Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Soạn văn 12 tập 1 tuần 17 (trang 211) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận.

Mời các bạn học sinh lớp 12 tham khảo tài liệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ.

Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận

Câu 1. Phát hiện và phân tích các lỗi lập luận trong những câu sau:

a.

– Luận cứ chứng minh cho luận điểm “Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhân thức” là chưa thuyết phục.

– Nguyên nhân:

  • Luận cứ mới nêu ra dẫn chứng ở thể loại tục ngữ, ca dao trong khi văn học dân gian có đến 12 thể loại.
  • Luận cứ mới cũng chỉ đề cập đến khía cạnh hiểu biết về tự nhiên (thời tiết), chưa đề cập đến khía cạnh đời sống xã hội.

b. Luận điểm thiếu lô- gíc: “không chỉ say mê công việc, lạc quan, yêu đời mà còn rất thèm người”. Nội dung câu kết không liên quan đến đoạn văn.

c. Luận điểm không chưa rõ ràng ở chỗ “trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống”. Các luận cứ chưa đầy đủ, câu kết luận còn phiến diện khi khẳng định về biểu hiện của giá trị nhân đạo.

d. Luận điểm không rõ ràng, chưa nêu được nội dung chính của đoạn văn.

Tham khảo thêm:  

e. Các luận cứ không chứng minh được cho luận điểm của đoạn văn.

g. Luận cứ sử dụng chưa phù hợp để chứng minh cho luận điểm (Xà nu là một loài cây… mãnh liệt).

h. Luận điểm của đoạn văn chưa nêu được nội dung khái quát cho luận cứ.

Câu 2. Chữa lại các đoạn văn trên để lập luận chặt chẽ, lô-gíc và có sức thuyết phục.

a.

Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhân thức. Văn học dân gian chứa đựng một kiến thức khổng lồ, phong phú về tự nhiên và đời sống xã hội. Các truyền thuyết kể cho chúng ta biết về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyện cổ tích kể về số phận và cuộc đời của các nhân vật trong những mối quan hệ xã hội để bộc lộ quan niệm đạo đức, lẽ công bằng và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp ơn của người lao động xưa. Còn những câu tục ngữ, ca dao vừa cung cấp cho chúng ta những hiểu biết, những kinh nghiệm sống, vừa tác động mạnh mẽ đến tâm hồn con người…

b.

Người thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Anh rất thèm người. Anh thèm người tới mức tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lên Sa Pa dù chỉ là một vài phút. Chính vì sự thèm người ấy đã làm cho ta hiểu thêm phần về tính cách, tâm hồn anh. Anh sống lặng lẽ một mình, làm một công việc thầm lặng nhưng không có nghĩa là anh chán ghét cuộc đời. Anh vẫn yêu đời, yêu người.

Tham khảo thêm:   Gia chủ tuổi Hợi chọn tuổi gì xông đất, xông nhà 2023?

c.

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho ta thấy sức mạnh của tình người trong nạn đói năm 1945. Trong cái đói quay quắt, họ đã biết nương tựa vào nhau, chia sẻ cho nhau. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.

d.

Nếu ai đã từng ra biển thì hẳn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sông miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Chính vì thế Xuân Quỳnh đã ví tình yêu của mình như những con sóng “Dữ dội và dịu êm – Ồn ào và lặng lẽ”. Xuân Quỳnh đã hoá thân vào những con sóng để nói lên tình yêu của mình.

e.

Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm truyện Kiều. Đoạn trích nào của truyện cũng đều biểu hiện tấm lòng ấy của Nguyễn Du. Ông thương nàng Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Ông xót xa khi Kiều phải “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”. Ông cảm thông, chia sẻ với Kiều. Ta càng hiểu vì sao Truyện Kiều đạt tới đỉnh cao chủ nghĩa nhân đạo.

g.

Cây xà nu là một loại cây họ thông mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu gợi lên sự nối tiếp của thế hệ người dân nơi đây trong cuộc kháng chiến không cân sức với kẻ thù hung bạo là đế quốc Mĩ. Hình ảnh những thế hệ cây xà nu cũng gợi lên sự tiếp nối của thế hệ những người dân Xô Man: “có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi… nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum suê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ”.

Tham khảo thêm:   Bề bề (tôm tít) là con gì? Cách chế biến bề bề ngon đúng chuẩn

h.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm của văn học dân gian đều hướng con người tới chân – thiện – mĩ. Không một ai là không biết đến truyện cổ tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Và tất nhiên chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khổ cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học viết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Soạn văn 12 tập 1 tuần 17 (trang 211) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *