Bạn đang xem bài viết Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Tuổi dậy thì là giai đoạn đánh dấu bước ngoặc lớn, giai đoạn chuyển giao giữa trẻ em và người lớn ở trẻ. Lúc này, tâm sinh lý của trẻ có rất nhiều thay đổi dẫn đến việc các bé hay cả các bật phụ huynh đều có những thắc mắc cần giải đáp.

Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu xem tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào và dấu hiệu của chúng là gì theo tham vấn của Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc, khoa Nhi, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM nhé!

Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào?

Thông thường, tuổi dậy thì ở nữ bắt đầu từ 8 – 13 tuổi và mỗi người có độ tuổi dậy thì khác nhau. Vì thế, ba mẹ đừng nên quá lo lắng nếu bé nhà bạn dậy thì sớm hay muộn so với những bạn cùng tuổi.

Khi cơ thể bắt đầu dậy thì, tuyến yên tiết ra các hormone đặc biệt “nhắm” vào hai buồng trứng. Điều này khiến buồng trứng bắt đầu tạo ra estrogen. Estrogen kết hợp với các hormone khác sẽ tạo ra chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản cho các bé gái.

Quá trình dậy thì có thể kéo dài 2 – 5 năm, trung bình 4 năm hoặc đến khi trẻ được 16 tuổi. Điều này là không tuyệt đối vì một số trẻ phải cần đến khi 20 tuổi thì quá trình dậy thì mới kết thúc.

Tham khảo thêm:  

Việc trẻ bắt đầu và kết thúc quá trình dậy thì sớm hay muộn so với bạn bè trang lứa là điều rất bình thường, ba mẹ đừng quá lo lắng.

Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào?Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào?

Những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì ở nữ

Khi hoàn thành giai đoạn dậy thì, các bé gái sẽ đạt được sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, những dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ về mặt tinh thần rất khó nhận diện. Bạn có thể quan sát các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ về mặt thể chất dưới đây để biết tuổi dậy thì kết thúc khi nào:

Ngực phát triển đầy đặn

Sau quá trình dậy thì, ngực bé gái sẽ trở nên giống như người lớn, có kích thước và hình dạng gần giống người trưởng thành. Có thể trong thời gian này ngực sẽ ngưng phát triển nhưng vẫn sẽ phát triển chậm trong những năm tiếp theo.

Trong giai đoạn dậy thì, những nốt sần dưới núm vú sẽ bắt đầu nổi lên. Khi những nốt sần này lớn lên sẽ hình thành bầu ngực được tạo thành từ các tuyến vú và các mô mỡ. Ngực sẽ có kích thước khác nhau tùy thuộc vào cân nặng và di truyền.

Ngực phát triển đầy đặnNgực phát triển đầy đặn

Đạt đến chiều cao nhất định

Khi kết thúc tuổi dậy thì, trẻ đạt đến sự trưởng thành toàn diện về thể chất, bao gồm cả chiều cao tối đa khi trưởng thành. Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ là các bé ngừng phát triển chiều cao sau khi đã đạt chiều cao tối đa.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tìm video đã lưu trên Facebook

Các bé gái có xu hướng trải qua một giai đoạn tăng trưởng vượt bậc đạt đến chiều cao trưởng thành ở tuổi thiếu niên, khi kết thúc tuổi dậy thì. Hầu hết bé gái đạt được chiều cao tối đa từ 1 – 2 năm sau kỳ kinh đầu tiên hoặc vào năm 16 tuổi.

Đạt đến chiều cao nhất địnhĐạt đến chiều cao nhất định

Một số dấu hiệu khác

Ngoài 2 dấu hiệu tiêu biểu trên thì cũng có những dấu hiệu khác đánh dấu sự kết thúc tuổi dậy thì.

  • Cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ và hoàn thiện
  • Các chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng trở nên đều đặn sau 6 tháng đến 2 năm
  • Lông dưới cánh tay đã mọc đầy đủ
  • Lông mu rõ nét và vùng lông mu có hình tam giác ngược
  • Các bé có những đường nét cơ thể trông giống người lớn hơn: Hông, đùi và mông đầy đặn và tròn trịa hơn. Các bé cũng có thể đã mất đi một số đặc điểm “trẻ thơ” hơn, chẳng hạn như khuôn mặt bầu bĩnh.

Một số dấu hiệu khácMột số dấu hiệu khác

Những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tuổi dậy thì ở nữ

Nội tiết tố không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tuổi dậy thì. Mọi thứ từ yếu tố di truyền đến chế độ ăn uống, vận động hay bệnh tật đều có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm quá trình dậy thì của các bé. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dậy thì ở các bé gái:

Dinh dưỡng và cân nặng

Thừa cân hoặc có lượng mỡ cơ thể trên mức trung bình có thể khiến bé gái dậy thì sớm hơn. Ngược lại, thiếu cân hoặc có quá ít chất béo trong cơ thể (thường xảy ra đối với trẻ em hoạt động nhiều hoặc vận động viên nhỏ tuổi) có thể làm chậm quá trình dậy thì.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Đừng như thói quen

Dinh dưỡng và cân nặngDinh dưỡng và cân nặng

Yếu tố di truyền

Trẻ em thừa hưởng một phần chiều cao từ cha mẹ. Ngoài ra, một số tình trạng di truyền – chẳng hạn như hội chứng Down và hội chứng Marfan – thường gây ra tầm vóc thấp hơn hoặc cao hơn tương ứng.

Yếu tố di truyềnYếu tố di truyền

Liên quan đến hormone

Cả 2 tuyến giáp và tuyến yên chịu trách nhiệm điều chỉnh các hormone liên quan đến sự bắt đầu của tuổi dậy thì. Nếu nồng độ tuyến giáp của bé gái thấp hoặc tuyến yên không hoạt động bình thường, các tuyến này có thể không giải phóng các hormone cần thiết để bắt đầu quá trình dậy thì (hoặc có thể không tạo ra đủ hormone để sự tăng trưởng diễn ra đáng kể).

Liên quan đến hormoneLiên quan đến hormone

Bệnh mãn tính

Các bệnh mãn tính như viêm khớp vị thành niên, xơ nang, tiểu đường cũng là nguyên nhân làm chậm sự phát triển ở trẻ dậy thì. Ngoài ra thì bệnh viêm ruột (IBD) cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bởi nhiều lý do.

Bệnh mãn tínhBệnh mãn tính

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào và các dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Wikihoc.com để có thêm những thông tin hữu ích.

Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tuổi dậy thì ở nữ kết thúc khi nào? Dấu hiệu kết thúc tuổi dậy thì nữ tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *