Tất cả các hình trong toán học có rất nhiều. Vậy nên, để giúp các em nắm bắt được đầy đủ kiến thức về các loại hình trong toán học đầy đủ, chi tiết nhất thì hãy cùng Wikihoc tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây.

Tổng hợp các loại hình trong hình học phẳng

Hình học được biết đến là môn học khá khó thuộc toán học, nhưng tính ứng dụng thực tế của chúng rất cao như tính số lượng gạch để xây dựng công trình, diện tích đất đai,…

Trong đó hình học phẳng là loại hình được sử dụng nhiều nhất, khi chúng được vẽ trên một mặt phẳng không gian 2 chiều. Dưới đây là tổng hợp một số hình học phẳng cơ bản nhất mà các em sẽ được học.

1. Hình tam giác

Hình tam giác là hình học được tạo nên từ 3 điểm không thuộc cùng một đường thẳng, chúng được nối lại với nhau và có đường cao vuông góc với đáy của hình.

Các loại hình tam giác thường gặp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong hình tam giác được chia thành nhiều loại khác nhau như sau:

  • Tam giác thường: Đây là hình cơ bản nhất với độ dài các cạnh và số đo góc trong sẽ khác nhau. Đây cũng được xem là một trường hợp đặc biệt của hình tam giác.

  • Tam giác cân: Đây là hình tam giác với hai cạnh bên bằng nhau, đỉnh của chúng chính là điểm giao của hai cạnh bên. Còn góc sẽ được tạo nên từ đỉnh gọi là góc ở đỉnh, còn góc ở hai cạnh sẽ được gọi là góc ở đáy. Tính chất của hình tam giác này chính là hai góc ở đáy sẽ bằng nhau.

  • Tam giác đều: Đây là trường học đặc biệt của tam giác cân khi có 3 cạnh bằng nhau, cả 3 góc đều bằng 60 độ.

  • Tam giác vuông: Tam giác có 1 góc là 90 độ, cạnh đối diện với góc vuông là cạnh huyền (Cạnh lớn nhất), hai cạnh còn lại chính là cạnh góc vuông.

  • Tam giác tù: Đây là tam giác có một góc sẽ lớn hơn 90 độ, hay góc ngoài sẽ bé hơn 90 độ (góc nhọn)

  • Tam giác nhọn: Là hình tam giác có 3 góc đều nhỏ hơn 90 độ, hay các góc ngoài lớn hơn 90 độ.

  • Tam giác vuông cân: Đây vừa là tam giác cân, vừa là tam giác vuông khi có hai cạnh góc vuông bằng nhau, cùng 1 góc nhọn 45 độ.

Tham khảo thêm:  

2. Hình vuông

Đây là hình tứ giác với 4 cạnh bằng nhau, cùng 4 góc đều bằng 90 độ. Đây được biết đến là hình có cách tính diện tích và chu vi đơn giản nhất.

Đặc điểm của hình vuông. (Ảnh: Sưu tầm internet)

3. Hình chữ nhật

Hình chữ nhật cũng là hình tứ giác với 4 góc vuông, trong đó chúng có các cặp cạnh diện diện bằng nhau và song song. Trong đó đây cũng là một trường hợp đặc biệt của hình vuông.

Đặc điểm hình chữ nhật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

4. Hình thang

Hình thang được biết đến là hình tứ giác lồi, với hai cạnh đáy song song với nhau. Cùng với đó, đường cao của hình sẽ vuông góc cùng với cạnh đáy của hình đó.

Trong đó, hình chữ nhật và hình vuông chính là trường hợp đặc biệt của hình thang.

Đặc điểm hình thang. (Ảnh: Sưu tầm internet)

5. Hình bình hành

Một hình tứ giác với hai cặp đường thẳng song song cắt nhau sẽ tạo nên hình bình hành. Đồng thời, đây là hình đặc biệt của hình thang.

Đặc điểm hình bình hành. (Ảnh: Sưu tầm internet)

6. Hình tròn

Khi một vùng trong mặt phẳng được giới hạn bởi vòng tròn, lúc này sẽ tạo thành hình tròn. Điểm đặc biệt của hình tròn khác với những hình khác chính là chúng có bán kính và đường kính.

Đặc điểm hình tròn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

7. Hình thoi

Hình thoi cũng là một dạng đặc biệt của hình tứ giác với 4 cạnh bằng nhau. Trong đó các góc đối diện của hình sẽ bằng nhau, cùng với hai cạnh tạo ra một góc sẽ có độ dài bằng nhau.

Đặc điểm hình thoi. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp các hình trong toán học không gian

Trong tất cả các hình trong toán học thì không thể bỏ qua kiến thức về hình học không gian. Đây là những hình được mô phỏng trong không gian 3 chiều, nó sẽ được tạo nên từ một khối trụ chứ không đơn thuần là một mặt phẳng, thay vào đó chúng sẽ được cấu tạo từ nhiều mặt phẳng khác nhau.

Thay vì hình học phẳng chủ yếu tính diện tích, chu vi thì trong hình học không gian sẽ có thêm tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, diện tích mặt đáy và thể tích.

Dưới đây là một số hình học không gian phổ biến nhất:

Hình hộp chữ nhật: Đây là hình không gian với 6 mặt đều là hình chữ nhật.

Đặc điểm hình hộp chữ nhật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình lập phương: Khối đa diện với 6 mặt đều là hình vuông.

Đặc điểm hình lập phương. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình khối lăng trụ: Khối hình đa diện với 2 mặt đáy là những đa giác, còn các mặt còn lại là hình bình hành.

Đặc điểm các hình khối lăng trụ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình khối chóp: Cũng là khối đa diện nhưng chúng được tạo nên từ những điểm kết nối với nhau của một đa giác, cũng như có 1 điểm gọi là đỉnh. Mỗi cạnh và đỉnh sẽ tạo nên một tam giác hay còn gọi là mặt bên.

Đặc điểm hình khối chóp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình cầu: Đây là phần hình không gian nằm phía trong một bề mặt gồm nhiều điểm trong không gian nằm cách tâm tương ứng với một khoảng cách không đổi.

Tham khảo thêm:   Sương sa sương sáo sương sâm khác nhau thế nào?

Đặc điểm hình cầu. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình trụ: Chính là hình được tạo nên từ hai mặt đáy là hình tròn bằng nhau, khi quay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định sẽ tạo nên hình trụ.

Đặc điểm hình trụ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Hình nón: Đây là hình được tạo nên từ một tam giác vuông quay quanh trục của nó.

Đặc điểm hình nón. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số dạng bài tập về các loại hình trong toán học cấp 1

Sau khi biết được các hình trong toán học thì bé sẽ được làm quen và phải chinh phục những dạng bài tập cơ bản như:

Nhận dạng hình học

Đây là dạng bài tập toán hình cơ bản nhất mà các bé cấp 1 sẽ được học. Như đúng tên gọi, với dạng bài tập này đề bài sẽ đưa ra một loạt hình ảnh và yêu cầu trẻ nhận diện xem đó là hình gì? Hoặc sẽ cho đặc điểm của một hình ảnh và yêu cầu bé dựa vào đó để nhận biết đó là hình gì?

Ví dụ:

Bài tập nhận dạng hình học. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài toán cắt và ghép hình học

Với dạng bài tập này sẽ cho các mảnh ghép và yêu cầu cắt hoặc ghép thành những hình học đưa ra. Với dạng bài tập này đòi hỏi bé phải ghi nhớ rõ các hình học, đặc điểm của chúng để có thể cắt và ghép đúng chuẩn.

Ví dụ:

Ví dụ bài toán cắt ghép hình chữ nhật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập tính chu vi diện tích hình học phẳng

Đây được xem là bài tập cơ bản mà các bé sẽ thường gặp nhất. Với mỗi hình học phẳng sẽ có cách tính chu vi và diện tích khác nhau. Vậy nên, với mỗi hình ngoài việc nắm rõ đặc điểm, tính chất thì cần phải biết rõ công thức tính chu và và diện tích của mỗi hình để làm bài tập chính xác.

Ví dụ:

Bài toán tính diện tích hình chữ nhật, chu vi mỗi hình. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tính diện tích, thể tích hình học không gian

Đối với hình học không gian sẽ có nhiều dạng bài tập hơn từ tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, diện tích mặt đáy và thể tích. Vậy nên, các em cũng nên nắm rõ những công thức này để có thể tính toán và chinh phục bài tập dễ dàng.

Ví dụ:

Tính diện tích hình trụ tương ứng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Đếm hình

Với các bé cấp 1 chắc hẳn đã quá quen thuộc với dạng bài tập này. Ở đây đề bài sẽ cho hình ảnh nhiều hình ghép lại với nhau, yêu cầu bé sẽ phải đếm xem có bao nhiêu hình tương ứng.

Ở dạng bài tập này, đòi hỏi ngoài việc nhận diện được hình cũng cần phải có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, đếm số mới có thể trả lời chính xác.

Ví dụ:

Bài tập đếm hình cơ bản cho bé. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài tập tất cả các hình trong toán học để bé tự luyện

Dưới đây là tổng hợp một số bài tập về các loại hình trong toán học để các bé có thể cùng luyện tập và thử sức về môn học này:

 (Nguồn: Tổng hợp)

(Nguồn: Tổng hợp)

(Nguồn: Tổng hợp)

Kinh nghiệm ghi nhớ các hình trong toán học hiệu quả

Với môn toán hình với các bé cấp 1 thường có nhiều dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Để làm được bài tập thì việc nhận biết và ghi nhớ đặc điểm, tính chất của các hình rất quan trọng. Vậy nên, dưới đây là một số bí quyết mà bố mẹ có thể tham khảo để giúp con học toán hình hiệu quả hơn:

Tham khảo thêm:   Xem ngày giờ đẹp, hướng tốt để xuất hành đầu năm 2022

Trang bị nền tảng kiến thức hình học cùng Wikihoc Math

Wikihoc Math được biết đến là ứng dụng học toán tiếng Anh trực tuyến đang được ưa chuộng hiện nay, với nội dung được biên soạn dựa trên chương trình GDPT mới nhất của Bộ GDĐT đưa ra, hướng đến sự phát triển năng lực toán học và tư duy của trẻ tốt hơn.

Học toán hiệu quả cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, tại Wikihoc Math áp dụng phương pháp dạy học tích cực giúp kích thích sự sáng tạo, con tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học.

Đặc biệt, ứng dụng phát triển hơn với 400 bài học được phân bổ đa dạng với hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề chính, trong đó có cả hình học và không gian. Cùng với nội dung phân chia thành 4 cấp độ từ cơ bản đến nâng cao để các em dễ dàng lựa chọn được cấp độ học phù hợp.

Chưa kể, Wikihoc Math còn phát triển hơn 10.000 hoạt động tương tác khi học tập từ trò chơi, làm bài tập, giải câu đố,… Điều này giúp tạo được sự hứng thú cho bé trong quá trình học tập tiếp thu kiến thức và ghi nhớ tốt hơn.

Đồng thời, Wikihoc còn cung cấp thêm cả sách bài tập bổ trợ Wikihoc Math Workbook hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao năng lực toán học cho trẻ. Giúp bé vừa nắm chắc lý thuyết, vừa được thực hành một cách hiệu quả.

Liên hệ toán học cùng thực tiễn

Vốn dĩ các hình trong toán học được ứng dụng trong thực tiễn rất nhiều. Vậy nên, bố mẹ khi hướng dẫn con học toán hình hoàn toàn có thể lấy các ví dụ liên quan tới việc nhận diện hình học, tính chu vi diện tích của hình học trong thực tế,…

Với phương pháp này sẽ đảm bảo giúp bé tăng sự hứng thú khi học hơn, cũng như dễ hiểu và dễ áp dụng để giải bài tập tốt hơn. Vậy nên, bố mẹ đừng bỏ qua cách dạy bé học toán hình này để nâng cao hiệu quả học tập.

Học các hình trong toán học thông qua trò chơi

Với các bé học cấp 1, thường khả năng tập trung của con còn khá kém. Vậy nên, bố mẹ có thể áp dụng việc dạy toán hình cho con thông qua trò chơi.

Cụ thể, bố mẹ có thể tìm mua các bộ lắp ghép sử dụng tất cả các hình trong toán học để cùng chơi với con, hay cùng bé giải đó, tìm kiếm hình học thông qua các vật dụng,… Tuy nhiên, cần phải có thêm phần thưởng để tạo động lực cho bé tham gia trò chơi hơn bố mẹ nhé.

Cùng bé học toán hình thông qua trò chơi. (Ảnh; Sưu tầm internet)

Học luôn đi đôi với hành

Sau khi đã nắm được lý thuyết, để giúp bé có thể ghi nhớ kiến thức tốt hơn thì việc thực hành thường xuyên rất cần thiết. Ở đây, bố mẹ có thể cùng con làm bài tập trong SKG, học thông qua truyền hình, trực tuyến, thực tiễn, trò chơi,…

Chính việc được làm quen và thực hành thường xuyên vô tình hình thành thói quen và gia tăng khả năng ghi nhớ của trẻ một cách tốt hơn.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những thông tin về các hình trong toán học. Qua đó có thể thấy số lượng cũng khá nhiều, nhưng cũng không quá khó nhớ nếu như được học tập, luyện tập thường xuyên. Ngoài ra, đừng quên lựa chọn Wikihoc Math để giúp việc học toán hình của bé đơn giản, hiệu quả hơn nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *