Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Dàn ý + 4 mẫu) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 4 Đạn văn phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ngắn gọn, kèm theo dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong quá trình lao động sản xuất.

Đoàn thuyền đánh cá

Khổ thơ thứ 2 Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cân đã mở ra khung cảnh ra khơi qua câu hát ngân vang, ca ngợi sự giàu có của biển cả. Ngoài ra, các em có thể tham khảo đoạn văn phân tích đoạn 1, khổ cuối Đoàn thuyền đánh cá để hiểu rõ hơn tác phẩm, ngày càng học tốt môn Văn 9.

Dàn ý phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

1. Mở đoạn

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khổ 2 bài thơ.

2. Thân đoạn:

a. Câu hát ca ngợi sự giàu có, hào phóng của biển cả

  • Liệt kê: cá bạc, cá thu kết hợp với phép so sánh “như đoàn thoi” gợi ra sự giàu có, trù phú của biển cả.
  • “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”: Lãng mạn hóa công việc đánh bắt của người ngư dân.

b. Câu hát gọi cá: “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

  • Câu thơ thể hiện mong muốn về một chuyến đi đầy bội thu.
  • Thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối nguồn hải sản phong phú và sự hào phóng của biển.

3. Kết đoạn

  • Khẳng định giá trị khổ thơ và bài thơ.

Đoạn văn phân tích khổ 2 của bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

“Đoàn thuyền đánh cá” là một trong những bài thơ đặc sắc của Huy Cận được viết sau cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong quá trình lao động sản xuất. Đặc biệt, ở khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã cất vang lời hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, đồng thời, thể hiện khí thế lao động hăng say của người ngư dân. Mở đầu khổ thơ thứ hai là âm thanh của những câu hát. Người dân chài đang ca vang lời hát ngợi ca sự giàu có của biển cả, mong chờ một mùa đánh bắt bội thu. Việc sử dụng biện pháp tu từ liệt kê “cá bạc, cá thu” kết hợp với phép so sánh “Cá thu biển Đông như đoàn thoi” đã gợi lên cho ta hình ảnh những đoàn cá nối tiếp nhau dài như bất tận. Những loài cá vẫn “đêm ngày” bơi thành từng đoàn đông đúc tạo ra thứ ánh sáng hấp dẫn như mời gọi người ngư dân. Trước sự trù phú của biển cả, người lao động cất vang lời hát gọi cá vào. Họ chỉ mong chờ chuyến ra khơi thuận buồm xuôi gió và cá xếp đầy khoang. Câu thơ “Ta hát bài ca gọi cá vào” vang lên thật thiết tha và ân tình thể hiện niềm mong mỏi chân thành của những người lao động. Họ hi vọng một mùa cá bội thu để cuộc sống được thêm ấm no, hạnh phúc. Vậy bằng việc sử dụng những biện pháp tu từ kết hợp với những hình ảnh thơ đặc sắc, Huy Cận đã mở ra trước mắt người đọc sự giàu có của biển khơi và tinh thần hăng say lao động của người ngư dân trong công cuộc lao động sản xuất.

Tham khảo thêm:   Cách vô hiệu hóa và xóa tài khoản Facebook trên máy tính

Đoạn văn phân tích khổ 2 Đoàn thuyền đánh cá

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là lời ngợi ca cuộc sống lao động của những người ngư dân trong công cuộc xây dựng đất nước. Qua đó nhà thơ Huy Cận còn thể hiện niềm tình yêu, niềm tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Ta có thể thấy điều này thông qua lời ngợi ca biển cả trong khổ 2 bài thơ. Cụm từ “hát rằng” được đặt ở đầu câu đã gợi ra không khí vui tươi, hứng khởi của những người ngư dân. Trong tiếng hát ấy vừa thể hiện niềm tin, sự mong chờ vào một chuyến đi bội thu vừa là lời ngợi ca sự trù phú, giàu có của biển cả. Tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê và phép so sánh “như đoàn thoi” để chỉ ra sự giàu có, phong phú ấy. Cá bạc và cá thu đều là những loài cá có giá trị kinh tế cao. Những loài cá ấy “Đêm ngày dệt biển” tạo nên “muôn luồng sáng” .Từ “đêm ngày” đặt ở đầu câu đã thể hiện sự thường xuyên, liên tục. Cá bạc, cá thu và rất nhiều loài cá khác trên biển không chỉ làm nên sự giàu có mà còn “dệt” nên vẻ đẹp thi vị, lãng mạn cho biển cả mênh mông. Câu thơ cũng gợi ra sự hăng say, chăm chỉ của những người ngư dân vẫn ngày đêm lao động để xây dựng cuộc sống mới. Từ lời ngợi ca về sự trù phú của biển cả, khổ thơ kết thúc trong lời mời gọi trìu mến, tha thiết “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi”. Lời mời gọi thiết tha ấy cũng chính là mong muốn, ước mơ của những người ngư dân về một buổi đánh bắt bội thu, đó cũng là khao khát chinh phục thiên nhiên, chinh phục biển cả của họ.

Tham khảo thêm:   Muối hồng Himalaya là gì? Công dụng của muối hồng Himalaya

Đoạn văn phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận không chỉ dựng lên khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ mà còn ngợi ca vẻ đẹp, sự trù phú của biển cả. Điều này được thể hiện tập trung trong khổ 2 bài thơ:

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Câu hát của người ngư dân cất lên giữa màn đêm đã gợi ra không khí lao động vui vẻ, hăng say. Trong những câu hát ấy, chúng ta thấy được sự giàu có và cả vẻ đẹp của biển cả. Từ những con cá bạc báo hiệu sự bình yên của biển cả đến những con cá thu bơi thành từng đoàn như đoàn thoi đã cho thấy sự trù phú của biển. Trong con mắt lãng mạn của nhà thơ, sự xuất hiện của cá bạc, cá thu cùng công việc thả lưới, đánh bắt của người ngư dân giống như đang “dệt biển”, mang đến những luồng sáng đẹp đẽ, huy hoàng cho biển cả. Những người ngư dân cất lên lời mời gọi đầy tha thiết “Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”. Câu thơ thể hiện mong muốn về một chuyến đi đầy bội thu vừa thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối nguồn hải sản phong phú và sự hào phóng của biển. Qua 4 câu thơ trên ta có thể thấy, những người ngư dân ra khơi không chỉ mang theo hi vọng, mong muốn về một chuyến đi bội thu mà còn mang theo sự tự hào, biết ơn trước giàu có, hào phóng của biển cả.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài về bài thơ Bình Ngô đại cáo (51 mẫu) Mở bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

Viết đoạn văn phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá

Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày của nhà thơ Huy Cận tại vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ đã tái hiện không khí lao động hăng say của người lao động vùng biển. Đặc biệt, trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ đã mở ra khung cảnh ra khơi qua câu hát ngân vang ca ngợi sự giàu có của biển cả của những người ngư dân.

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Những câu hát ngân vang trên biển đã gợi ra không khí lao động hăng say, hứng khởi đồng thời xua đi cái tối tăm, lạnh lẽo của màn đêm. Những người ngư dân cất lên tiếng hát để bắt đầu một ngày lao động mới, đó là tiếng hát ca ngợi sự giàu có, hào phóng của biển cả. Thông qua nghệ thuật liệt kê: cá bạc, cá thu kết hợp với phép so sánh “như đoàn thoi” đã mở ra trước mắt người đọc một khung cảnh tráng lệ, huy hoàng: biển cả rộng lớn mang trong mình nguồn tôm cá dồi dào, phong phú. Công việc đánh bắt của những người ngư dân cũng được lãng mạn hóa “Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng”. Dưới con mắt lãng mạn của nhà thơ, công việc đánh bắt vất vả trở nên thật thi vị, nghệ thuật. “Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi!”, câu thơ như lời mời gọi, cũng giống như một lời cầu bình an, may mắn của những người ngư dân. Họ mong muốn chuyến ra khơi thuận lợi, thu được những mẻ cá bội thu. Thông qua việc sử dụng những từ ngữ giàu hình ảnh kết hợp với biện pháp so sánh, liệt kê, nhân hóa, nhà thơ Huy Cận đã tái hiện được không khí lao động hứng khởi, hăng say của người ngư dân khi ra khơi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn phân tích khổ 2 bài thơ Đoàn thuyền đánh cá (Dàn ý + 4 mẫu) Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *