Vật lí 9 Bài 42 giúp các em học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức về đặc điểm của thấu kính hội tụ. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Vật lí 9 chương III trang 113, 114, 115.
Việc giải bài tập Vật lí 9 bài 42 trước khi đến lớp các em nhanh chóng nắm vững kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Đồng thời giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Lý thuyết Thấu kính hội tụ
1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ
– Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.
– Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.
Trên hình vẽ ta quy ước gọi:
(Δ) là trục chính
O là quang tâm
F và F’ lần lượt là tiêu điểm vật và tiêu điểm ảnh
Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kín
2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ
– Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
– Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:
+ Tia tới qua quang tâm cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
+ Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm ảnh F’.
+ Tia tới qua tiêu điểm vật F cho tia ló song song với trục chính.
Giải bài tập Vật lí 9 trang 113, 114, 115
Câu C1
Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính đó là thấu kính hội tụ?
Gợi ý đáp án
Một chùm tia sáng song song qua thấu kính, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hôi tụ tại một điểm, thấu kính đó được gọi là thấu kính hội tụ.
Câu C2
Hãy chỉ ra tia tới, tia ló trong thí nghiệm ở hình 42.2 (SGK).
Gợi ý đáp án
Câu C3
Tìm hiểu, so sánh độ dày phần rìa so với phần giữa của thấu kính hội tụ dùng trong thí nghiệm
Gợi ý đáp án
Thấu kính hội tụ thường được làm bằng vật liệu trong suốt, thủy tinh hoặc nhựa chẳng hạn: Thấu kính hội tụ thường có độ dày phần rìa mỏng hơn so với phần giữa.
Câu C4
Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 (SGK) và cho biết, trong ba tia sáng tới thấu kính, tia nào qua thấu kính truyền thẳng không bị đổi hướng? Tìm cách kiểm tra điều này?
Gợi ý đáp án
Trong ba tia sáng truyền qua thấu kính hội tụ ở hình 42.2 (SGK), tia sáng ở giữa truyền thẳng, không bị đổi hướng.
Câu C5
Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 (SGK) và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4
Gợi ý đáp án
Điểm hội tụ F của chùm tia ló song song với trục chính của thấu kính, nằm trên đường chứa tia giữa.
Biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló
Câu C6
Vẫn thí nghiệm trên, nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló có đặc điểm gì?
Gợi ý đáp án Vẫn thí nghiệm trên, nếu chiếu chùm tia tới vào mặt bên kia của thấu kính thì chùm tia ló vẫn hội tụ tại một điểm trên trục chính
Câu C7
Trên hình 42.6 có vẽ thấu kính hội tụ quang tâm O, trục chính là ∆, hai tiêu điểm F và F’, các tia tới 1, 2, 3. Hãy vẽ tia ló của các tia này
Gợi ý đáp án
Đường truyền của 3 tia sáng được thể hiện trên hình
+ Tia tới (1) là tia đi song song với trục chính nên cho tia ló đi qua tiêu điểm F’
+ Tia tới (2) là tia đi quang tâm O nên cho tia ló đi thẳng
+ Tia tới (3) là tia đi qua tiêu điểm nên cho tia ló đi song song với trục chính.
Câu C8
Trả lời câu hỏi Kiên nêu ra ở phần mở bài?
Gợi ý đáp án
- Là loại thấu kính mà khi chiếu chùm sáng song song đi qua thì hội tụ tại một điểm
- Là loại thấu kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ Soạn Lý 9 trang 113, 114, 115 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.