Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị là Câu hỏi 5 trang 108 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Hội thi thổi cơm thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Đề bài: Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Hãy chỉ ra luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị.
Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? – Mẫu 1
– Văn bản giúp em hiểu thêm quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm.
– Luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị: Hội Từ Trọng (Hằng Hóa – Thanh Hóa), nấu cơm trên thuyền.
Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? – Mẫu 2
– Văn bản giúp em hiểu thêm về sự khác biệt trong quy tắc, luật lệ của hội thi thổi cơm diễn ra ở từng địa phương khác nhau.
– Luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị: Hội làng Chuông được chia ra làm cuộc thi riêng cho nam và nữ. Đối với nữ, người dự thi phải thực hiện trong vòng tròn đường kính 1,5 mét. Quy định là phải vừa thổi cơm vừa giữ một đứa trẻ (không phải con đẻ của người dự thi, khoảng 7 – 8 tháng tuổi) và canh chừng con cóc không nhảy ra khỏi vòng tròn. Đối với nam, bếp đặt sẵn ở một cái ao hay bờ đầm, mỗi người dự thi một bếp. Sau hồi trống lệnh, họ phải bơi xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết các việc trên thuyền bồng bềnh.
Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? – Mẫu 3
– Văn bản “Hội thi thổi cơm” đã giúp em hiểu thêm về sự đa dạng trong luật lệ của các hội thi thổi cơm trên khắp mọi miền đất nước.
– Luật thi và cách thi thổi cơm của một địa phương được nêu trong văn bản mà em thấy thú vị: Hội thi ở Hành Thiện (Nam Định) khi cuộc thi chỉ dành cho nam.
Tóm tắt văn bản Hội thi thổi cơm
Thi nấu cơm ở hội Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội) nhằm diễn lại tích của Phan Tây Nhạc. Mỗi nhóm mười người tự xay thóc giã gạo nấu cơm. Đội nào nấu được cơm chín, ngon trước là thắng, cơm dùng để cúng thần. Thi nấu cơm ở hội làng Chuông (làng Chuông – Hà Nội) chia ra làm cuộc thi của nữ và nam với những quy định khác nhau. Cơm chín trước, dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa) sẽ thi nấu cơm trên thuyền thúng tại một đầm rộng, lộng gió. Ai có nồi cơm hoặc chõ xôi chín dẻo và ngon là người thắng cuộc. Thi nấu cơm ở hội Hành Thiện (Nam Định) chỉ dành cho nam. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm, người kia có nhiệm vụ đun nấu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon là người thắng cuộc.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản giúp em hiểu thêm điều gì về hội thi thổi cơm? Soạn bài Hội thi thổi cơm CD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.