùng hàng ngày, tránh lãng phí.

+ Chỉ mua những thứ thật cần, tránh mua những thứ chỉ do ý thích.

+ Không mua những đồ hạ giá và hàng hóa do quảng cáo hấp dẫn.

+ Cố gắng tự làm những công việc gia đình.

– GV tổng kết:

+ Mỗi thành viên trong gia đình đều cần có ý thức để tiết kiệm chi tiêu.

+ Việc tiết kiệm chi tiêu phù hợp sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chi tiêu cho gia đình.

+ Có nhiều cách tiết kiệm chi tiêu mà mỗi người có thể lựa chọn thực hiện cho phù hợp với hoàn cảnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 3 và gợi ý của GV.

– HS chia sẻ với bạn cách bản thân và gia đình đã tiết kiệm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức cho HS lần lượt chia sẻ với nhóm bạn mình sau đó thống kê kết quả chia sẻ của các thành viên trong nhóm để hoàn thành những việc nên làm để tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.

– Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về cách thực hiện tiết kiệm chi tiêu của HS.

– GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

III. Thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

1. Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình vào năm mới

Gợi ý:

2. Lựa chọn mục tiêu, cách tiết kiệm phù hợp với bản thân

Gợi ý 1:

– Mục tiêu: mua quà tặng mẹ nhân ngày 8/3.

– Cách tiết kiệm: Tiết kiệm tiền ăn sáng và tiền từ công việc làm thêm.

Gợi ý 2:

– Mục tiêu: mua quà tặng sinh nhật chị gái.

– Cách tiết kiệm: Tiết kiệm tiền mẹ cho.

Gợi ý 3:

– Mục tiêu: mua điện thoại mới.

– Cách tiết kiệm: Tiền thưởng từ cuộc thi Vẽ và tiền từ công việc làm thêm.

3. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu của gia đình và chia sẻ với các bạn về cách mà bản thân và gia đình em đã tiết kiệm.

Gợi ý:

– Lập ngân sách chi tiêu cho gia đình theo nguyên tắc 50/30/20 hoặc quy tắc 6 chiếc lọ.

– Lên danh sách những đồ cần mua trước khi đi chợ để không mua thừa và tránh lãng phí thức ăn.

– Tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng và nếu không quá cần thiết thì không nên sử dụng.

– Ưu tiên ăn tại nhà và mang cơm đi làm/đi học sẽ giúp bản thân tiết kiệm được một khoản tiền.

– Thanh lý những món đồ không sử dụng.

– Tiết kiệm điện, nước.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn xem tuổi xông đất trên điện thoại

Hoạt động 4:Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

a. Mục tiêu: HS xác định được những việc làm cần tham gia trong lao động gia đình để góp phần thực hiện mục tiêu tài chính chung.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy hoàn thành Phiếu khảo sát sau: (đính kèm cuối mục)

– GV gợi ý:

+ Tự giác sắp xếp thời gian để tham gia các hoạt động trong gia đình như chuẩn bị cơm, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa,… theo ngày, tuần,…

+ Chủ động hỗ trợ các thành viên trong gia đình hoàn thành việc nhà như bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ dùng trong gia đình,…

+ Phụ thêm công việc có thu nhập cho gia đình như trồng rau, nuôi gà,…

– Sau khi hoàn thành Phiếu khảo sát, GV yêu cầu HS thực hiện: Em hãy chia sẻ theo nhóm về sự thể hiện của mình trong việc tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

– GV kết luận: Mỗi người cần chủ động tích cực, tự giác và có trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.43.

– HS hoàn thảnh Phiếu khảo sát và chia sẻ với bạn.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS chia sẻ theo nhóm về sự thể hiện của mình.

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về việc làm của mỗi HS.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Tham gia hoạt động lao động phù hợp góp phần giảm chi phí sinh hoạt, gia tăng thu nhập cho gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy tìm và thực hiện những hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.

– GV yêu cầu HS: Mỗi nhóm sẽ chọn, trình bày và chia sẻ cụ thể về một hoạt động lao động.

– GV gợi ý:

+ Làm đồ thủ công để bán.

+ Chăn nuôi gia cầm, gia súc.

+ Trồng hoa, rau củ quả theo mùa.

+ Tự sửa chữa một số đồ dùng trong nhà.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2, lắng nghe gợi ý của GV.

– Các nhóm lựa chọn một hoạt động lao động, thảo luận và chia sẻ trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm lên bảng chia sẻ.

– Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về tinh thần làm việc nhóm, cách trình bày của các thành viên trong nhóm

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS tham gia “Ngày hội bàn tròn” theo nhóm (4 – 6 HS).

– GV nêu nhiệm vụ: Mỗi nhóm sẽ cùng nhau chia sẻ về những kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

– GV hướng dẫn cách tổ chức:

+ Mỗi nhóm chọn ra một nhóm trưởng để tổng kết lại ý kiến của các bạn.

+ Mỗi nhóm sẽ ngồi theo bàn tròn, lần lượt từng thành viên sẽ chia sẻ kết quả mà mình đã tham gia (dựa vào nhiệm vụ 2).

+ Nhóm trưởng ghi lại ý kiến của các bạn và kết quả tham gia những hoạt động của từng thành viên trong nhóm vào một bảng chung.

– Sau khi thảo luận xong, nhóm trưởng trình bày kết quả của từng thành viên trước lớp.

– GV kết luận: Những hoạt động lao động tốt nên phát huy, góp phần nâng cao sức khỏe vừa góp phần tiết kiệm, gia tăng nguồn thu nhập và giảm chi phí sinh hoạt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tham gia Ngày hội bàn tròn, thảo luận theo nhóm.

– HS chia sẻ trong nhóm và nhóm trưởng ghi lại kết quả.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ.

– Các nhóm khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về tinh thần làm việc và kết quả của các nhóm.

– GV động viên khuyến khích và định hướng cho HS.

– GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

IV. Tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

1. Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình

Phiếu khảo sát (đính kèm cuối mục)

2. Tham gia hoạt động lao động phù hợp góp phần giảm chi phí sinh hoạt, gia tăng thu nhập cho gia đình.

Gợi ý:

– Trồng hoa, cây cảnh.

– Làm nghề phụ gia đình.

– Làm nghề thủ công truyền thống.

– Phụ công việc kinh doanh của gia đình.

– Nuôi trâu, bò, gà, vịt, cá, tôm,…

– Thanh lý quần áo, đồ dùng không sử dụng đến.

3. Chia sẻ kết quả tham gia các hoạt động lao động trong gia đình.

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH

Tên hoạt động

Mức độ tham gia

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.

x

Bảo dưỡng, sửa chữa một số đồ trong gia đình.

x

Chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

x

Giúp bố mẹ trồng rau, nuôi gà,… để tiết kiệm chi tiêu.

x

Làm các công việc để có thêm thu nhập cho gia đình.

x

Bạn thấy mình đã chủ động và tích cực tham gia hay không? Có ¨ Không ¨

Hoạt động 5:Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

a. Mục tiêu: HS thực hiện kế hoạch tài chính của riêng mình để góp phần tiết kiệm chi tiêu và gia tăng thu nhập

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được cách thực hiện kế hoạch tài chính của mình như thế nào là hợp lí.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm và thực hiện chủ đề: Em hãy thảo luận nhóm với chủ đề “Làm thế nào để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?”

– GV nêu gợi ý:

+ Luôn luôn ghi chép chính xác, rõ ràng, cụ thể các khoản thu chi vào sổ theo dõi.

+ Bám sát kế hoạch tài chính cá nhân, kiểm soát các khoản chi đảm bảo chi cho các khoản cần chi, không chi cho các khoản muốn chi.

+ Điều chỉnh kịp thời nếu nhận thấy có sự bất hợp lí trong các khoản thu chi, có sự khác biệt đáng kể giữa thực tiễn và kế hoạch dự kiến.

– GV nhấn mạnh: Để thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân hợp lí cần có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 1 – SGK tr.44.

– HS thảo luận với chủ đề Làm thế nào để thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân?

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS chia sẻ sau khi nhóm đã thảo luận và thống nhất

– GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét sau thảo luận.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đưa ra tình huống để nhóm thảo luận và xây dựng tài chính cá nhân.

– GV nêu tình huống: H đang ở thời kì phát triển cơ thể, bạn muốn giảm cân lành mạnh (giảm mỡ, chắc cơ). Em hãy giúp H xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân để thực hiện được mục tiêu.

– GV hướng dẫn các nhóm thảo luận theo Bảng sau: (đính kèm cuối mục).

– GV hướng dẫn HS theo các bước – SGK tr.44, 45.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS đọc thông tin mục 2 và hoàn thành bảng Kế hoạch tài chính cá nhân.

– Các nhóm thảo luận và trình bày theo các bước trong bảng.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổ chức cho các nhóm thảo luận, trình bày bảng xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí để thực hiện mục tiêu.

– Các nhóm khác lắng nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét về việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS: Em hãy xây dựng và thực hiện bảng kế hoạch tài chính cá nhân dựa trên các bước đã hướng dẫn ở Nhiệm vụ 2.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS chia sẻ bảng kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

– GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện HS chia sẻ kết quả thực hiện Kế hoạch tài chính cá nhân.

– Các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét và góp ý về việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân qua những hành động cụ thể trong thực tế

– GV chuyển sang Hoạt động tiếp theo.

V. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí

1. Thảo luận về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Gợi ý:

– Đặt ra các mục tiêu tài chính cần đạt và thực hiện nghiêm ngặt để đạt được các mục tiêu đó.

– Cắt giảm chi tiêu những khoản không cần thiết hoặc chưa cần thiết.

– Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết và tuân thủ thực hiện rõ ràng, cụ thể.

– Theo dõi kế hoạch và xác định thời gian hoàn thành.

– Điều chỉnh nếu thấy các khoản thu chi chưa hợp lý.

– Cân nhắc những thói quen tiêu dùng không cần thiết như: đi tập thể hình, yoga,…

2. Thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân

Gợi ý: Bảng đính kèm cuối mục

3. Chia sẻ kết quả thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Mục tiêu: Mua một chiếc máy tính xách tay trị giá 18.000.000 đồng

Các bước

Việc làm thực tế

Kết quả (dự kiến)

Bước 1: Xác định mục tiêu tiết kiệm tài chính cá nhân.

– Số lì xì: 3.000.000

– Bố mẹ cho: 2.000.000

Bước 2: Tập hợp các khoản thu

– Làm đồ thủ công bán: 2.000.000

– Tiết kiệm tiền ăn sáng: 200.000

– Bán trà sữa: 2.000.000

– Làm đồ thủ công bán: 2.400.000

– Tiết kiệm tiền ăn sáng: 200.000

– Bán trà sữa: 1.500.000

Bước 3: Xác định các khoản chi

– Tiền ăn uống: 500.000

– Tiền sinh nhật bạn: 300.000

– Tiền đi du lịch: 2.000.000

– Tiền ăn uống: 600.000

– Tiền sinh nhật: 300.000

– Tiền đi du lịch: 2.500.000

Bước 4: Xác định các khoản tiết kiệm

– Bỏ ống tiết kiệm: 1.000.000

– Bỏ ống tiết kiệm: 1.000.000

Bước 5: Cân đối, điều chỉnh thu chi đảm bảo thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra.

– Tiết kiệm điện, nước.

– Ăn cơm tại nhà.

– Mang đồ ăn trưa ở nhà đi học.

– Hạn chế mua sắm, săn khuyến mại.

Bước 6: Tiếp tục thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã đưa ra

– Tiết kiệm tiền bố mẹ cho.

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 6:Tự đánh giá

a. Mục tiêu: HS luôn ý thức đánh giá bản thân, sự tiến bộ về các kĩ năng liên quan đến chủ đề.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu.

c. Sản phẩm học tập: HS tự đánh giá sau khi thực hiện các hoạt động.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức phân chia lớp theo nhóm, tổ.

– Các nhóm thu lại phiếu tự đánh giá và tổ chức đánh giá đồng đẳng theo vòng tròn:

+ Mỗi thành viên viết điểm đã thực hiện được của bạn bên trái, điều cần rèn luyện tốt hơn của bạn bên phải.

+ Tổ tập hợp phiếu tự đánh giá theo nhóm kĩ năng: những HS đã thực hiện được và những HS chưa thực hiện được.

+ Xác định việc cần làm cho những thành viên đã thực hiện được và những thành viên chưa thực hiện được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời các nhóm nêu kết quả đánh giá của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV mời một vài HS thực sự tiến bộ lên bảng để ghi nhận và tuyên dương.

– GV yêu cầu HS ghi lại những ý kiến của GV và bạn vào SBT.

– GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2: Khảo sát kết quả tự đánh giá

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đọc từng nội dung trong Bảng tự đánh giá (đính kèm cuối mục) và hỏi HS theo các mức độ.

– GV ghi lại kết quả của HS.

– GV nhắc nhở: Chủ động tham gia các hoạt động nhằm tiết kiệm chi tiêu cho gia đình và đầu tư gia tăng nguồn thu nhập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS tự đánh giá kết quả mình thực hiện được.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.

– GV tổng kết số liệu, ghi nhận và động viên, khích lệ HS tiếp thực hiện, rèn luyện những kĩ năng liên quan đến kĩ năng quản lí tài chính.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV động viên, khích lệ HS tiếp tục thực hiện theo kế hoạch, rèn luyện bản thân và nhắc nhở HS.

– GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.

VI. Tự đánh giá

1. Đánh giá đồng đẳng

2. Khảo sát kết quả tự đánh giá

Nội dung đánh giá

Mức độ đạt được

Tốt

Đạt

Chưa đạt

1. Em xác định được việc thực hiện kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình trong năm qua

2. Em xây dựng được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.

3. Em thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình

4. Em tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình một cách tự giác và trách nhiệm.

5. Em thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Hoàn thành nhiệm vụ được giao ở phần Vận dụng.
  • Đọc và tìm hiểu trước Nhiệm vụ 3, 4 – Chủ đề 5 – SGK tr.35 – 38

…………..

Tải file tài liệu để xem trọn bộ Giáo án Trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy HĐTNHN 11 – Bản 1 (Cả năm) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *