Bạn đang xem bài viết Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hình tượng ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp mỗi năm có lẽ đã không còn xa lạ trong tiềm thức của người Việt. Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ giải đáp được vì sao cá chép lại trở thành phương tiện đưa ông Táo về trời vào mỗi dịp cuối năm.

 Sự tích ông Công ông Táo là gì?

Theo dân gian Việt nam thì Táo Quân là  “2 ông 1 bà” – Thần Đất, Thần Nhà, Thần Bếp. Thuở xa xưa có một người vợ tên là Thị Nhi, và người chồng là Trọng Cao sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên vào một ngày nọ, học cãi nhau to và vì quá tức giận, uất ức mà người vợ bỏ đi. Thị Nhi lưu lạc đến một ngôi làng, gặp được Phạm Lang, rồi phải lòng nhau, và kết thành vợ chồng.

Trọng Cao sau này vì hối hận mà đi tìm kiếm vợ, anh buôn ba khắp mọi nơi, đến khi phải ăn xin để sống qua ngày mà vẫn không kiếm được.

 Sự tích ông Công ông Táo là gì? Sự tích ông Công ông Táo là gì?

Đến ngày 23 tháng Chạp, trong lúc đang xin ăn, Trọng Cao tình cờ gặp lại vợ cũ Thị Nhi đang đang đốt giấy tiền vàng bạc trước nhà. Vì quá thương cảm chồng cũ, cô đã đem gạo cho. Nhưng đã bị Phạm Lang thấy rồi sinh nghi, vì quá buồn, hổ thẹn cô bèn nhảy vào đống lửa tự vẫn. Trọng Cao thấy vậy bèn lao theo, Phạm Lang cũng vì thương vợ mà nhảy vào chết cùng.

Tham khảo thêm:   Làm thịt kho sả ớt cho cả nhà khen không ngớt

Ngọc Hoàng trông thấy xót thương cho mối tình của 3 người bèn phong cho cả 3 thành Táo Quân giúp Ngọc Hoàng trông coi việc bếp núc, đất đai, chợ búa của nhân gian và lên trời bẩm báo Ngọc Hoàng từ 23 tháng Chạp hàng năm.

Tham khảo thêm: Sự tích Táo quân – huyền tích “Hai ông một bà”

Vì sao Ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời?

Trong dân gian, người ta vẫn thường truyền nhau câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn để hóa rồng”. Theo đó, một năm nọ, vì khí hậu quá khô hạn, Trời đã mở một cuộc thi để tìm một con vật dưới nước có thể lên làm rồng. Cuộc thi có 3 vòng với 3 đợt sóng dữ dội, và bất kỳ con vật nào vượt qua sẽ biến thành rồng.

Sự tích cá chép hóa RồngSự tích cá chép hóa Rồng

Trong số những loài vật tham gia, cá chép đã chiến thắng bằng sự quyết tâm và không nản lòng. Dù sóng có mạnh, gió có dữ dội đến thế nào đi nữa, cá chép vẫn nỗ lực, kiên trì vượt qua và đi thẳng đến cửa vũ môn. Từ đó, cá chép biến thành rồng và bay lên trời, phun mưa cho tất cả mọi người và khôi phục lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cá chép về trờiCá chép về trời

Theo Giáo sư Kiều Thu Hoạch – Nghiên cứu viên cao cấp của Viện nghiên cứu văn hóa dân gian, sở dĩ có quan niệm này là bởi “Trong tiềm thức dân gian người Việt xưa, cá chép có thể hóa rồng và bay lên được. Vì vậy, người Việt đã việt hóa phong tục cúng ông Công ông Táochọn cá chép làm phương tiện để táo bay lên trời”.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 61: So sánh hai phân số cùng mẫu số Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 22, 23

Nói về vấn đề này, Giáo sư Trần Lâm Biền cũng chia sẻ thêm, trong âm dương, cá chép tượng trưng cho tính âm, đồng nhất với mặt trăng, vì vậy được cho là có thể bay lên trời được.

Ông Táo cưỡi cá chépÔng Táo cưỡi cá chép

Ngoài ra, cá chép cũng được xem là con vật tượng trưng cho sức khỏe và sự an lành, mang lại sung túc, tài lộc và may mắn. Hơn nữa, cá chép cũng là một con vật của Thiên đình vì đã trở thành rồng. Do đó, cá chép trở thành một loài động vật linh thiêng và được sùng bái không kém gì rồng.

Thả cá chép Thả cá chép

Vì lẽ đó, cá chép hóa rồng được xem là có thần lực phi thường, thích hợp làm phương tiện đi lại duy nhất để ông Công ông Táo về trời, và không thể thay thế bằng bất kỳ con vật nào khác.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn lễ cúng, ngày giờ và cách cúng Ông Công Ông Táo đẩy đủ nhất 2024

Thời gian Ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời

Ông Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trờiÔng Công ông Táo cưỡi cá chép chầu trời

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mỗi gia đình lại chuẩn bị đưa ông Táo về trời. Đêm Giao thừa, Táo Quân mới trở lại trần gian và tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa.

Theo niềm tin của người Việt Nam, trong ngày này, Táo Quân sẽ về trời bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra của gia đình trong năm cũ.

Một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày lễ cúng ông Công ông Táo chính cá chép. Bởi theo dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép bay về Thiên đình để báo cáo.

Tham khảo thêm:  

Vì sao lại thả cá chép cúng ông Công ông Táo?

Phong tục thả cá chép cúng ông Công ông Táo với ý nghĩa “cá chép hóa rồng”, cá chép sẽ chở ông Táo bay lên trời, tâu mọi chuyện đã qua ở nhân gian với Ngọc Hoàng.

Những con cá chép được dâng lên cúng Táo Quân phải là những con cá chép có màu đỏ, to khỏe mạnh, không bị trầy xước trên thân cá và vảy cá nguyên vẹn không bị tróc. Người ta sẽ thả cá ở ao, hồ nước sạch trước giờ Ngọ – 12h trưa ngày 23 tháng Chạp để cá kịp thời gian bay lên thiên đình.

Vào ngày Lễ Tết, phong tục cúng ông Công ông Táo là truyền thống bao đời nay, với mong muốn ông Táo về trời báo cáo những điều tốt đẹp của gia chủ trong năm qua, cần phải chuẩn bị đầy đủ mâm cúng: Thịt heo luộc, gà luộc hoặc quay, đĩa rau xào, hành muối, xôi gấc, giò heo, canh mọc, cá chép nướng, trái cây tươi, trà, rượu, cau trầu,…, cá chép, văn khấn ông Công ông Táo.

Vì sao lại thả cá chép cúng ông Công ông Táo?Vì sao lại thả cá chép cúng ông Công ông Táo?

Tham khảo thêm: Cách thả cá chép ngày cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất

Trên đây là những lý giải về việc vì sao ông Công, ông Táo chỉ cưỡi cá chép về trời vào ngày 23 tháng Chạp. Nhưng dù có vì nguyên do nào đi nữa, hình tượng ông Táo cưỡi cá chép về trời vẫn là một hình tượng đẹp và quen thuộc trong tâm thức người Việt vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao ông Công ông Táo chỉ cưỡi cá chép chầu trời? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *