Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 19 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
TOP 19 Đề thi Lịch sử Địa lí 7 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 19 đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 7, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7.
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
A. TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Khoanh tròn vào mỗi đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
I. Lịch sử.
Câu 1: Năm 476 , đế quốc La Mã bị diệt vong đã đánh dấu
A. chế độ chiếm hữu nô lệ La Mã chấm dứt, chế độ phong kiến ở Tây Âu bắt đầu.
B. chế độ phong kiến chấm dứt, thời kì tư bản chủ nghĩa bắt đầu ở Tây Âu.
C. chế độ dân chủ cổ đại chấm dứt, chế độ phong kiến bắt đầu ở Tây Âu.
D. thời kì đấu tranh của nô lệ chống chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu ở Tây Âu.
Câu 2: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giéc – man khi tràn vào lãnh thổ La Mã ?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
C. Phong tước vị cho quý tộc thị tộc người Giéc – man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thuỷ của người Giéc – man.
Câu 3: Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, nghệ thuật, khoa học, điêu khắc, kiến trúc.
B. Văn học, tôn giáo, khoa học, kiến trúc.
C. Văn học, điêu khắc, chữ viết.
D. Văn học, tôn giáo, chữ viết.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Không ủng hộ làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Ủng hộ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghi tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 5: Nước nào diễn ra phong trào văn hóa Phục hưng đầu tiên?
A. Pháp
B. I-ta-li-a
C. Anh
D. Tây Ban Nha
Câu 6: Nhà tư tưởng cải cách tiêu biểu nhất của Đức?
A. N. Cô-péc-ních
B. Mác-tin Lu- thơ
C. G. Ga-li-lê
D. Giăng Can-vanh
Câu 7: Trung Quốc trở thành quốc gia thịnh vượng nhất Châu Á dưới triều đại nào?
A. Nhà Minh
B. Nhà Tùy.
C. Nhà Thanh
D. Nhà Đường
Câu 8: Dưới thời nhà Đường tuyến đường giao thông nổi tiếng nhất lúc bấy giờ là ?
A. Con đường bộ
B. Con đường biển
C. Con đường tơ lụa
D. Con đường hương liệu
II. Địa lý
Câu 1. Châu Âu là 1 bộ phận của lục nào?
A. Lục địa Bắc Mĩ.
B. Lục địa Ô –xtrây-li-a.
B. Lục địa Á-Âu
D. Lục địa Phi
Câu 2: Châu Âu có những dạng địa hình chủ yếu nào?
A. Đồng bằng, cao nguyên
B. Đồng bằng và miền núi
C. Trung du và miền núi
D. Miền núi và cao nguyên
Câu 3. Châu Âu có các đới khí hậu
A. Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
B. cận nhiệt, ôn đới, hàn đới.
C. Xích đạo, ôn đới, hàn đới.
D. xích đạo, cận nhiệt, ôn đới.
Câu 3 :Sông nào sau đây không thuộc châu Âu?
A. Sông Hồng
B. Sông Vôn-ga
C. Sông Đanuyp
D. Sông Rainơ
Câu 4. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào?
A. Môn-gô-lô- it.
B. Ơ-rô-pê-ô- it.
C. Nê- grô- it.
D. Ô- xtra-lô- it.
Câu 5: Phía bắc châu Âu chủ yếu thuộc loại rừng nào?
A. Rừng lá rộng
B. Rừng thưa
C. Rừng hỗn Giao
D. Rừng lá kim
Câu 6:Thành phố nào sau đây không thuộc châu Âu?
A. Luân Đôn
B. Thượng Hải
C. Pa-ri
D. Mat xcơ va
Câu 7: Châu Á không tiếp giáp đại dương nào?
A. Thái Bình Dương
B. Bắc Băng Dương
C. Ấn Độ Dương
D. Đại Tây Dương
Câu 8. Đỉnh núi cao và đồ sộ nhất của châu Á?
A. Phan- xi- păng.
B. Phú Sĩ.
C. E- vơ- ret.
D. Ngọc Linh
B. TỰ LUẬN( 6 điểm)
I. Lịch sử
Câu 1 (1,5 điểm)
Trình bày nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo?
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX có những thành tựu tiêu biểu gì ?
b. Em có nhận xét gì về những thành tựu văn hóa của Trung Quốc ?
II. Địa lý
Câu 1 (1,5 điểm).
a) Em hãy phân tích đặc điểm địa hình đồng bằng châu Âu?
b) Trình bày ý nghĩa của đặc điểm khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của châu Á?
Câu 2 (1,5 điểm)
a, Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết bản thân, em hãy trình bày vấn đề bảo vệ môi trường nước ở châu Âu?
b, Em kể 2 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vớiLiên minh châu Âu (EU)?
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM
1. Lịch sử
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
A |
C |
B |
B |
D |
C |
2. Địa lý
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
B |
A |
B |
D |
B |
D |
C |
II. TỰ LUẬN ( 6 điểm)
1. Lịch sử
Câu 1 (1,5 điểm)
Nội dung |
Điểm |
* Nội dung của các cuộc cải cách tôn giáo: + Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng. |
0,5 0,5 0,5 |
Câu 2 (1,5 điểm)
Nội dung |
Điểm |
a. Những thành tựu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX: – Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống, Phật giáo tiếp tục thịnh hành nhất dưới thời Đường. – Sử học, văn học: Thời Đường, cơ quan chép sử thành lập, nhiều bộ sử lớn được biên soạn, xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng Lý Bạch, Đỗ Phủ,… Thời Nguyên đến thời Thanh, xuất hiện nhiều tiểu thuyết đồ sộ, có ảnh hưởng sâu sắc đến văn học các nước. – Kiến trúc điêu khắc: Xây dựng nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng (Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành), bức họa đạt tới đỉnh cao, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo. b. Nhận xét về những thành tựu văn hóa: – Những thành tựu văn hoá mà người Trung Quốc đạt được rất toàn diện và rực rỡ trên cơ sở kế thừa những di sản văn hoá từ các thế kỉ trước. – Nhiều thành tựu trong số đó có ảnh hưởng đến nhiều nước láng giềng và trở thành thành tựu của văn minh thế giới . |
0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 |
2. Địa lý
Câu |
ý |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (1,5 đ) |
a |
Em hãy phân tích đặc điểm địa hình đồng bằng châu Âu. |
0,5 |
Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục gồm:đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa Nuýp… |
0,25 |
||
Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có địa hình khác nhau. |
0,25 |
||
b |
Trình bày ý nghĩa của đặc điểm khoáng sản đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên của châu Á. |
1,0 |
|
– Tài nguyên khoáng sản phong phú, là cơ sở để phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. |
0,5 |
||
Trong quá trình khai thác và sử dụng khoáng sản cần lưu ý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả , hãn chế tàn phá môi trường. |
0,5 |
||
Câu 2 (1,5 đ) |
a |
Nêu các giải pháp bảo vệ môi trường nước ở châu Âu. |
1,0 |
– Tăng cường kiểm soát đầu ra của nguồn rác thải và hóa chất độc hại từ sản xuất nông nghiệp. |
0,25 |
||
-Đảm bảo việc xử lí rác thải, nước thải từ sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải ra môi trường. |
0,25 |
||
-Kiểm soát và xử lý các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động kinh tế biển. |
0,25 |
||
– Nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ môi trường nước. |
0,25 |
||
b |
– Xuất khẩu: dệt may, nông sản (hồ tiêu, cà phê…)…. |
0,5 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||
Phân môn Địa lí |
||||||||||
1 |
CHÂU ÂU 27,5% = 2,75 điểm |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên châu Âu – Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) |
5TN |
1TL |
1TL |
|||||
2 |
CHÂU Á 22,5% = 2,25 điểm |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội |
3TN |
1TL |
||||||
Số câu/ Loại câu |
8 câu TNKQ |
1 TL |
1 TL |
1 TL |
||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
||||||
Phân môn lịch sử |
||||||||||
1 |
Chủ đề 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI 30% |
– Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. |
3 TN |
1 TL |
||||||
– Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo. |
3TN |
1 TL |
||||||||
– Các cuộc phát kiến địa lí |
2TN |
|||||||||
Số câu |
8TN |
1TL |
1 TL |
1/2TL |
||||||
Tỉ lệ |
20 % |
15 % |
15 % |
5 % |
||||||
Tổng hợp chung (LS; ĐL) |
40 % |
30 % |
25 % |
5 % |
BẢN ĐẶC TẢ
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
Phân môn Địa lí |
|||||||
1 |
CHÂU ÂU 27,5% = 2,75 điểm |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU) |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới lạnh; đới ôn hòa. – Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở châu Âu. Thông hiểu – Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi. – Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa. – Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới. Vận dụng – Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu. Vận dụng cao – Biết cách vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ GDP của EU trong tổng GDP của thế giới năm 2020 đúng quy tắc, đảm bảo chính xác, thẩm mỹ – Biết ghi đủ thông tin (số liệu %, tên biểu đồ) |
5TN |
1TL 1đ |
1TL 0,5 đ |
|
2 |
CHÂU Á 22,5% = 2,25 điểm |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. – Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
3TN |
1TL* 1,5đ |
||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu TL |
1 câu TL |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
|||
Phân môn Lịch Sử |
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Chủ đề 1: Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI 30% |
– Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu. |
Nhận biết – Kể lại được những sự kiện chủ yếu về quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu. Thông hiểu – Mô tả được sơ lược sự ra đời của Thiên Chúa giáo. – Trình bày được đặc điểm của lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến Tây Âu. Vận dụng – Phân tích được vai trò của thành thị trung đại. |
3TN |
1TL 1,5đ |
||
– Văn hoá Phục hưng và Cải cách tôn giáo. |
Nhận biết – Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hoá Phục hưng. Thông hiểu – Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế – xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được ý nghĩa và tác động của phong trào văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu. |
3 TN |
1 TL 1,5đ |
||||
Các cuộc phát kiến địa lí |
Thông hiểu – Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí Vận dụng – Sử dụng lược đồ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới Vận dụng cao – Liên hệ được tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến ngày nay. |
2 TN |
|||||
Số câu/loại câu |
8TN |
1TL |
1TL |
||||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
15% |
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 7 Địa lý 7 Kết nối tri thức
Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Ở Tây Âu thời trung đại, lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những lực lượng nào?
A. Quý tộc người Rô-ma.
B. Nô lệ được giải phóng.
C. Quý tộc quân sự và tăng lữ.
D. Nông dân bị tước đoạt ruộng đất.
Câu 2: Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong xã hội phong kiến phân quyền ở Tây Âu là
A. Thành thị trung đại.
B. Lãnh địa phong kiến.
C. Pháo đài quân sự.
D. Nhà thờ giáo hội.
Câu 3: Lĩnh vực nào đạt được thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào Văn hoá Phục hưng?
A. Văn học, Triết học.
B. Nghệ thuật, Lịch sử – Địa lí học.
C. Khoa học – Kĩ thuật.
D. Văn học, Nghệ thuật.
Câu 4: Câu nói nổi tiếng “Dù sao thì Trái Đất vẫn quay” là của nhà khoa học nào?
A. N. Cô-péc-ních (Ba Lan).
B. G. Ga-li-lê (I-ta-li-a).
C. G. Bru-nô (I-ta-li-a).
D. Pơ-tô-lê-mê (Hy Lạp).
Câu 5: Trong các thế kỉ XIV – XVII, giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại giáo lí của tôn giáo nào?
A. Hồi giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Câu 6: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những lễ nghỉ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 7: Châu Âu có diện tích
A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 11 triệu km2.
D. trên 12 triệu km2.
Câu 8: Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào sau đây?
A. Đới ôn hòa.
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Đới cận nhiệt
Câu 9: Ở châu Âu, thảm thực vật thảo nguyên ôn đới chủ yếu nằm ở
A. phía bắc.
B. phía nam.
C. phía đông nam.
D. phía tây.
Câu 10: Các sông lớn ở châu Âu là
A. Đa – nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B. Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C. Đa – nuyp, Von- ga và U-ran.
D. Rai- nơ, Von- ga và U-ran.
Câu 11: Năm 2020, số dân của châu Âu đứng thứ nào sau đây trên thế giới?
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C. Thứ ba.
D. Thứ tư.
Câu 12: Tỷ lệ dân đô thị của châu Âu năm 2020 là
A. 65%.
B. 70%.
C. 75%.
D. 80%.
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: Hãy chỉ ra những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế – xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI? (2 điểm)
Câu 2: Quan sát lược đồ sau: (1,5 điểm)
a). Em hãy giới thiệu những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới? (1đ)
b). Theo em, cuộc phát kiến địa lý nào quan trọng nhất? Vì sao? (0,5)
Câu 3: Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu?(2 điểm)
Câu 4. (1,5 điểm)
a). Trình bày một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu?(1đ)
b). Nêu một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu? (0,5)
Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
B |
D |
B |
A |
C |
B |
D |
C |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
14 |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (2điểm) |
Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế – xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI – Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế – xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi. – Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền. – Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng. – Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển. – Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. |
0,25 0,5 0,5 0,5 0,25 |
2 (1,5 điểm) |
a). Những nét chính về các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới: + Năm 1487, B. Đi-a-xơ – Hiệp sĩ Hoàng gia Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi. Nơi này được ông đặt tên là Mũi Bão Táp (sau đó, đổi thành Mũi Hảo Vọng). + Năm 1492, C.Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương, đến được vùng đất mới – đó chính là châu Mĩ. + Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon, vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (vào năm 1498). + Năm 1519, Ph.Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ tây Ban Nha, đi về phía Tây, hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới. |
(1đ) 0,25 0,25 0,25 0,25 |
b). Cuộc phát kiến địa lý quan trọng nhất và vì sao: Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Các em có thể tham khảo các ý kiến dưới đây: – Ý kiến 1: cuộc phát kiến địa lý của Ph. Ma-gien-lăng là quan trọng nhất, vì đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới. Thông qua cuộc phát kiến này, đã chứng minh được trên thực tế rằng: trái đất hình cầu. – Ý kiến 2: cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô là quan trọng nhất, vì với cuộc phát kiến này, một lục địa mới đã được phát hiện – đó là châu Mĩ. |
(0,5đ) |
|
3 (2điểm) |
*Đặc điểm các khu vực địa hình chính ở châu Âu (2 điểm). Châu Âu có hai khu vực địa hình: đồng bằng và miền núi. – Khu vực đồng bằng chiếm 2/3 diện tích châu lục, gồm: đồng bằng Bắc Âu, đồng bằng Đông Âu, các đồng bằng trung lưu và hạ lưu Đa-nuýp,… Các đồng bằng được hình thành do nhiều nguồn gốc khác nhau nên có đặc điểm địa hình khác nhau. + Địa hình núi già phân bố ở phía bắc và trung tâm châu lục, gồm các dãy: Xcan-đi-na-vi, U-ran,… Phần lớn là các núi có độ cao trung bình hoặc thấp. + Địa hình núi trẻ phân bố chủ yếu ở phía nam, gồm các dãy An-pơ, Các-pát, Ban-căng,… Phần lớn là các núi có độ cao trung bình dưới 2 000 m. Dãy An-pơ cao và đồ sộ nhất châu Âu, có nhiều đỉnh trên 4 000 m. |
0,5 0,5 0,5 0,5 |
4 (1,5điểm) |
a. Những giải pháp cải thiện chất lượng không khí (1,0 điểm) – Kiểm soát lượng khí thải trong khí quyển. – Đánh thuế các-bon, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các nhiên liệu có hàm lượng Các-bon cao như dầu mỏ và khí tự nhiên, góp phần giảm tải khí CO2vào khí quyển. – Đầu tư phát triển công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để dần thay thế năng lượng hóa thạch. – Đối với thành phố: giảm lượng xe lưu thông thành phố, ưu tiên giao thông công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng ưu tiên cho người đi xe đạp và đi bộ. * Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu – Trồng rừng và bảo vệ rừng. – Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
b. Một số dẫn chứng về mối quan hệ giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu. (0,5điểm) – Tháng 11/1990 thiết lập quan hệ ngoại giao lên minh châu Âu – Việt Nam – Tháng 6/ 2012 Ký kết các hiệp định thương mại tự do. – Hiện nay EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. – EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 về ODA và cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Viêt Nam…. |
0,25 0,25 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
||||||||||||||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
|||||||||||||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||||||||||||||
Phân môn Lịch sử |
||||||||||||||||||||||||
1 |
TÂYÂUTỪTHẾKỈVĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈXVI |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
2TN |
5% |
||||||||||||||||||||
2. Các cuộc phát kiến địa lí |
1TL(a) |
1TL(b) |
15% |
|||||||||||||||||||||
3. Văn hoá Phục hưng |
2TN |
1TL |
25% |
|||||||||||||||||||||
4. Cải cách tôn giáo |
2TN |
5% |
||||||||||||||||||||||
Tỉ lệ |
15% |
20% |
10% |
5% |
50% |
|||||||||||||||||||
Phân môn địa lý |
||||||||||||||||||||||||
CHÂU ÂU |
1. Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu. |
2TN |
||||||||||||||||||||||
2. Đặc điểm tự nhiên. |
2TN |
1TL |
||||||||||||||||||||||
3. Đặc điểm dân cư, xã hội |
2TN |
|||||||||||||||||||||||
4. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên. |
1TL(a) |
|||||||||||||||||||||||
5. Khái quát về Liên minh châu Âu (EU). |
1TL(b) |
|||||||||||||||||||||||
Tỉ lệ |
15% |
20% |
10% |
5% |
50% |
|||||||||||||||||||
Tổng hợp chung |
30% |
40% |
20% |
10% |
100% |
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
UBND QUẬN ………… TRƯỜNG THCS ………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲI MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Thời gian làm bài: 60 phút ( Đề thi gồm 20 câu, 02 trang) |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Châu Âu có diện tích
A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2
C. trên 11 triệu km2
D. trên 12 triệu km2
Câu 2. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?
A. Đới ôn hòa
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Cả 3 đới.
Câu 3. Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
A. Cao nguyên.
B. Núi già.
C. Núi trẻ.
D. Đồng bằng.
Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là
A.Đa – nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B.Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C.Đa – nuyp, Von- ga và U-ran.
D.Rai- nơ, Von- ga và U-ran.
Câu 5: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng
A.747 triệu người.
B.757 triệu người.
C.767 triệu người.
D.777 triệu người.
Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là:
A. tỉ lệ dân thành thị thấp.
B. đô thị hóa nông thôn kém phát triển.
C. các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị.
D. châu lục có mức đô thị hóa thấp.
Câu 7: Phần đất liền của Châu Á nằm::
A.hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
B.gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
C.hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
D.gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
Câu 8: Phần đất liền của châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?:
A. châu Âu và châu Phi
C. châu Âu và châu Mỹ
B. châu Đại Dương và châu Phi
D. châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
C. Phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thủy của người Giéc- man.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án riêng…
C. Trong lãnh đại có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hành hóa với bên ngoài lãnh địa.
Câu 11: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là?
A. B. Đi – a – xơ.
B. C. Cô – lôm – bô.
C. Va-x cô đơ Ga – ma.
D. Ph.Ma – gien – lăng.
Câu 12: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào văn hóa Phục hưng?
A. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
B. Phê phán thành tựu Lịch sử – Địa lí.
C. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
D. Đề cao Giáo hội Thiên chúa giáo.
Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng là do?
A. Giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
B. Giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.
C. Giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hóa của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.
D. Giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI?
A. Các nhà hàng hải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
B. Bước đầu xuất hiện các thành thị trung đại.
C. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
D. Diễn ra tình trạng địa chủ rào đất cướp ruộng.
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những nghi lễ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 16: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường gọi là chế độ?
A. Công điền.
B. Quân điền.
C. Doanh điền.
D. Tịnh điền
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Đô thị hóa ở châu Âu có những đặc điểm chính như thế nào?(1,0 điểm).
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.(0,5 điểm).
Câu 2 (1,5 điểm)
Đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên?
Câu 3 (1 điểm)
Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, theo em hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm)
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX lịch sử Trung Quốc đã trải qua những triều đại nào? Liên hệ với lịch sử Việt Nam đã được học, đọc, em hãy cho biết triều đại phong kiến nào đã xâm lược nước ta?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
A |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Hướng dẫn chấm |
Biểu điểm |
Câu 1( 1,5 điểm): a) Đặc điểm chính của đô thị hóa ở châu Âu.(1,0 điểm) – Quá trình đô thị hóa xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ XIX) và gắn liền với công nghiệp hóa. – Ở các vùng công nghiệp lâu đời có các cụm và các dải đô thị. – Quá trình đô thị hóa nông thôn phát triển tạo nên các đô thị vệ tinh. – Mức độ đô thị hóa cao, khoảng 75% dân số châu Âu sống ở đô thị (năm 2020) b) Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu (0,5 điểm) – Trồng rừng và bảo vệ rừng. – Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 ( 1,5 điểm) – Ý nghĩa: + Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất. + Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng thành nhiều đới cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Khí hậu châu Á phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau. + Châu Á là nơi chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đồi khí hậu. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng chống thiên tại và ứng phó với biến đổi khí hậu. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 ( 1,0 điểm) Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả quan trọng nhất là: – “Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,…” vì: + Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu. + Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các châu lục,… => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra. Câu 4 ( 2,0 điểm) Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX lịch sử Trung Quốc đã trải qua những triều đại: – Nhà Đường (618-907); thời kì Ngũ đại ( 907-960); Tống ( 960-1279); Nguyên ( 1279-1368); Minh ( 1368-1644); Thanh ( 1644-1911). Liên hệ với lịch sử Việt Nam đã được học, đọc, các triều đại phong kiến đã xâm lược nước ta là: – Nhà Đường , Nhà Nam Hán, nhà Tống, Nguyên- Mông, nhà Minh, nhà Thanh . |
0,5 điểm 0,25 điểm 0, 25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
—-Hết—
Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
Phân môn Địa lí |
|||||||
1 |
Châu Âu (3,0 điểm) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU |
6 TN |
1 TL(a) |
1TL(b) |
30% |
|
2 |
Châu Á (2,0 điểm) |
– Đặc điểm tự nhiên |
2 TN |
1TL |
20% |
||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||
Phân môn Lịch sử |
1 |
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (2,75điểm) |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 2. Các cuộc phát kiến địa lí 3. Văn hoá Phục hưng 4. Cải cách tôn giáo 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại |
7 TN |
1 TL |
30% |
||
2 |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ( 2,25điểm) |
– Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. |
1 TN |
0,5 TL(a) |
0,5 TL(b) |
20% |
|
Tỉ lệ |
20% |
10% |
15% |
5% |
50 % |
||
Tổng hợp chung |
40% |
25% |
25% |
10% |
100% |
Bản đặc tả
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vậndụng |
Vận dụng cao |
||||
Phân môn Địa lí |
|||||||
1 |
Châu Âu (3,0 điểm) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Xác định được trên bản đồ các sông lớn . – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới lạnh; đới ôn hòa. – Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Vận dụng – Phân tích được một trong những đặc điểm đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Vận dụng cao Tìm hiểu và đưa ra biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu. |
6 TN |
1 TL(a) |
1 TL(b) |
|
2 |
Châu Á (2,0 điểm) |
– Đặc điểm tự nhiên châu Á. |
Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. Thông hiểu – Hiểu được đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
2TN |
1 TL |
||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
|||
Phân môn Lịch sử |
|||||||
1 |
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (2,75điểm) |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 2. Các cuộc phát kiến địa lí 3. Văn hoá Phục hưng 4. Cải cách tôn giáo 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại |
Nhận biết -HS biết được việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã. – Học sinh biết được đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu. – HS biết được ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. – HS biết nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng, biết được lĩnh vực đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào văn hóa Phục hưng. – Biết được nội dung của phong trào cải cách tôn giáo. – Biết được các giai cấp mới đươc hình thành trong xã hội Tây Âu thời Trung đại. Vận dụng cao: – Đánh giá được hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí. |
7 TN |
1 TL |
||
2 |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (2,25điểm) |
– Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. |
Thông hiểu – Các triều đại của Trung Quốc Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX . Vận dụng: – Liên hệ liệt kê được các triều đại của Trung Quốc đã sang xâm lược Việt Nam . |
1 TN |
1 TL (a) |
1 TL (b) |
|
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL (a) |
1 câu TL (b) |
1 câu TL |
|||
Tỉ lệ % |
20 |
10 |
15 |
5 |
|||
Tổng hợp chung |
40% |
25% |
25% |
10% |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới) 19 Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn Lịch sử – Địa lí (Có đáp án, ma trận) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.