Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thấu cảm Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận xã hội về sự thấu cảm gồm 2 bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay và sáng tạo.

TOP 2 bài nghị luận về sự thấu cảm (thấu hiểu) dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác như: Nghị luận xã hội về hiện tượng hiệu ứng đám đông, nghị luận xã hội về tiếng cười trong cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về sự thấu cảm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ thấu cảm cuộc sống.

(Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình).

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự thấu cảm: chúng ta yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, thấu cảm, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự thấu cảm trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Nghị luận xã hội về sự thấu cảm

Trong cuộc sống của chúng ta ai cũng có những lúc gặp khó khăn, trắc trở trong công việc và trong cuộc sống. Có những khi con người ta gặp một chuyện buồn hay sự bất hạnh nào đó trong cuộc sống rất cần được những người xung quanh thấu cảm, chia sẻ với tâm trạng, hoàn cảnh của mình.

Sự thấu cảm chính là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nếu thiếu đi nó thì con người sẽ trở thành vô tâm, vô cảm sống ích kỷ, bàng quan với mọi thứ xung quanh. Trái tim con người vì thế mà sẽ dần dần bị chai sạn mài mòn đi những rung cảm đời thường, chân thực yêu thương rất con người, rất nhân văn.

Sự thấu cảm là gì? Sự thấu cảm chính là sự cảm thông có cái nhìn khách quan, thấu đáo trọn vẹn một tính cách, một sự việc, hiện tượng nào đó để có thể hiểu được suy nghĩ của người khác, hiểu được tâm trạng của người khác khi rơi vào hoàn cảnh đó sẽ như thế nào. Sau khi chúng ta cảm nhận được cảm xúc của họ sẽ đưa ra sự nhìn nhận chân thành, thấu tình đạt lý hơn, có cái nhìn tích cực hơn không phê phán chỉ trích người khác mà thông cảm với hoàn cảnh của họ.

Tham khảo thêm:   6 cách làm hoành thánh thơm ngon, dễ làm, hấp dẫn tại nhà

Thể hiện cái nhìn bao dung, lạc quan hơn vào những người xung quanh, tránh được cái nhìn phiến diện tiêu cực với mọi việc xung quanh mình.

Trong cuộc sống ai cũng có những lúc gặp chuyện buồn, trong gia đình có người thân chẳng may qua đời, bạn bè, hàng xóm tới phúng viếng hỏi thăm trong lúc tang gia bối rối có thể chủ nhà có những điều sơ xuất không cảm ơn tận tình, hoặc có những thiếu sót thì những người tới hỏi thăm phúng viếng đều cảm thông cho gia chủ bởi họ đang hoàn cảnh vô cùng đau khổ, bối rối, nên đầu óc và trí tuệ sáng suốt bị lu mờ đi ít nhiều chúng ta thường thông cảm mà bỏ qua, không vì thế mà chấp nhặt, hay khó chịu…

Đó chính là sự thấu cảm trong cuộc sống, sự nhân văn giữa con người với con người sống trong xã hội cần phải có với nhau.

Hay một bạn học sinh cả tối qua phải thức đêm để chăm người thân bị ốm nên không kịp ôn bài cũ khi tới trường, chẳng may hôm đó bạn lại được cô giáo gọi lên để kiểm tra bài cũ. Bạn học sinh đó không thuộc, nên cô cho điểm kém nhưng nếu biết rõ nguyên nhân vì sao bạn đó không học thuộc bài mà từ trước tới giờ bạn đều là học sinh gương mẫu chăm chỉ, thì chắc chắn cô giáo và cả lớp sẽ thông cảm, chia sẻ với bạn mà thôi.

Sự thấu cảm là việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nếu trong xã hội mất đi sự thấu cảm con người sẽ trở thành những người vô tâm, thành những cỗ máy robot chỉ việc làm việc và hoạt động theo sự lập trình sẵn có thiếu đi tính linh hoạt rất cần thiết của một con người thiếu sự thấu tình đạt lý, thiếu đi tính nhân văn trong xã hội. Xã hội Việt Nam chúng ta là một xã hội vô cùng trọng tình cảm, trọng lễ nghĩa nên sự thấu cảm trong xã hội là một điều vô cùng quan trọng.

Sự thấu cảm trước tiên nó thường bắt nguồn từ lòng trắc ẩn, tình thương yêu giữa con người với con người đối với nhau. Nhờ điều đó, mà mỗi con người chúng ta xích lại gần nhau hơn, trở nên gần gũi thân thiết và gắn bó với nhau hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái mà người xưa thường dặn dò con cháu mình phải noi theo như “Lá lành đùm lá rách”

Một con người khi biết thấu cảm, chia sẻ với hoàn cảnh của người khác sẽ là con người có cái nhìn toàn diện, toàn cục trọn vẹn giúp người đó đưa ra những phán đoán chính xác và bao dung hơn với những lỗi lầm của người xung quanh mình, không trở thành kẻ hà khắc, độc ác, khó tính…Biết thấu cảm với hoàn cảnh khó khăn, nỗi buồn của những người xung quanh mình để hiểu rõ những người xung quanh mình hơn.

Sự thấu cảm mang lại sức mạnh vô cùng to lớn, làm nên sự kỳ diệu đó chính là sự thay đổi tâm tính của một con người, hướng con người tới sự hoàn thiện bản thân, nhân cách, và suy nghĩ của mình trong cuộc sống để trở thành người chín chắn, tích cực, lạc quan.

Tuy nhiên, sự thấu cảm không đồng cảm với sự bao che, dung túng cho những hành vi xấu xa, trái đạo đức pháp luật, trái với luân thường đạo lý làm người ở đời. Ví như việc chúng ta nhìn thấy bạn mình gian dối trong thi cử vì hôm qua mẹ bạn ốm bạn không học bài được, điều này cần nhắc nhở để bạn sửa đổi, bởi một lần gian dối thì sẽ có lần sau gian dối. Nó sẽ biến một con người trung thực thành kẻ chuyên quay cóp bài, sống thành tích.

Tham khảo thêm:   Toán 6 Luyện tập chung trang 20 Giải Toán lớp 6 trang 20 - Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bên cạnh những người biết cảm thông, thấu cảm với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thì có những người lại quá thờ ơ, lạnh nhạt, dửng dưng với cuộc sống, với nỗi khổ của những người xung quanh mình. Họ sống vô cùng ích kỷ, bàng quan trước cuộc sống chỉ biết lo tới lợi ích của bản thân mà thôi, không quan tâm tới những người xung quanh sống chết như thế nào theo kiểu “Sống chết mặc bay”

Sự cảm thông có sức mạnh vô cùng to lớn nó làm cho cuộc sống của những con người trong xã hội trở nên gắn bó, thân thiết xích lại gần nhau hơn, không làm cho con người trở nên vô cảm, ích kỷ, hoạt động như một cỗ máy. Nó làm cho con người sống biết yêu thương che chở, cảm thông với người khác trái tim con người rung lên những nhịp đập vô cùng nhân văn, thể hiện tinh thần nhân đạo ấm áp trong cuộc sống làm người.

Khi mỗi con người có sự thấu cảm thì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, sẽ dễ dàng được bỏ qua bởi trái tim con người hướng tới sự Chân- Thiện- Mỹ. Họ sống để yêu thương lẫn nhau, chứ không phải vì đấu đá tranh giành, đố kỵ, còn gì tuyệt vời hơn khi con người sống trong xã hội với tinh thần nhân văn cao cả “người với người sống để yêu nhau”

Khi con người biết đặt mình vào hoàn cảnh sống của người khác để suy nghĩ, để giải quyết tình huống thì sẽ có cái nhìn toàn diện thấu đáo hơn, sẽ tránh được những trường hợp chúng ta cảm thấy hối hận day dứt về sau.

Nghị luận về sự thấu cảm

Kinh tế ngày càng phát triển. Đời sống của người dân ngày một tăng cao, cuộc sống đã ngày một xa vời với hồi ức của những năm tháng chiến tranh, cả dân tộc ta một lòng đoàn kết hướng về sự độc lập dân tộc, để rồi khi hòa bình lập lại, nhân dân ta lại một lần nữa chứng tỏ sự đồng lòng toàn dân cùng nhau vượt qua những khó khăn để vươn lên những ngày tháng cuộc sống có thể ăn no mặc ấm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ngày gian khó, người với người lại yêu thương, đùm bọc nhau một cách chân thành mà khi cuộc sống đủ đầy, người với người trái tim sao lại xa cách nhau vậy. Con người ngày càng mất dần sự thấu cảm dành cho nhau.

Trong cuộc sống, triết lý về cuộc đời có vô vàn, nhưng câu nói mà tôi thấy tâm đắc và thấm thía nhất, đó là “Ở trên đời, người với người sống để yêu thương”, thế nhưng, con người ta lại càng ngày càng tính toán thiệt hơn với nhau, và với bất cứ sự lên tiếng nào họ cũng quy hết vào do nhu cầu cơm, áo, gạo, tiền, guồng quay cuộc sống, người ta chỉ yêu chính bản thân mình hoặc chỉ quan tâm đến chính bản thân mình, họ vẫn mặc định sống phải vì bản thân. Hơn chút họ dành thêm sự quan tâm đến người mà họ yêu thích. Tôi cảm thấy rất buồn khi người ta khuyên nhau “Càng biết nhiều thì càng khổ, hãy nhớ điều đó”. “Không nên lo chuyện bao đồng”, “Việc của tôi không cần người khác quan tâm”…Con người vô cảm dần đều và rồi không còn sự thấu hiểu dành cho nhau.

Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Hiểu họ, đồng cảm với họ,. Con người với con người gần nhau thêm về mặt tình cảm, đồng điệu để sẻ chia. Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các dạng bài tập chương 1 môn Hóa học lớp 10 Bài tập Hóa học lớp 10: Nguyên tử

Sự thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, Tổng hòa, nó là thước đo quyết định ý nghĩa của cuộc sống. Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, tình yêu thương, nhờ có sự thấu cảm mà con người có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn về người khác, từ đó biết nghĩ cho người, sống vì người. Sự thấu cảm là mang con người xích lại gần nhau. Sự thấu cảm cũng là cơ sở, nền tảng để người ta không ngừng trau dồi vốn sống và hoàn thiện nhân cách bản thân. Có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khóa của thành công của hạnh phúc.

Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách ấy. Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Dù đó chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất, nghĩ cho cha mẹ đã vất vả nuôi nấng mình khôn lớn để biết chi tiêu tằn tiện, đỡ đần bố mẹ, với những người lớn tuổi trong gia đình, hãy thường xuyên trở về thăm và trò chuyện cùng họ. Những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn ta, không giúp đỡ được gì cho họ thì ít nhất ta đừng nên dè bỉu, khinh miệt họ. Những nơi gặp thiên tai, bão lũ, hãy chia sẻ với họ những điều mình có thể giúp họ để họ vơi bớt sự khó khăn. Hay trên đường đi hãy giúp đỡ trẻ em, người già qua đường. Đi trên xe buýt, hãy biết nhường ghế. Đừng xả rác bừa bãi, đừng mặc định rằng sẽ có cô lao công quét dọn. Những hành vi ấy nếu được thể hiện bằng hành động thì sẽ trở thành những người có khả năng thấu cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn thế giới bằng con mắt của người khác để hiểu được suy nghĩ của mọi người, cảm được cảm xúc của mọi người và từ đó họ đã tự giúp bản thân mình có một cuộc sống giàu ý nghĩa.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn vô số hình ảnh không đẹp mắt vì sự vô cảm của con người. Trên đường giao thông thấy người gặp nạn dửng dưng quay đi, thấy những cảnh đánh nhau không biết can ngăn lại còn cợt nhạt lấy điện thoại ra chụp choẹt, quay clip. Coi khinh những tầng lớp dưới mình. Không cần biết đúng sai, những tin tức trên đài báo, kể cả giật tít câu view nhưng cư dân mạng vẫn không tỉnh táo, về dường như chỉ cần biết tin qua những nội dung báo chí để rồi hùa theo chỉ trích người khác. Những người như vậy thật thờ ơ, vô cảm, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, phải biết thấu cảm với mọi người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động cụ thể. Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.

Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ trái tim mình. Hãy có những hành động đẹp để thấy trái tim ta biết yêu thương.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sự thấu cảm Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *