Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tinh thần trách nhiệm (Dàn ý + 16 Mẫu) Viết đoạn văn về tinh thần trách nhiệm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần trách nhiệm tuyển chọn 16 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về Văn ngày một tiến bộ hơn.

TOP 16 Đoạn văn về tinh thần trách nhiệm bao gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình giúp các bạn học môn Ngữ văn dễ dàng và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về đức tính giản dị, đoạn văn nghị luận về tình yêu thiên nhiên, đoạn văn viết về hạnh phúc.

Viết đoạn văn về tinh thần trách nhiệm hay nhất

  • Dàn ý viết đoạn về tinh thần trách nhiệm
  • Đoạn văn về tinh thần trách nhiệm
  • Viết đoạn văn suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm
  • Viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần trách nhiệm (9 Mẫu)
  • Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần trách nhiệm (4 Mẫu)

Dàn ý viết đoạn về tinh thần trách nhiệm

I. Mở đoạn

– Giới thiệu về tinh thần trách nhiệm

II. Thân đoạn

1. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

  • Là khi ai gia cho việc gi cũng hoàn thành
  • Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận
  • Là giữ lời hứa
  • Chịu trách nhiệm với những gi mình làm

2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

  • Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….
  • Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh
  • Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho
  • Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

3. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

  • Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ
  • Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý
  • Được lòng tin của mọi người
  • Thành công trong công việc và cuộc sống

III. Kết đoạn: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm

Đoạn văn về tinh thần trách nhiệm

Sinh ra trên đời mỗi người đều có một sứ mệnh riêng. Mỗi người là một màu sắc khác biệt. Thế nên có người sống đầy tinh thần trách nhiệm, cũng có người sống thờ ơ ỷ lại. Sống có tinh thần trách nhiệm là ý thức, hành vi đúng mực, luôn làm tốt và trọn vẹn những việc được giao phó. Họ luôn giữ đúng lời hứa, đã nói là làm và thực hiện đúng những gì bản thân đã cam kết hay nói ra. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành tốt, đúng hạn công việc của mình, không cần người khác phải đốc thúc, nhắc nhở. Nếu làm sai, họ sẵn sàng nhận lỗi và khắc phục lỗi lầm. Người có tinh thần trách nhiệm sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng, biết sắp xếp công việc và biết vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, xã hội hiện nay vẫn không thiếu những người sống vô trách nhiệm. Họ thường né tránh, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Nếu có nhận, những người này cũng chỉ làm chống đối, qua loa cho có mà thôi. Những người như thế rất đáng bị phê phán và lên án. Để xã hội phát triển tốt đẹp, mỗi người hãy sống có tinh thần trách nhiệm, trở thành một công dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu có, văn minh hơn.

Viết đoạn văn suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm

Mỗi chúng ta ai cũng phải trưởng thành, có trách nhiệm với lựa chọn của bản thân và cần cố gắng, nỗ lực hết sức mình trong cuộc sống. Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn thì ta cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là việc mỗi người nỗ lực hết sức mình trong công việc mình đang làm, làm việc có chiến lược, hiệu quả và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những điều bản thân đã làm. Tinh thần trách nhiệm trong công việc là một yếu tố mà mỗi người cần có để có thể thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Ai rồi cũng sẽ phải khôn lớn, phải nỗ lực làm việc để tạo ra được những giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội, chính vì thế, việc rèn luyện tinh thần trách nhiệm cho chính mình là điều nên làm và phải làm. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ta hoàn thành công việc và nhiệm vụ được tốt hơn, từ đó được mọi người xung quanh công nhận năng lực của mình và được quý mến, tin tưởng, tín nhiệm hơn, con đường công danh sự nghiệp cũng vì thế mà sáng sủa hơn. Sẽ chẳng có cơ hội nào mở ra với những người lười biếng, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, qua loa, sơ sài, chính thái độ của ta đối với công việc sẽ là con đường quyết định ta có đi đến được thành công hay không. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân đối với công việc của mình. Cũng có những người lười biếng, quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không nỗ lực vươn lên, tạo dựng cho bản thân một cuộc sống tốt đẹp,… Những người này thật đáng chê trách và cần phải thay đổi lối sống của bản thân nếu muốn trở nên tốt đẹp hơn. Chúng ta – những người trẻ chính là lao động nòng cốt của đất nước sau này, hãy nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân cho thật tốt đồng thời sống có trách nhiệm để sau này có được cuộc sống tốt đẹp, cống hiến được những điều có ý nghĩa nhất cho xã hội.

Vai trò của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

Con người sinh ra được hưởng nhiều quyền lợi cũng như mang theo nhiều trách nhiệm, nghĩa vụ cần chúng ta thực hiện. Chính vì thế, tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm đang là vấn đề cần bàn bạc nhất là trong bối cảnh hiện nay của xã hội. Trách nhiệm là việc mỗi người ý thức được công việc, nhiệm vụ của bản thân mình và cố gắng hoàn thiện chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất mà không để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Còn vô trách nhiệm thì trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Xã hội càng phát triển, con người càng phải có tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm học hỏi, trau dồi để hoàn thiện bản thân. Trách nhiệm yêu thương gia đình, người thân, những người xung quanh. Trách nhiệm của một người công dân làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp con người sống tốt hơn, phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực hơn. Mỗi người hãy tập rèn luyện bản thân mình theo chiều hướng tích cực để có được những điều tốt đẹp hơn. Còn vô trách nhiệm trái với trách nhiệm, là một tính xấu mà mỗi chúng ta cần phải bài trừ. Thói vô trách nhiệm là biểu hiện của lối sống phi đạo đức, thể hiện ở ý thức và hành động không làm tròn phận sự của mình đối với xã hội, gia đình và bản thân, gây nên những hậu quả tiêu cực. Tác hại của việc vô trách nhiệm vô cùng khôn lường, nó làm mất lòng tin của ta đối với mọi người vì không thực hiện đúng được những gì bản thân đã cam kết, từ đó vô tình khiến cho lời nói của mình trở nên mất giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân. Thói vô trách nhiệm không chỉ làm cho ta mất đi những giá trị đạo đức làm người, tha hóa nhân cách của mình mà ngược lại còn ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh. Nhận biết được tầm quan trọng của trách nhiệm và tác hại của thói vô trách nhiệm, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một lối sống tốt đẹp nhất, văn minh nhất để hoàn thiện và phát triển bản thân.

Tham khảo thêm:   Lạ miệng với món chim câu xào hành răm thơm ngon bổ dưỡng

Viết đoạn văn 200 chữ về tinh thần trách nhiệm

Đoạn văn mẫu 1

Con người muốn hoàn thiện bản thân thì cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp, một trong số đó chính là sống có trách nhiệm và đẩy thói vô trách nhiệm ra xa bản thân. Trách nhiệm là việc mỗi người ý thức được công việc, nhiệm vụ của bản thân mình và cố gắng hoàn thiện chúng một cách trọn vẹn và nhanh nhất mà không để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc mỗi người không có ý thức hoàn thành công việc, nghĩa vụ của mình một cách đúng hạn mà dửng dưng, để người khác phải nhắc nhở, khiển trách. Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Khi chúng ta tích cực học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, chúng ta cần biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn sống không có trách nhiệm với bản thân mình cũng như với những người xung quanh. Những người này sẽ khó có được sự tin tưởng, tín nhiệm và sớm bị xã hội đào thải. Mỗi người chỉ được sống có một lần, hãy trở thành một công dân tốt, có đạo đức, trách nhiệm, tránh xa thói vô trách nhiệm và biết sống vì mọi người nhiều hơn.

Đoạn văn mẫu 2

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kỹ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và những người xung quanh, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thời đại 4.0 là nơi của sự kết nối và truyền tải, nếu bạn không muốn dễ dàng mất điểm trước mọi người một cách công khai nhanh chóng, thì chính bạn đã dám làm thì cần phải có can đảm chịu trách nhiệm trước điều đó. Vì vậy việc bạn cần làm chính là xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những điều nhỏ nhất: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ nội quy nhà trường, luật an toàn giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm… Bởi khi bạn biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của bản thân thì có lẽ đó cũng là lúc bạn bắt đầu trưởng thành.

Đoạn văn mẫu 3

Muốn trở thành một công dân tốt trước hết chúng ta cần phải rèn luyện đạo đức, nhân phẩm của mình cho thật tốt, sống có trách nhiệm. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm trách nhiệm và vô trách nhiệm. Vậy thế nào là trách nhiệm và vô trách nhiệm? Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn vô trách nhiệm trái ngược trách nhiệm, là việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, không hoàn thành công việc mình được giao phó. Người sống có trách nhiệm là người luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục. Ngược lại, người vô trách nhiệm thường không quan tâm, mặc kệ những công việc mà bản thân mình được giao, không hoàn thành đúng hạn công việc hoặc chất lượng công việc không được tốt; không dám nhìn nhận thực tế vào những lỗi lầm của mình. Việc sống có trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Còn vô trách nhiệm khiến ta mất lòng tin ở mọi người, khó thành công trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống của mỗi người do mỗi người tự lựa chọn và định hướng, hãy trở thành một người để người khác học tập theo. Khi chúng ta rèn luyện được đức tính “trách nhiệm”, ta sẽ rèn luyện được nhiều đức tính quý báu khác.

Đoạn văn mẫu 4

Câu chuyện về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay khiến cho chúng ta có nhiều quan tâm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn một việc gì đó của con người. Còn ngược lại, việc không có ý thức muốn làm tốt việc của mình, đó là biểu hiện của thói vô trách nhiệm. Nói về tinh thần trách nhiệm, đây là vấn đề thuộc về đạo lí của con người. Sống trong đời này, trách nhiệm với gia đình, bạn bè, xã hội và công việc là điều tất yếu. Nó khẳng định sự chín chắn, trưởng thành và tâm hồn cao đẹp của chúng ta. Con cái có trách nhiệm với gia đình, công dân có trách nhiệm với xã hội, đó là đạo lí muôn đời. Nhưng trên hết, con người còn phải có trách nhiệm với chính bản thân mình. Vì nếu không sống tốt với chính mình thì chẳng thể sống tốt với ai. Bởi vậy, xã hội ngày nay những con người sống có trách nhiệm thực sự đáng ca ngợi và trân trọng. Những người con dù tuổi đã cao vẫn chăm sóc mẹ già, dù bệnh tật, tật nguyền vẫn cố gắng nuôi bản thân, thậm chí nuôi cả bố mẹ… Hay có rất nhiều bạn trẻ, nhận thức được sứ mệnh của mình nên sống cống hiến, sống vì cộng đồng từ những việc làm nhỏ như đi tình nguyện, giúp đỡ người nghèo, thu gom rác thải… Sống có trách nhiệm mang đến sức lan tỏa rộng lớn cho mọi người trong xã hội. Ngược lại, thói vô trách nhiệm lại gây nhiều mối nguy hại lớn. Cứ nghĩ chỉ cần vứt một chút rác thôi chẳng ảnh hưởng gì đến môi trường đâu; tiêu một chút tiền thôi, bố mẹ không nghèo đi đâu; lười học một hôm thôi chắc không học dốt đi đâu; chơi hôm nay thôi không ảnh hưởng gì đến tương lai đâu… Chỉ cần mỗi thứ một chút, một chút thôi, chúng ta không ngờ thành thói quen, mà lâu dần thành thói vô trách nhiệm lúc nào không hay vậy. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, xã hội và quan trọng nhất là bản thân. Chỉ cần một hành động nhỏ hôm nay bạn có thể biến mình thành người có trách nhiệm hay vô trách nhiệm ngày mai!

Tham khảo thêm:   Kinh nghiệm du lịch khám phá vườn quốc gia Ba Vì

Đoạn văn mẫu 5

Tinh thần trách nhiệm thể hiện lối sống lành mạnh, văn minh, hiện đại giúp đất nước phát triển. Vậy thế nào là sống có trách nhiệm? Con người sống có trách nhiệm chính là chịu trách nhiệm trong mọi việc từ bản thân, gia đình và trong xã hội. Trong học tập, công việc nếu thiếu đi tinh thần trách nhiệm sẽ để lại nhiều hậu quả khác nhau, đồng thời xói mòn niềm tin của con người với nhau. Chúng ta có thể thấy rõ ràng biểu hiện đó là trong học tập học sinh ham học hỏi, về nhà làm bài tập, thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao phó đó là sự trách nhiệm. Trong công việc, nhân viên làm việc chăm chỉ, tỉ mỉ, cẩn thận hạn chế sai sót xảy ra nhất là trong các công việc kỹ thuật điều này giúp giảm thiểu rủi ro, đó cũng là tinh thần trách nhiệm. Để trở thành con người có trách nhiệm, mỗi cá nhân nên xác định chuẩn mực mà mình hướng đến và phấn đấu để đạt được chuẩn mực con người. Rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức rõ ràng những hành động đúng sai trong cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận vấn đề và dừng chân trước những cám dỗ xấu xa. Mỗi chúng ta đều phải biết đối nhân xử thế, con cái phải có nghĩa vụ yêu thương, phụng dưỡng cha mẹ vô điều kiện. Anh chị em trong một nhà phải biết yêu thương lẫn nhau, sẵn sàng tương trợ khi hoạn nạn khi cần. Trong công việc mỗi chúng ta phải nỗ lực hoàn thành công việc được giao phó, tự chịu trách nhiệm hậu quả khi làm sai. Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải học hỏi kiến thức, hoàn thành tốt các yêu cầu của giáo viên đó cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm.

Đoạn văn mẫu 6

Mỗi người sinh ra đều mang một sứ mệnh riêng. Có người biết vươn lên nhưng cũng có người trì trệ cũng như việc có người sống với tinh thần trách nhiệm còn có những người lại sống vô trách nhiệm. Trách nhiệm là ý thức, hành vi luôn làm tốt và trọn vẹn việc được giao hoặc là việc giữ đúng lời hứa, thực hiện đúng với những gì bản thân mình đã nói ra hoặc đã cam kết. Người sống có tinh thần trách nhiệm luôn hoàn thành đúng hạn và làm tốt công việc được giao; không phải để người khác đốc thúc, nhắc nhở mình; biết nhìn vào thực tế, biết chấp nhận những lỗi lầm của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những lỗi lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người ta trưởng thành hơn, biết sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tín nhiệm, tin tưởng. Vô trách nhiệm chính là không chịu trách nhiệm về bất cứ một vấn đề gì trong cuộc sống cũng như công việc và sinh hoạt mà luôn đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, né tránh và luôn ỷ lại, hoặc nếu có tiếp nhận họ cũng chỉ giải quyết theo cảm tính, làm qua loa cho có chứ thực sự không để tâm đến trách nhiệm của mình. Một người vô trách nhiệm sẽ không quan tâm tới chính bản thân mình về tất cả mọi mặt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc. Họ không có ý thức chăm sóc cho bản thân, vun vén cho công việc, ngược lại làm việc gì cũng cẩu thả, qua loa, thái độ miễn cưỡng cho xong chuyện, với bất cứ vấn đề gì xảy ra cũng buông thả, luôn có suy nghĩ “tới đâu hay tới đó”. Chúng ta không được lựa chọn nơi mình sinh ra nhưng được tự do lựa chọn cuộc sống và định hướng cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta hãy trở thành một công dân tốt, góp phần làm cho đất nước, xã hội thêm giàu đẹp, văn minh và vững mạnh hơn.

Đoạn văn mẫu 7

Con người sống trong bất kỳ thời kỳ, giai đoạn nào cũng cần rèn luyện cho mình những đức tính tốt, trong đó không thể không nói đến trách nhiệm. Vậy trách nhiệm là gì? Trách nhiệm là ý thức và hành vi luôn hoàn thành tốt và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc giữ lời hứa, làm đúng những gì mình đã nói hoặc đã cam kết. Người có trách nhiệm luôn hoàn thành đúng thời gian và làm tốt công việc được giao; không để người khác thúc giục, nhắc nhở bạn; biết nhìn thẳng vào thực tế, nhận lỗi của bản thân và có ý thức sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó. Từ những đặc điểm trên, tinh thần trách nhiệm giúp con người trưởng thành hơn, biết cách sắp xếp công việc, vươn lên trong cuộc sống; được người khác tin tưởng. Khi chúng ta thực hành đức tính “trách nhiệm”, chúng ta sẽ trau dồi nhiều đức tính quý báu khác. Có thể thấy, trách nhiệm là một đức tính vô cùng quan trọng, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính này để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đoạn văn mẫu 8

Sống có trách nhiệm là gì? Sống có trách nhiệm chính là lối sống làm tròn bổn phận, nghĩa vụ, chức trách đối với bản thân mình, với gia đình và xã hội. Hơn hết còn phải có trách nhiệm với những suy nghĩ, hành động và việc làm của bản thân mình. Mỗi người chúng ta có trách nhiệm làm, có trách nhiệm gánh vác, có trách nhiệm nhận sai khi gây ra lỗi lầm. Đó mới chính là một công dân tốt và có ích cho xã hội. Biểu hiện của lối sống có trách nhiệm hiện nay rất đa dạng và phong phú, xuất phát từ những việc nhỏ nhặt trong cuộc sống thường ngày. Bác Hồ đã từng bảo rằng trẻ nhỏ thì làm việc nhỏ, vậy thì lối sống trách nhiệm cũng xuất phát từ những việc bình dị, nhỏ nhặt như thế. Hằng ngày chúng ta có rất nhiều việc phải làm với mình, với gia đình, với nhà trường, xã hội. Hãy hoàn thiện bản thân mình trước khi muốn người khác hoàn thiện, cũng giống như việc có trách nhiệm với bản thân mình trước thì chúng ta mới có trách nhiệm được với người khác và với xã hội. Là học sinh, mỗi ngày chúng ta cần phải có trách nhiệm với việc học. Trước khi đến lớp cần phải hoàn thành bài tập của ngày hôm qua và chuẩn bị bài mới cho ngày mai. Chúng ta cần phải trình bày cẩn thận sạch sẽ với chính bài làm của mình, không được cẩu thả, sống buông thả không có trách nhiệm. Từ những việc nhỏ thế này mà chúng ta không làm được thì những việc lớn hơn liệu chúng ta có đủ sức và đủ bản lĩnh để làm hay không?

Tham khảo thêm:   Văn bản Chiếu dời đô Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn

Đoạn văn mẫu 9

Trong cuộc sống của chúng ta, ý thức trách nhiệm với công việc sẽ giúp bạn được mọi người kính trọng, yêu quý, tin tưởng. Đặc biệt, nếu chúng ta có tinh thần trách nhiệm, chúng ta sẽ có thể làm được nhiều việc cho bản thân và xã hội. Chúng ta sẽ sẵn sàng làm việc, sẵn sàng xây dựng ý kiến của bản thân. Giúp bạn có được niềm tin với bản thân, và có thể làm mọi việc. Sống có trách nhiệm còn được thể hiện qua những hành động rất nhỏ nhặt trong đời sống. Những thói quen hằng ngày mà chúng ta dường như lãng quên đi vì nó quá quen thuộc với mình. Giả sử, việc bạn đúng hẹn cũng chính là bạn đang có ý thức trách nhiệm với công việc và với chính uy tín của mình. Hay đó là việc bạn ý thức sẵn sàng cúi xuống nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định. Là việc bạn sẵn sàng giúp đỡ những người khiếm khuyết, những người gặp khó khăn. Hay chính người xung quanh bạn, hãy sẵn sàng giúp đỡ họ. Đối với chính bạn, chúng ta cũng cần ý thức trách nhiệm nhiệm với chính mình. Từ việc đúng giờ hẹn, có ý thức với người khác, quay lại chúng ta cũng cần ý thức với chính bản thân mình. Chúng ta cần ý thức về việc mình đang làm, về vấn đến mình đang suy nghĩ, về những nỗi buồn thất thường, hay những cáu bẩn vô lý của bản thân. Để chúng ta ngày một ý thức chín chắn, ngày một hoàn thiện trách nhiệm của bản thân mình. Xã hội ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ, chúng ta cần phải có cho mình được ý thức trách nhiệm với mọi công việc và với chính mình. Để có thể xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh.

Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần trách nhiệm

Đoạn văn mẫu 1

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân trước những khó khăn, thử thách. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ người khác, từ đó, dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Thói xấu này đáng bị phê phán là lên án. Là học sinh, chúng ta cần phải xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: từ hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Hãy có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội.

Đoạn văn mẫu 2

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Vậy tinh thần trách nhiệm là gì? Đó chính là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc và cả cuộc sống, tinh thần trách nhiệm chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Nó là nguồn động lực thúc đẩy ta nỗ lực và hoàn thiện bản thân, nâng cao các kĩ năng giải quyết tình huống cũng như trình độ chuyên môn. Đồng thời, nhờ có phẩm chất này, ta có thể chiếm được lòng tin, sự tôn trọng và yêu quý từ bạn bè, đồng nghiệp và đối tác, từ đó dễ dàng vươn tới thành công hơn. Trong thế kỉ 21 – kỉ nguyên của hội nhập quốc tế, nơi không có chỗ cho những kẻ lười biếng, không dám làm và dám chịu trách nhiệm. Vì vậy mỗi chúng ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những hành động nhỏ hàng ngày: tự hoàn thành bài tập, tuân thủ luật giao thông, dũng cảm nhận và sửa lỗi khi phạm sai lầm. Bởi đúng như Richard L Evans đã nói, chỉ khi biết chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, ta mới có thể bắt đầu trưởng thành.

Đoạn văn mẫu 3

Con người chính là một tế bào của xã hội. Đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên một xã hội phồn vinh phát triển.Vì vậy, việc mỗi cá nhân tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội là điều quan trọng để làm nên một xã hội công bằng văn minh, giàu mạnh. Sống có trách nhiệm là gì? Trước tiên sống có trách nhiệm là sống tốt sống đẹp có trách nhiệm với tương lai của bản thân mình. Sống có mục đích, có ước mơ hoài bão, không bị những cám dỗ, những thói hư tật xấu lôi kéo mua chuộc. Sống đúng nguyên tắc làm người đã đặt ra. Người muốn sống có trách nhiệm thì trước tiên phải trách nhiệm với bản thân mình, tự mình có những nguyên tắc sống riêng, không nên để người khác nhắc nhở, hoặc làm những điều ảnh hưởng tới tương lai của chính mình.Sống có trách nhiệm với gia đình? Có trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình khi trưởng thành lập gia đình riêng làm bố mẹ thì phải có trách nhiệm với con cái. Đó chính là trách nhiệm dưỡng dục báo hiếu cha mẹ, nuôi nấng chăm sóc con cái. Để làm một người sống có trách nhiệm chúng ta phải sống đúng chuẩn mực đạo đức, có lối sống tích cực lành mạnh.

Đoạn văn mẫu 4

Tinh thần trách nhiệm là một trong những phẩm chất cao quý của con người. Đó là khả năng nhận ra và thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân mà không trốn tránh hay đổ lỗi cho người khác. Trong cuộc sống và công việc, tinh thần trách nhiệm là yếu tố cốt lõi quan trọng để đạt được thành công. Nó thúc đẩy ta nỗ lực hoàn thiện bản thân, rèn luyện kỹ năng và trình độ chuyên môn, từ đó thu hút sự tôn trọng và yêu mến từ mọi người xung quanh. Trong thời đại kết nối và thông tin 4.0, việc làm thiếu trách nhiệm có thể dẫn đến mất uy tín và đánh mất lòng tin của người khác. Vì vậy, để trưởng thành và thành công, ta cần xây dựng tinh thần trách nhiệm từ những việc nhỏ nhặt, bắt đầu từ việc hoàn thành tốt những bài tập, tuân thủ các quy định và luật lệ, và can đảm chịu trách nhiệm khi gặp sai lầm. Khi ta chấp nhận trách nhiệm cho hành động của mình, đó cũng là lúc ta bắt đầu trưởng thành và tiến tới thành công.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về tinh thần trách nhiệm (Dàn ý + 16 Mẫu) Viết đoạn văn về tinh thần trách nhiệm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *