Bạn đang xem bài viết Uống nước nhiều có tốt không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Cơ thể chúng ta luôn cần được bổ sung nước!

Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể con người. Nó chiếm 65% thể trọng người trưởng thành và đóng vai trò trong mọi hoạt động sống của cơ thể.

– Khi cơ thể thiếu nước sẽ kéo theo sự mất đi 1 lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu kali, canxi, iot, sắt) và nhiều vitamin.

– Cơ thể mất đi 5% nước thì nhiều chức phận sống của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, các phản xạ có điều kiện và phối hợp vận động giảm sút, kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, kém tập trung…

– Nếu cơ thể thiếu nước trầm trọng (trên 10% nước) còn có thể nguy hiểm đến tính mạng vì khi đó hàng loạt rối loạn chuyển hóa sẽ diễn ra.

Một người có thể sống xót sau 4 – 6 ngày không có thức ăn, nhưng họ có thể chết sau 3 – 5 ngày không có nước uống (khi cơ thể mất đi từ 12 – 20% tổng lượng nước).

Vì thế, hãy luôn nhớ bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể. Nó giúp tinh thần bạn sảng khoái, tăng khả năng tập trung và vận động, nâng cao chất lượng ngày sống.

Cơ thể thiếu nước sẽ rất nguy hiểm

Cơ thể thiếu nước sẽ rất nguy hiểm

Nhưng uống nhiều nước có tốt không?

Có thế nói nước là thiết yếu với con người. Nhưng thực tế mỗi cơ thể cần một lượng nước nhất định chứ không hẳn cứ bổ sung thật nhiều nước càng tốt.

Tham khảo thêm:  

Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho 1 kg cân nặng là 40 ml, tức là 1 người nặng tầm 50 kg cần khoảng 2 lít nước/1 ngày.

Trong thói quen sinh hoạt của người Việt thì khoảng 1 lít nước sẽ được cung cấp qua thức ăn hàng ngày, còn lại cơ thể nhận qua đường uống gồm tất cả các loại chất lỏng từ nước lọc, nước ngọt, bia rượu, các nước đóng chai, nước trái cây…

Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:

Nếu uống quá nhiều nước so với nhu cầu, cơ thể cũng chịu nhiều ảnh hưởng:

Đổ quá nhiều mồ hôi

Uống nhiều nước là 1 trong những nguyên nhân khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tác động không tốt đến thẩm mỹ và giao tiếp sinh hoạt, công việc của bạn hàng ngày.

Uống quá nhiều nước khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn

Uống quá nhiều nước khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn

Ảnh hưởng đến thận

– Uống thừa nước gây tình trạng ứ nước ở thận và bàng quang khiến suy giảm chức năng thanh lọc của thận, việc thải độc chất của bộ phận này trở nên kém hiệu quả.

– Và chắc hẳn bạn cũng không muốn bị gián đoạn thời gian, công việc cho nhu cầu ghé thăm “WC” thường xuyên đâu nhỉ!

Thận sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi bạn uống quá nhiều nước

Thận sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề khi bạn uống quá nhiều nước

Gây mất ngủ

Uống quá nhiều nước, đặc biệt là vào cuối ngày có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Tham khảo thêm:   Công thức tính áp suất chất rắn, lỏng, khí và bài tập áp dụng

Bởi khi chúng ta ngủ, não giải phóng ADH (loại hoocmon chống lợi liệu làm chậm chức năng thận, ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm); bạn uống 2 – 3 ly nước vào buổi tối chất lỏng dư thừa sẽ ảnh hưởng lên ADH làm đầy bàng quang khiến bạn phải thức dậy đi tiểu, và sẽ khó ngủ lại.

Bạn dễ bị gián đoạn giấc ngủ để đi vệ sinh khi uống nhiều nước

Bạn dễ bị gián đoạn giấc ngủ để đi vệ sinh khi uống nhiều nước

Nguy cơ ngộ độc nước

Nếu uống 1 lượng nước lớn trong 1 khoảng thời gian quá ngắn có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận, làm máu loãng và giảm nồng độ muối trong máu, tăng huyết áp, gây đau đầu, ngộ độc nước.

Quá nhiều nước cũng khiến nồng độ điện giải trong máu giảm ảnh hưởng đến hoạt động của tế bào não, có thể dẫn đến hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Chưa kể tác hại hơn khi nước bạn uống vào chứa nhiều hóa chất và chất cồn, chất kích thích…

Và bạn có thể bị ngộ độc nước, nguy cơ tử vong khi uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn

Và bạn có thể bị ngộ độc nước, nguy cơ tử vong khi uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn

Vậy uống nước thế nào cho hợp lý?

Ngoài việc căn cứ vào nhu cầu nước theo trọng lượng của cơ thể, chúng ta còn cần cân đối tùy theo thói quen ăn uống (ăn đồ khô, đồ nước) và sinh hoạt (vận động, thể thao…) cũng như thời tiết để đảm bảo tổng lượng chất lỏng dung nạp vào cơ thể trong ngày ở mức cần thiết.

Tham khảo thêm:   Khối A gồm những môn nào? Các trường đại học và ngành khối A

Hãy học cách uống nước hợp lý

Hãy học cách uống nước hợp lý

Ngoài ra bạn có thể căn cứ vào màu nước tiểu để xác định xem mình đã uống đủ nước hay chưa. Nếu màu nước tiểu hơi ngả vàng đến gần như trong thì cơ thể đủ nước, sẫm màu là thiếu nước còn nếu trong thì bạn đang uống quá nhiều nước.

Cách uống nước tốt nhất:

– Nên uống từ từ, từng ngụm nhỏ, mỗi lần uống không quá 150 – 200 ml.

– Uống nước vào buổi sáng khi vừa thức dậy sẽ giúp làm sạch đường tiêu hóa.

– Uống trước bữa ăn 15 – 40 phút (sau 10 – 15 phút nước đã được tống ra khỏi dạ dày và thấm vào máu).

– Sau khi ăn không uống nước ngay mà đợi khoảng 30 – 40 phút để tránh làm loãng hoặc giảm hoạt tính của các men tiêu hóa (trừ khi bữa ăn chứa nhiều chất kích thích, ăn khô, nhiều mỡ).

Hiểu thêm về ngày nước thế giới để hưởng ứng tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường sống của các loài động vật dưới nước trên toàn Thế Giới.

Với những thông tin có được, hy vọng bạn đọc sẽ có cách uống nước và cân đối lượng nước thích hợp cho cơ thể mình trong từng ngày sống.

Thông tin tham khảo từ: kenh14.vn

Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Uống nước nhiều có tốt không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *