Bạn đang xem bài viết Ý nghĩa cây kim quýt, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh đẹp cây kim quýt đẹp tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Cây kim quýt có vóc dáng nhỏ, thuộc họ cam chanh. Cây còn mang ý nghĩa về sự thịnh vượng và tài lộc. Ngoài ra, trong Đông Y cây kim quýt còn có công dụng chữa ho và tăng sinh lực. Bài viết sau đây của Wikihoc.com sẽ mang đến cho bạn thông tin chi tiết về ý nghĩa cây kim quýt, cách trồng, chăm sóc và những hình ảnh đẹp của loại cây này.
Cây kim quýt là cây gì?
Nguồn gốc, ý nghĩa cây kim quýt
Cây kim quýt là một loại cây bonsai được rất nhiều người lựa chọn để làm kiểng. Đặc biệt nó được trưng bày nhiều nhất vào dịp tết trong phòng khách của nhiều nhà. Bởi vì loại cây này mang ý nghĩa sẽ mang may mắn và nhiều tài lộc cho gia chủ trong cuộc sống.
Cây kim quýt còn có một tên gọi khác là cây kim quất (có tên khoa học là Triphasia trifolia). Cây được tìm thấy từ những năm 1784 và thuộc họ cam chanh.
Cây có nguồn gốc từ các nước như Trung Quốc, Hồng Kông và Mã Lai. Tại nước ta, cây được phát hiện ở những cánh rừng nhiệt đới và các khe suối.
Ngoài ra, nhiều người địa phương còn gọi cây kim quýt với cái tên cây quất rừng hay kim quýt rừng.
Ý nghĩa phong thuỷ cây kim quýt
Trái của cây kim quýt có hình tròn và khi chín sẽ có màu đỏ mọng phủ kín cả cây. Trông rất giống những viên ngọc quý được treo trên cây vì vậy mà cây kim quýt tượng trưng có sự phú quý và tài lộc. Cũng vì lý do này mà cây kim quýt không chỉ được trồng ở nhà mà còn được trưng ở nhiều công ty, doanh nghiệp.
Mọi người quan niệm trưng cây kim quýt trong nhà sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Giúp gia đình làm ăn phát đạt, phú quý dồi dào và ngày càng tấn tài tấn phát. Hơn nữa, mọi người trong gia đình sẽ hòa thuận, vui vẻ và ấm no.
Ngày nay, cây kim quýt được mọi người dùng làm vật phẩm trao tặng nhau mỗi dịp tết đến với thông điệp may mắn và bình an. Và đây cũng là những ý nghĩa phong thủy của cây kim quýt.
Đặc điểm, phân loại cây kim quýt
Khi trưởng thành, cây kim quýt chỉ cao từ 70 – 100cm. Cây thuộc họ cam chanh nên có thân gỗ và nhiều nhánh.
Cũng giống như các loại cây khác trong họ. Cây kim quýt cũng có nhiều gai, cứng và mọc hướng lên trên. Lá cây nhỏ, tròn, còn hoa của cây này có màu trắng, khá giống với hoa chanh và tỏa ra mùi hương rất dễ chịu.
Mọi đặc điểm của cây kim quýt hầu như đều giống với cây chanh nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều lần. Trái của cây khi còn non có màu xanh và khi chín thì có màu đỏ ửng trông rất đẹp mắt. Trái này có thể ăn được và có vị hơi chua. Chính nhờ màu sắc của trái mà cây kim quýt được rất nhiều nhà lựa chọn để trưng bày vào dịp tết đến xuân về.
Cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Phù hợp trồng ở những môi trường đất ẩm và ấm áp.
Tác dụng của cây kim quýt
Tác dụng đối với sức khỏe
Kim quýt được sử dụng trong thuốc Đông Y với tác dụng hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh ở trẻ em và người lớn.
Lá của cây còn có thể trị ho. Khi giã nát và đắp lên bụng có thể giúp giảm đau bụng, tiêu chảy và một số bệnh ngoài gia.
Đặc biệt, lá và quả của cây có thể mang đi ngâm rượu và có những công dụng tuyệt vời. Rượu kim quýt có thể trừ ho, bổ phế, tiêu đờm và tăng cường sinh lực ở nam giới.
Cách trồng và chăm sóc cây kim quýt
Cách trồng cây kim quýt tại nhà
Đối với cây trồng để làm dược liệu:
Bước 1 Đất trồng phải được cày bừa kỹ, tơi xốp, tạo thành những hố sâu 20 x 20cm, sau đó lót phân chuồng và ủ ít nhất 4 tháng.
Bước 2 Xé bỏ phần bao bì bao bọc quanh rễ cây, đặt cây vào hố đã cuốc sẵn, giữ cho cây thăng bằng và thẳng rồi lấp đất lại.
Bước 3 Tưới nước cho cây ngay sau đó.
Đối với cây trồng để làm kiểng:
Bước 1 Trộn đều 20% đất vi sinh với đất thịt hoặc đất cát pha và 10% trấu mục rồi đổ vào chậu để làm làm đất trồng.
Bước 2 Xé bỏ phần túi bầu rồi đặt cây vào chậu, giữ cho cây đứng thẳng thì vùi đất lại rồi tưới nước cho cây.
Bước 3 Đối với cây kiểng thì đặc biệt là phần uốn nắn, tạo kiểu. Cách này phải đòi hỏi người trồng phải có kỹ năng cao về cây cối. Phải kết hợp được sự hài hoà giữa hình dáng của cây và chậu.
Cách chăm sóc cây kim quýt
Duy trì tưới cây hai ngày một lần với một lượng nước vừa phải, không tưới quá nhiều sẽ làm cây bị chết úng, hoặc quá ít sẽ khiến cây không đủ lượng nước để phát triển. Và chỉ nên tưới vào lúc sáng sớm và chiều tối, không tưới nước quá muộn sẽ khiến sâu bệnh phát triển.
Bón phân cho cây từ 5 – 7 ngày một lần để cây phát triển, hấp thụ dưỡng chất tốt. Có thể tận dụng phân hữu cơ đầu trâu tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể phối hợp thêm các loại phân khác tuỳ thuộc vào độ tuổi.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây kim quýt
Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất dinh dưỡng thì cây có hiện tượng không còn tươi nữa, lá bắt đầu vàng, các cành như không thể mọc cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những hiện tượng trên cho thấy đã đất trong chậu cây đã hết chất dinh dưỡng và khi đó bạn cần thay đất mới cho cây.
Mẹo nhỏ: Trước 1 ngày khi thay đất, bạn nên tưới nhiều nước cho đất không bị khô cứng sẽ dễ dàng hơn cho việc thay đất, thay chậu.
Hình ảnh đẹp về cây kim quýt
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh đẹp cây kim quýt đẹp mà Wikihoc.com tổng hợp. Hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong việc trồng cây.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ý nghĩa cây kim quýt, cách trồng, cách chăm sóc và hình ảnh đẹp cây kim quýt đẹp tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.