Trắc nghiệm Sử 12 bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Trắc nghiệm Sử 12 bài 19 tổng hợp 40 câu hỏi trắc nghiệm về bước phát triển mới của cuộc kháng chiếncó đáp án chi tiết kèm theo Bởi vì. Qua đó giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.
Trắc nghiệm Sử 12 Bài 19
Câu 1. Mục tiêu bao trùm của công cuộc cải cách giáo dục năm 1950 ở Việt Nam là
A. thực hiện khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
B. phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất.
C. đẩy lùi nạn thất học, mù chữ trong nhân dân.
D. đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng.
Đáp án: B
Câu 2. Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt được thống nhất thành
A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B. Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào.
C. Mặt trận Giải phóng miền Nam.
D. Mặt trận Liên Việt.
Đáp án: D
Câu 3. Đế quốc Mĩ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông Dương từ khi nào?
A. Năm 1945
B. Năm 1946.
C. Năm 1949
D. Năm 1950.
Đáp án: D
Câu 4. Biện pháp nào dưới đây được đề ra trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950)?
A. Xây dựng thêm hệ thống đồn bốt ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
B. Thiết lập vành đai trắng bao quanh Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
C. Thiết lập hệ thống giao thông hào ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
D. Tăng cường lực lượng quân viễn chinh ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Đáp án: B
Câu 5. Văn bản nào sau đây được kí kết giữa Mĩ với chính phủ Bảo Đại vào tháng 9-1951?
A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mĩ.
B. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
C. Hiệp ước tương trợ Việt-Mĩ.
D. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau.
Đáp án: A
Câu 6. Tháng 2-1951, tại Vinh Quang (Chiêm Hóa-Tuyên Quang) đã diễn ra sự kiện nào dưới đây?
A. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần I.
B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
C. Hội nghị đại biểu để thành lập Liên minh nhân Việt-Minh-Lào.
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án: D
Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Đảng Lao động Việt Nam.
D. Đảng Lao động Đông Dương.
Đáp án: C
Câu 8. Tháng 12-1950, Mĩ và Pháp đã kí kết
A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Mĩ-Pháp.
B. Hiệp định không xâm phạm lẫn nhau.
C. Hiệp ước tương trợ Mĩ-Pháp.
D. Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương .
Đáp án: D
Câu 9. Thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch nào sau đây ở Đông Dương vào cuối năm 1950?
A. Kế hoạch Nava.
B. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
C. Kế hoạch Rơve.
D. Kế hoạch Bôlae.
Đáp án: B
Bởi vì: Cuối năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi ở Đông Dương với mong muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 10. Đại hội nào dưới đây của Đảng được xem là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3-1935).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12-1976).
Đáp án: B
Câu 11. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở
A. viện trợ của Mĩ.
B. tiềm lực kinh tế Pháp.
C. nguỵ quân ngày càng lớn mạnh.
D. kinh nghiệm chỉ huy của Tátxinhi.
Đáp án: A
Bởi vì: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của Pháp được xây dựng dựa trên cơ sở viện trợ của Mĩ.
Câu 12. Mục tiêu chủ yếu của Pháp khi thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. tiêu diệt nhanh chóng quân chủ lực của ta.
B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
C. củng cố cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương.
D. giữ vững thế chủ động của Pháp trên chiến trường Đông Dương.
Đáp án: B
Bởi vì: Mục tiêu chủ yếu của Pháp khi thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
Câu 13. Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương chủ yếu vì
A. muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
B. muốn giúp Pháp rút ngắn cuộc chiến ở Đông Dương.
C. muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Mĩ ở Đông Dương.
D. muốn tăng cường sức mạnh cho mình ở Đông Dương.
Đáp án: A
Bởi vì: Tháng 12/1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương chủ yếu vì muốn từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Câu 14. Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp?
A. Giúp Pháp kép dài cuộc chiến tranh.
B. Tìm cách để thay chân Pháp ở Đông Dương.
C. Tiêu diệt ảnh hưởng của Chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
D. Giúp Pháp giành thắng lợi trong trong danh dự.
Đáp án: D
Bởi vì: Mĩ can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp chủ yếu nhằm tìm cách thay thế Pháp ở Đông Dương, không phải là giúp Pháp giành thắng lợi trong trong danh dự.
Câu 15. Nhận định nào là đúng về kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp?
A. Là kế hoạch quân sự phản ánh sự nỗ lực cao nhất của Pháp và Mĩ nhằm kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
B. Là kế hoạch quân sự đánh dấu sự lệ thuộc hoàn toàn của Pháp vào Mĩ để tiếp tục cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
C. Là kế hoạch phản ánh sự nỗ lực cao của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực của Mĩ nhằm kết thúc sớm cuộc chiến tranh.
D. Là kế hoạch quân sự phản ánh thế thua không gì cứu vãn nổi của Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Đáp án: C
Bởi vì: Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi là kế hoạch phản ánh sự nỗ lực cao của Pháp dưới sự hỗ trợ tích cực của Mĩ nhằm kết thúc sớm cuộc chiến tranh.
Câu 16. Cuối năm 1950, tướng Pháp nào được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương?
A. Lơ-cơ-léc.
B. Na-va.
C. Đờ-Lát đơ Tát-xi-nhi.
D. Đác-giăng-li-ơ.
Đáp án: C
Bởi vì: Cuối năm 1950, Đờ Lát-đơ Tát-xi-nhi được cử làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương và đã đề ra kế hoạch quân sự mang tên mình nhằm mục đích đưa cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương lên quy mô lớn.
Câu 17. Sự kiện đánh dấu Mĩ đã can thiệp sâu và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương là
A. Pháp đề kế hoạch Rơ-ve dưới sự đồng ý của Mĩ (1949).
B. Mĩ chính thức công nhận Chính phủ Bảo Đại do Pháp lập nên (1950).
C. Mĩ đặt phái đoàn cố vấn quân sự đặc biệt MAAG ở Việt Nam (1950).
D. Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950).
Đáp án: D
Bởi vì: Sự kiện đánh dấu Mĩ đã can thiệp sâu và từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương là Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (1950). Hiệp định này đánh dấu Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
Câu 18. Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 chiếm bao nhiêu phần trăm ngân sách chiến phí?
A. 54%.
B. 73%.
C. 65% .
D. 60% .
Đáp án: B
Bởi vì: Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 là 555 tỉ phrăng, chiếm 73% ngân sách chiến phí.
Câu 19. Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1950 chiếm bao nhiêu phần trăm ngân sách chiến phí?
A. 19%.
B. 35%.
C. 73% .
D. 90% .
Đáp án: A
Bởi vì: Viện trợ của Mĩ cho Pháp trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương năm 1954 là 52 tỉ phrăng, chiếm 19% ngân sách chiến phí.
Câu 20. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp vào
A. tháng 2/1951, tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
B. tháng 12/1951, tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
C. tháng 12/1951, tại Vinh Hóa – Tuyên Quang.
D. tháng 2/1950, tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
Đáp án: A
Bởi vì: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II họp vào tháng 2/1951, tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang.
Câu 21.Báo Nhân dân trở thành cơ quan ngôn luận của Đảng vào thời gian nào?
A. Năm 1930
B. Năm 1931
C. Năm 1951
D. Năm 1952
Đáp án: C
Bởi vì: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) đã quyết định xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng.
Câu 22. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định
A. thành lập mặt trận giải phóng dân tộc riêng để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng ở mỗi nước Đông Dương.
B. thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào để đoàn kết nhân dân ba nước đấu tranh.
C. tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng riêng để chỉ đạo cách mạng ở mỗi nước Đông Dương.
D. xây dựng ở mỗi nước Đông Dương một Chính phủ riêng phù hợp với điều kiện của từng nước.
Đáp án: C
Bởi vì: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba đảng riêng để chỉ đạo cách mạng ở mỗi nước Đông Dương.
Câu 23. Năm 1951, ai được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Nguyễn Văn Cừ.
B. Hồ Chí Minh.
C. Trường Chinh.
D. Lê Duẩn.
Đáp án: C
Bởi vì: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai (2/1951), Trường Chinh được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 24. Mật trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức nào ?
A. Hội Liên Việt và Mặt trận Thống nhất dân tộc giải phóng Đông Dương.
B. Hội Liên Việt và Mặt trận Đông Dương độc lập đồng minh.
C. Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh.
D. Liên minh Việt – Miên – Lào và Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Đáp án: C
Bởi vì: Mật trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức Hội Liên Việt và Mặt trận Việt Minh.
Câu 25. Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952) đã bầu được bao nhiêu anh hùng?
A. 5 anh hùng.
B. 6 anh hùng.
C. 7 anh hùng.
D. 8 anh hùng.
Đáp án: C
Bởi vì: Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (1/5/1952) đã bầu được 7 anh hùng, đó là Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Câu 26. Để bồi dưỡng sức dân, đặc biệt là nông, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã
A. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
B. tiếp tục tiến hành cải cách giáo dục.
C. phát động phong trào: “Kháng chiến văn hóa, văn hóa kháng chiến”.
D. phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
Đáp án: D
Bởi vì: Để bồi dưỡng sức dân, đặc biệt là nông, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã phát động triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
Câu 27. Cuộc cải cách ruộng đất đợt một (1953) được tiến hành ở
A. 50 xã thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
B. 52 xã thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình.
C. 53 xã thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên.
D. 51 xã thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An.
Đáp án: C
Bởi vì: Cuộc cải cách ruộng đất đợt một (1953) được tiến hành ở53 xã thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên.
Câu 28. Năm 1952, phong trào Bình dân học vụ đã
A. giúp 10 triệu người thoát nạn mù chữ.
B. giúp 12 triệu người thoát nạn mù chữ.
C. giúp 14 triệu người thoát nạn mù chữ.
D. giúp 15 triệu người thoát nạn mù chữ.
Đáp án: C
Bởi vì: Năm 1952, phong trào Bình dân học vụ đã giúp 14 triệu người thoát nạn mù chữ.
Câu 29. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là
A. đánh đổ đế quốc, tư sản mại bản, giành độc lập cho dân tộc.
B. đánh đổ Pháp và bọn phong kiến tay sai, giành độc lập thống nhất hoàn toàn.
C. đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn.
D. đánh bại thực dân Pháp và bọn tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.
Đáp án: C
Bởi vì: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam là đánh bại thực dân Pháp và bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn.
Câu 30. Trong các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung (cuối năm 1950 – giữa năm 1951), ta không đạt được mọi mục tiêu chiến lược đã đề ra vì
A. quân ta chưa đủ năng lực để đánh vận động chiến.
B. ta chọn hướng tiến công không có lợi cho ta mà có lợi cho địch.
C. quân ta chưa đủ mạnh tiến hành các chiến dịch lớn và dài ngày.
D. tương quan lực lượng ta và địch chưa có sự thay đổi có tính đột phá.
Đáp án: B
Bởi vì: Trong các chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung (cuối năm 1950 – giữa năm 1951), ta không đạt được mọi mục tiêu chiến lược đã đề ra vì ta chọn hướng tiến công không có lợi cho ta mà có lợi cho địch.
Câu 31. Sau thất bại ở Biên giới-thu đông năm 1950, thực dân Pháp đã
A. nhờ Mĩ can thiệp vào Đông Dương.
B. thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
C. rút quân đội khỏi Đông Dương.
D. tiếp tục đánh lên Việt Bắc.
Đáp án: B
Bởi vì: Sau thất bại ở Biên giới-thu đông năm 1950, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Câu 32. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng để
A. phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước.
B. tạo thuận lợi cho cách mạng Đông Dương phát triển.
C. phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng Đông Dương.
D. nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Đáp án: A
Bởi vì: Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng riêng để phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi nước.
Câu 33. Năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất nhằm
A. đẩy mạnh tăng gia sản xuất trong nông nghiệp.
B. bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân.
C. nhanh chóng khôi phục lại nông nghiệp.
D. đáp ứng nhu cầu lương thực phục vụ cho chiến trường.
Đáp án: B
Bởi vì: Năm 1953, Đảng và Chính phủ quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất nhằm bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân.
Câu 34. Mục đích chính của Pháp khi thiết lập vành đai trắng bao quanh Trung du và đồng bằng Bắc bộ trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. vơ vét sức người sức của phục vụ cho chiến tranh.
B. tăng cường kiểm soát nhân ta.
C. chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc.
D. ngăn chặn quân chủ lực của ta.
Đáp án: D
Bởi vì: Mục đích chính của Pháp khi thiết lập vành đai trắng bao quanh Trung du và đồng bằng Bắc bộ trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là ngăn chặn quân chủ lực của ta.
Câu 35. Hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Quang Trung (1951) là
A. Nam Hà, Nam Định, Thái Bình.
B. Nam Hà, Nam Định, Ninh Bình.
C. Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
D. Thái Bình, Nam Định, Hà Nam.
Đáp án: C
Bởi vì: Hướng tiến công của quân ta trong chiến dịch Quang Trung (1951) là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Câu 36. Chiến thắng của quân ta trong các chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào (1951 – 1953) chứng tỏ
A. ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên chiến trường Bắc Đông Dương.
B. ta đã giành được thế chủ động chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương.
C. ta vẫn giữ vững và phát huy được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
D. ta đã giành được thắng lợi quyết định, buộc Pháp phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh.
Đáp án: C
Bởi vì: Chiến thắng của quân ta trong các chiến dịch Hoà Bình, Tây Bắc, Thượng Lào (1951 – 1953) chứng tỏ ta vẫn giữ vững và phát huy được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.
Câu 37. Việc Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) đã tác động gì đến cuộc kháng chiến chống Pháp của ta?
A. Làm cho quân ta mất thế chủ động trên chiến trường.
B. Làm cho cuộc kháng chiến trở nên khó khăn, phức tạp.
C. Hạn chế sự chi viện từ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Uy hiếp căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc.
Đáp án: B
Bởi vì: Việc Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) đã làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp của ta trở nên khó khăn, phức tạp.
Câu 38. Kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 của thực dân Pháp đều nhằm
A. bảo vệ chính quyền tay sai do Pháp lập ra.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh.
C. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Đáp án: C
Bởi vì: Kế hoạch Rơve năm 1949 và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 của thực dân Pháp đều nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Câu 39. Mục đích chủ yếu của Pháp khi tập trung quân Âu-Phi trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. bình định các vùng tạm chiếm của Pháp.
B. tiến hành chiến tranh toàn diện, tổng lực.
C. xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
D. càn quét vào các căn cứ địa của quân dân ta.
Đáp án: C
Bởi vì: Mục đích chủ yếu của Pháp khi tập trung quân Âu-Phi trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là xây dựng lực lượng cơ động chiến lược mạnh.
Câu 40 Mục tiêu trước mắt của việc phát triển ngụy quân trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là
A. xây dựng quân đội quốc gia mạnh.
B. giúp cho nguỵ quyền lớn mạnh.
C. tăng cường lực lượng cho quân Pháp.
D. đánh phá vùng nông thôn của ta.
Đáp án: A
Bởi vì: Mục tiêu trước mắt của việc phát triển ngụy quân trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) là xây dựng quân đội quốc gia mạnh, từ đó tăng cường lực lượng cho các cuộc đánh phá và giúp củng cố chính quyền tay sai.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 19 (Có đáp án) Lịch sử 12 bài 19 trắc nghiệm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.