Lập dàn ý Nghị luận Uống nước nhớ nguồn gồm 4 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới, dễ dàng viết bài văn Nghị luận Uống nước nhớ nguồn thật hay, với đầy đủ ý quan trọng.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” như một lời nhắc nhở và răn dạy con người sống trên đời phải có lòng biết ơn, phải ghi nhớ công ơn và phải đền ơn đáp nghĩa sao cho trọn vẹn. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com để có thêm nhiều vốn từ, ngày càng học tốt môn Văn 9:
Dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.
2. Thân bài
a. Giải thích
Nguồn: nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người.
Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.
b. Phân tích
Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.
Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.
Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương “Uống nước nhớ nguồn” để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.
Dàn ý Nghị luận Uống nước nhớ nguồn
1. Mở bài:
- Giới thiệu về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
- Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”
- “Uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gì hết
- “Nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dùng để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng được.
=> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại.
b. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn
- Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc, không do sức lao động của con người tạo nên.
- Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng.
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn.
c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn
- Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc.
- Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
- Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
- Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
d.Phê phán những người đi ngược lại với đạo lí, sống với sự vô ơn.
3. Kết bài
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”.
- Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ.
Lập dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– “Uống nước” ở đây nghĩa là gì?
- Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.
- Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.
– “Nguồn” ở đây cũng có hai lớp nghĩa:
- Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.
- Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.
→ Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ “Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được “qua cầu rút ván” hay “ăn cháo đá bát”.
b) Chứng minh: Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?
– Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó.
– Biểu hiện:
- Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình (tục lệ thờ cúng tổ tiên, ngày lễ, Tết,…)
- Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô (chúc mừng ngày 20/11,…)
- Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã bỏ công sức và trí tuệ làm cho đất nước phát triển như ngày hôm nay (ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ,…)
c) Mở rộng vấn đề
- Mỗi người cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
- Lên án những người có suy nghĩ, tư tưởng phá hoại những nét đẹp truyền thống đó.
3. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ.
- Nêu bài học cho bản thân.
Dàn ý nghị luận xã hội về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
1. Mở bài
- Dân tộc ta có truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”
- Đây là một đạo lý tốt đẹp dạy con cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước, khuyên chúng ta phải có lòng biết ơn.
2. Thân bài
– Giải thích câu tục ngữ:
- “Uống nước”: Hành động hưởng thụ -> hưởng thụ thành quả, kết quả người khác tạo ra mà không phải làm gì cả.
- “Nguồn”: Nơi ngọn nguồn xuất phát của dòng nước -> chỉ những con người, tập thể tạo nên thành quả cho người khác hưởng thụ
- Nghĩa đen: Thiên nhiên ban tặng cho con người nước, con người phải ghi nhớ, biết ơn
- Nghĩa bóng: Khuyên răn chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết ơn công lao người tạo ra thành quả đó.
– Tại sao phải “Uống nước nhớ nguồn”?
- Các thành quả không tự có mà được tạo dựng từ bàn tay lao động của con người.
- Trong gia đình, cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng ta nên người, tạo ra của cải vật chất nuôi ta -> biết ơn cha mẹ
- Ngoài xã hội, các thành quả có được đều do lớp người đi trước tạo nên, hi sinh cả xương máu -> biết ơn những người thầm lặng.
- Lòng biết ơn là một đức tính tốt đẹp, nền tảng đạo đức con người trong xã hội.
- Dẫn chứng: Những người lính hi sinh, thương binh trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ
- Các thầy cô giáo dạy ta tri thức, bác nông dân làm ra hạt gạo….
– Phải làm gì để “Uống nước nhớ nguồn”?
- Luôn tự hào về truyền thống dân tộc, có lòng tự tôn dân tộc
- Ra sức bảo vệ, học tập, lao động đóng góp cho quê hương
- Giữ gìn bản sắc dân tộc, không để bị lai căng, đồng hóa
- Trong gia đình: Luôn nghe lời ông bà, cha mẹ, cố gắng học tập tốt
- Sống có ý thức, có trách nhiệm với gia đình, xã hội
– Phản đề:
- Vẫn còn những người đánh mất đạo lý này
- Dẫn chứng: Con đánh chết cha ở Thái Nguyên do mâu thuẫn đất đai
- Dẫn chứng: Hội Việt Tân
– Kết luận chung: Đây là truyền thống tốt đẹp cần phải giữ gìn, phát huy
3. Kết luận
- Khẳng định lại vấn đề
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận Uống nước nhớ nguồn (4 mẫu) Lập dàn ý nghị luận xã hội lớp 9 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.