Bạn đang xem bài viết Vì sao gọi là ‘mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy’ tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

“Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” được xem như là câu cửa miệng của người Việt mỗi khi Tết đến xuân về. Nó hàm chứa ý nghĩa phân chia ngày thăm Tết của các gia đình, mùng 1 Tết, mùng 2 Tết và mùng 3 Tết, nhằm mong muốn sum vầy cùng cha mẹ, thể hiện đạo hiếu, uống nước nhớ nguồn.

Thực tế thì đây là câu nói xuất hiện vào những năm gần đây, câu nói chính xác mà ông cha ta thường dùng được ghi trong các sách xưa là “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy”. Vì sao lại có sự thay đổi như vậy và nó có làm mất ý nghĩa truyền thống của dân tộc không?

Tại sao lại nói “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”?

Theo các chuyên gia văn hóa, trong các sách xưa, đặc biệt là sách “Câu cửa miệng” của Trần Duy Vôn chỉ nói là “Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy” với hàm ý là mồng một, mồng hai là ngày báo hiếu cha mẹ, mồng ba là ngày đền đáp công ơn dưỡng dục của thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.

Tham khảo thêm:   Free Fire: Tiểu sử, kỹ năng và cách chơi Hayato - Kẻ cuồng sát

Có giả thuyết cho rằng mồng một là Tết của cha, mồng hai là Tết của mẹ nhưng đây là cách giải thích gần như không được chấp nhận. Bởi cha và mẹ là hai đấng sinh thành ra ta có tầm quan trọng như nhau, cớ sao lại ăn Tết cha mà lại không ăn Tết mẹ.

Tham khảo thêm: 40+ lời chúc Tết 2023 bố mẹ hay, ý nghĩa, tình cảm

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Một giả thuyết khác mà các chuyên gia nghiên cứu văn hóa cho rằng “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” là một câu nói dân gian mới được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo cho có vần.

Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hợp lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mồng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.

Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy rất nên trong xã hội ngày nay.

Vì sao gọi là 'mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy'

Còn về mồng ba Tết thầy, các cụ xưa giải thích đây là truyền thống “tôn sư trọng đạo” của người Việt. Người xưa rất trọng người thầy, xem người như là người cha thứ hai của mình. Thế nên vào những ngày đầu năm, sau khi cúng gia tiên và chúc Tết ông bà, cha mẹ, vào mồng 3 người Việt thường đến thăm hỏi thầy xưa, dành tặng những món quà mong muốn thầy có nhiều sức khỏe trong năm mới.

Tham khảo thêm:  

Tham khảo thêm: Cúng lễ hóa vàng mùng 3 Tết Quý Mão 2022

Giải nghĩa ‘mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy’

Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy là cách nói về việc thăm họ hàng và kính trọng người lớn trong dịp Tết. Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại, có nghĩa là vào mồng một Tết, anh chị em ruột sẽ về bên nội, mồng hai là về bên ngoại, để thăm hỏi, chúc tụng, bày tỏ lòng thành kính. Đến mồng ba sẽ đi thăm thầy cô giáo để bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng đối với thầy cô của mình.

Mồng một Tết cha

Mồng một Tết chaMồng một Tết cha

Về nội dung của sách “Việt Nam phong tục” (1915) của cụ Phan Kế Bính, cụ đã ghi lại phong tục cúng gia tiên và mừng tuổi ông bà, cha mẹ trong ngày mùng một Tết. Theo cụ, sau khi cúng gia tiên xong, con cháu sẽ ra mừng tuổi ông bà, cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà, cha mẹ sẽ mừng tuổi cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Vào ngày mồng một Tết, con cháu thường dậy sớm, sửa soạn quần áo đẹp, chuẩn bị mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh tét,… để đi chúc Tết cha. Cha cũng sẽ mừng tuổi con cháu và chúc con cháu học hành giỏi giang, thành đạt.

Tham khảo thêm:   Cập nhật bảng giá sữa Pediasure chính hãng mới nhất 2023

Mồng một Tết mẹ

Mồng một Tết mẹMồng một Tết mẹ

Mồng hai Tết mẹ là ngày con cháu về thăm bên ngoại. Con cháu chúc mừng tuổi ông bà cha mẹ và nhận tiền lì xì, sau đó, cả nhà cùng ăn cỗ Tết vui vẻ. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với ông bà cha mẹ đã nuôi dưỡng và giáo dục mình.

Mồng một Tết thầy

Mồng một Tết thầyMồng một Tết thầy

Mồng ba Tết thầy là ngày con cháu thăm thầy cô giáo. Ngày xưa, thầy đồ dạy học không nhận lương, chỉ nhận quà cáp của phụ huynh vào những ngày Tết. Thầy trò có mối quan hệ thân thiết, thầy như cha, trò như con. Trò phải cúng tế cho thầy khi thầy mất và giúp đỡ thầy trong đời. Mồng ba Tết thầy là cách thể hiện lòng biết ơn và tôn sư trọng đạo.

Dù câu nói “mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy” là một câu nói mới dựa vào câu nói “mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy” của cha ông ngày xưa, nhưng vì có ý nghĩa nhân văn, tôn lên truyền thống uống nước nhớ nguồn, kính hiếu cha mẹ, tôn sư trọng đạo nên ngày nay câu nói này vẫn được lưu truyền và thể hiện một cách tích cực.

Bạn sẽ quan tâm:

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Vì sao gọi là ‘mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy’ tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *