Bạn đang xem bài viết ✅ Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 27 14 Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 (Sách mới) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 14 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 27 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. Đề thi có hướng dẫn chấm, đáp án và bảng ma trận đề thi 3 mức độ, giúp thầy cô dễ dàng ra đề thi học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 14 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách mới, các em nắm được cấu trúc, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 năm 2022 – 2023 sắp tới. Mời thầy cô và các em tải miễn phí:

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 27

  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều
  • Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……..
Họ và tên: ……………………………
Lớp 2………….

KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian: 35 phút

I. KIỂM TRA ĐỌC:

1. Đọc thành tiếng: Học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và đọc 1-2 đoạn trong bài kết hợp trả lời 1 câu hỏi: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

2. Đọc hiểu:

Đọc thầm bài:

CHỮ A VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

Tôi là chữ A. Từ lâu, tôi đã nổi tiếng. Hễ nhắc đến tên tôi, ai cũng biết. Khi vui sướng quá, người ta thường reo lên tên tôi. Khi ngạc nhiên, sửng sốt, người ta cũng gọi tên tôi.

Tôi đứng đầu bảng chữ cái tiếng Việt. Trong bảng chữ cái của nhiều nước, tôi cũng được người ta trân trọng xếp ở đầu hàng. Hằng năm, cứ đến ngày khai trường, rất nhiều trẻ em làm quen với tôi trước tiên.

Tôi luôn mơ ước chỉ mình tôi làm ra một cuốn sách. Nhưng rồi, tôi nhận ra rằng, nếu chỉ một mình, tôi chẳng thể nói được với ai điều gì. Một cuốn sách chỉ toàn chữ A không thể là cuốn sách mà mọi người muốn đọc. Để có cuốn sách hay, tôi cần các bạn B, C, D, Đ, E,…

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách. Các bạn nhỏ hãy gặp chúng tôi hằng ngày nhé!

(Theo Trần Hoài Dương)

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu:

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ)

a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.
b. Chữ A đứng ở vị trí thứ hai.
c. Chữ A đứng ở vị trí thứ ba.
d. Chữ A đứng ở vị trí thứ tư.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn?

a. Chăm viết chữ cái
b. Chăm đọc sách
c. Chăm xếp các chữ cái.
d. Chăm tìm chữ cái.

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau:

Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những……………………

(nẻo đường, trang sách, chặng đường, quyển vở)

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước.

a. Chữ A
b. Khai trường
c. Vui sướng.
d. Mơ ước.

II. KIỂM TRA VIẾT:

1. Viết chính tả: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

2. Viết đoạn: Viết đoạn văn từ 3 – 4 câu tả đồ dùng học tập của em.

Gợi ý:

  • Em chọn tả đồ dùng học tập nào?
  • Nó có đặc điểm gì?
  • Nó giúp ích gì cho em trong học tập?
  • Em có nhận xét hay suy nghĩ gì về đồ dùng học tập đó?
Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 133 (tiếp) Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 31 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 2

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

I. ĐỌC: 10 điểm

1. Đọc thành tiếng: 6 điểm

Giáo viên cho học sinh bốc thăm các bài đọc dưới đây và yêu cầu các em đọc 1-2 đoạn (giáo viên linh động vào độ dài của đoạn).

Bài: Làm việc thật là vui; Cô giáo lớp em; Yêu lắm trường ơi; Khi trang sách mở ra; Sự tích hoa tỉ muội; Cánh cửa nhớ bà.

  • HS đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ 40 tiếng/ 1 phút: 2 điểm.
  • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, giữa các cụm từ: 2 điểm.
  • Đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm.
  • Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.

2. Đọc hiểu: 4 điểm

1. Trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ A đứng ở vị trí nào? (1đ) (M1)

Đáp án: a. Chữ A đứng ở vị trí đầu tiên.

2. Chữ A muốn nhắn nhủ điều gì với các bạn? (1đ) (M2)

Đáp án: b. Chăm đọc sách

3. Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào câu sau: (1đ) (M2)

Đáp án: Chúng tôi luôn ở bên nhau và cần có nhau trên những trang sách

4. Trong các từ ngữ sau, từ nào chỉ cảm xúc: chữ A; khai trường; vui sướng; mơ ước. (1đ) (M3).

Đáp án: c. Vui sướng

II. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

1. Viết chính tả: 6 điểm: Sự tích hoa tỉ muội. (TV 2, tập 1, trang 109, 110)

“Năm ấy, nước lũ dâng cao, Nết cõng em chạy theo dân làng đến nơi an toàn. Hai bàn chân Nết rớm máu. Thấy vậy, Bụt thương lắm. Bụt liền vẩy chiếc quạt thần. Kì lạ thay, bàn chân Nết bỗng lành hẳn”.

  • HS Bài viết sạch sẽ, rõ ràng, trình bày đúng quy định, đúng tốc độ, đúng cỡ chữ, kiểu chữ, (4 điểm).
  • Kĩ năng viết đúng các từ ngữ khó, dấu thanh. Biết viết hoa tên riêng, viết hoa đầu câu: 2 điểm. (nếu sai 1 từ hoặc dấu thanh trừ 0.25 điểm)

2. Viết đoạn: 4 điểm Viết đoạn văn từ 3-4 câu tả đồ dùng học tập của em.

  • HS viết được đoạn văn từ 3 – 4 câu theo đúng nội dung đề bài (3 điểm).
  • Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả, dùng từ đặt câu đúng: 0.5 điểm.
  • Có sáng tạo: 0.5 điểm.

Ma trận đề thi học kì 1 lớp 2 môn Tiếng Việt

Mạch KT – KN

Các thành tố năng lực

Yêu cầu cần đạt

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu

Năng lực ngôn ngữ.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Đọc thầm câu hỏi và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận về nội dung bài đọc.

Số câu

1

1

1

1

Câu số

1

2

3

4

Số điểm

1

1

1

1

Tổng

Số câu

1

1

1

1

3

1

Số điểm

1

1

1

1

3

1

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều

Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT
Năm học 2022 – 2023

Bài kiểm tra đọc

TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
TN TL TN TL TN TL

1

Kiến thức

Số câu

02

01

01

04

Câu số

6, 9

7

8

Số điểm

1

1

1

3

2

Đọc hiểu văn bản

Số câu

04

01

05

Câu số

1, 2, 3, 4

5

Số điểm

2

1

3

Tổng số câu

04

02

01

02

01

09

Tổng số điểm

2,0

1,0

1,0

1,0

1,0

6,0

Bảng ma trận đề KTĐK cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2
Năm học 2022 – 2023

Bài kiểm tra viết

TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
TN TL TN TL TN TL

1

Bài viết 1

Số câu

1

1

Câu số

1

Số điểm

4

4

2

Bài viết 2

Số câu

1

1

Câu số

2

Số điểm

6

6

Tổng số câu

1

1

2

Tổng số điểm

4

6

10

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023

Môn: Tiếng Việt (Bài đọc) – Lớp 2 (Thời gian: 35 phút)

Họ và tên:…………………………………………………………..…….

Lớp 2……………….

Trường Tiểu học ………………….

1. Đọc thành tiếng (4 đ)

Giáo viên kết hợp kiểm tra qua các tiết ôn tập, dưới hình thức bốc thăm đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn vừa đọc.

2. Đọc hiểu (6 điểm): Hãy đọc thầm bài văn sau:

Cò và Vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.

Nhờ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. Còn Vạc đành chịu dốt. Sợ chúng bạn chê cười, đêm đến Vạc mới dám bay đi kiếm ăn.

Ngày nay, lật cánh Cò lên, vẫn thấy một dúm lông màu vàng nhạt. Người ta bảo đấy là quyển sách của Cò. Cò chăm học nên lúc nào cũng mang sách bên mình. Sau những buổi mò tôm bắt ốc, Cò lại đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc.

Tham khảo thêm:  

Truyện cổ Việt Nam

3. Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Cò là một học sinh như thế nào?

A. Yêu trường, yêu lớp

B. Chăm làm

C. Ngoan ngoãn, chăm chỉ

D. Lười học

Câu 2. Vạc có điểm gì khác Cò?

A. Học kém nhất lớp

B. Không chịu học hành

C. Hay đi chơi

D. Học chăm nhất lớp

Câu 3. Cò chăm học như thế nào?

A. Lúc nào cũng đi chơi.

B. Lúc nào cũng đi bắt ốc

C. Sau những buổi mò tôm, bắt ốc lại giở sách ra học.

D. Suốt ngày chỉ rúc cánh trong đầu mà ngủ.

Câu 4. Vì sao ban đêm Vạc mới bay đi kiếm ăn?

A. Vì lười biếng

B. Vì không muốn học

C. Vì xấu hổ

D. Vì ban đêm kiếm được nhiều cá hơn

Câu 5. Câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?

………………………………………………………………………

Câu 6. Viết 3 từ chỉ đặc điểm:

Yêu mến, ………………………………………………………………

Câu 7. Câu Cò ngoan ngoãn được cấu tạo theo mẫu nào trong các mẫu dưới đây?

A. Mẫu 1: Ai là gì?

B. Mẫu 2: Ai làm gì?

C. Mẫu 3: Ai thế nào?

D. Không thuộc mẫu nào trong 3 mẫu nói trên.

Câu 8. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau:

đậu trên ngọn tre giở sách ra đọc. ………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau:

Chị giảng giải cho em:

– Sông ….hồ rất cần cho cuộc sống con người…. Em có biết nếu không có sông…. hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không……..

Em nhanh nhảu trả lời:

Em biết rồi ……..Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị………

Phần viết:

1. Bài viết 1: (Nghe – viết)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài Bé Hoa (Sách Tiếng Việt Lớp 2, tập 1, trang 129)

2. Bài viết 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 – 5 câu) về ông (bà) của em. Gợi ý:

a) Ông (bà) em năm nay bao nhiêu tuổi?

b) Hình dáng ông(bà) như thế nào?

c) Tính tình ông (bà) ra sao?

d) Ông(bà) thường quan tâm em như thế nào?

e) Em đã thể hiện tình cảm yêu thương ông (bà) thế nào?

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 2

Câu 1. (0,5đ). Đáp án C

Câu 2. (0,5đ). Đáp án B

Câu 3. (0,5đ) Đáp án C

Câu 4. (0,5đ) Đáp án B

Câu 5. (1đ) Cần phải ngoan ngoãn, chăm chỉ, vâng lời bố mẹ, anh chị mới là con ngoan, trò giỏi.

Câu 6. (0,5đ) Đoàn kết, yêu quý, xinh đẹp, duyên dáng ,.. (Tìm đủ, đúng 3 từ được 0,5đ)

Câu 7. (1đ) Đáp án C

Câu 8. (1đ) Cò làm gì?

(Nếu viết được câu hỏi mà không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 đ)

Câu 9. (0,5đ) Điền đúng 1 dấu được 0,1đ

Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào chỗ thích hợp:

Chị giảng giải cho em:

– Sông, hồ rất cần cho cuộc sống con người. Em có biết nếu không có sông, hồ thì cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao không?

Em nhanh nhảu trả lời:

Em biết rồi. Thì sẽ chẳng có ai biết bơi, đúng không chị?

Phần viết:

Câu 1: Bài viết 1: (4 điểm)

– Bài viết không mắc quá 5 lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng độ cao, đúng khoảng cách, trình bày đúng quy định bài CT ( tốc độ viết khoảng 40 chữ / 15 phút )

– Sai 1 lỗi chính tả trong bài viết về âm, vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,2 điểm. (Nếu lỗi giống nhau chỉ trừ một lần)

– Nếu bài viết chưa sạch đẹp, sai về khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, chưa đúng đoạn văn trừ 0,5 điểm toàn bài

Câu 2: Bài viết 2: (6 điểm)

Đảm bảo các yêu cầu:

– Viết được đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề; bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc có sáng tạo; trình bày sạch đẹp, cấu trúc một đoạn văn.

Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết, trình bày bài có thể cho các mức điểm: 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 -2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

PHÒNG GD& ĐT

TRƯỜNG TH

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Môn Tiếng Việt– lớp 2. Năm học: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 40 phút)

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

ĐI HỌC ĐỀU

Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu Soạn Sử 7 trang 14 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Mấy hôm nay mưa kéo dài. Đất trời trắng xóa một màu. Chỉ mới từ trong nhà bước ra đến sân đã ướt như chuột lột. Trời đất này chỉ có mà đi ngủ hoặc là đánh bạn với mẻ ngô rang. Thế mà có người vẫn đi. Người ấy là Sơn. Em nghe trong tiếng mưa rơi có nhịp trống trường. Tiếng trống nghe nhòe nhòe nhưng rõ lắm.

Tùng…Tùng…! Tu…ù…ùng…

Em lại như nghe tiếng cô giáo ân cần nhắc nhớ: “Có đi học đều, các em mới nghe cô giảng đầy đủ và mới hiểu bài tốt”.

Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi. “Kệ nó! Miễn là kéo khít mảnh vải nhựa lại cho nước mưa khỏi chui vào người!”. Trời vẫn mưa. Nhưng Sơn đã đến lớp rất đúng giờ. Và một điều đáng khen nữa là từ khi vào lớp Một, Sơn chưa nghỉ một buổi học nào.

PHONG THU

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời mưa to và kéo dài nhưng ai vẫn đi học đều?

A. Các bạn học sinh

B. Bạn Sơn

C. Học sinh và giáo viên

Câu 2. Cô giáo nhắc nhở học sinh điều gì?

A. Học sinh cần chịu khó làm bài.

B. Học sinh nên vâng lời thầy cô, bố mẹ.

C. Học sinh nên đi học đều.

Câu 3. Vì sao cần đi học đều?

A. Vì đi học đều các em sẽ nghe cô giảng đầy đủ và hiểu bài tốt.

B. Vì đi học đều các em sẽ được mọi người yêu quý.

C. Vì đi học đều các em mới được học sinh giỏi.

Câu 4. Ở bài đọc trên, em thấy Sơn là bạn học sinh có đức tính gì đáng quý?

A. Sơn rất chăm học

B. Sơn đến lớp đúng giờ.

C. Sơn luôn vâng lời cha mẹ.

Câu 5: Câu nào dưới đây chỉ đặc điểm?

A. Bạn Sơn là học sinh chăm chỉ.

B. Bạn Sơn rất chăm chỉ.

C. Bạn Sơn học tập chăm chỉ.

Câu 6: Câu: “Sơn xốc lại mảnh vải nhựa rồi từ trên hè lao xuống sân, ra cổng giữa những hạt mưa đang thi nhau tuôn rơi”. Có bao nhiêu từ chỉ sự vật?

A. 3 từ

B. 4 từ

C. 5 từ

D. 6 từ

B. Viết

Câu 1. Điền r/d/gi vào chỗ chấm

để…. ành; ….ành chiến thắng

tranh…..ành; đọc…ành mạch

Câu 2. Đặt câu với từ ngữ chỉ đặc điểm cho trước:

a. sạch sẽ:……………………………………………………………………..

b. chăm ngoan:……………………………………………………………….

Câu 3: Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp:

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: ……………………….

– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: ……………………

Câu 4. Điền dấu chấm vào vị trí thích hợp để ngắt đoạn văn sau thành 4 câu và viết lại cho đúng chính tả:

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm bà ở nhà, Thu rất nhớ bà em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà

Câu 5. (Tập làm văn)

Em hãy viết (từ 3-4 câu) tả chú gấu bông.

Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2

A. ĐỌC HIỂU: (Mỗi câu khoanh vào đáp án đúng cho 0,5 điểm)

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

C

A

A

B

D

B. VIẾT

Câu 1 (1đ): Điền đúng mỗi từ cho 0,25 đ

Để dành; giành chiến thắng; tranh giành; đọc rành mạch

Câu 2: (1 đ) Đặt câu đúng, mỗi câu cho 0,5 đ

VD: a) Lớp em rất sạch sẽ.

b) Bạn Linh rất chăm ngoan.

Câu 3 (1 đ) Xếp đúng mỗi nhóm từ cho 0,5 đ (đúng mỗi từ cho 0,1đ)

Giơ tay, giảng bài, điểm danh, xếp hàng, chấm bài, phát biểu, soạn giáo án, viết bài.

– Các từ chỉ hoạt động của học sinh: giơ tay, xếp hàng, phát biểu, viết bài.

– Các từ chỉ hoạt động của giáo viên: giảng bài, điểm danh, chấm bài, soạn giáo án

Câu 4 (1 đ): Điền đúng, đủ 4 dấu chấm (1 đ). Mỗi dấu điền đúng cho 0,25 đ

Bà ốm nặng phải đi bệnh viện. Hàng ngày bố mẹ thay phiên vào bệnh viện chăm
bà. Ởnhà, Thu rất nhớ bà. Em tự giác học tập tốt để đạt được nhiều điểm mười tặng bà.

Câu 5 (3đ): Viết được từ 3-4 câu tả chú gấu bông. Bố cục rõ ràng: có câu mở đoạn và kết đoạn; Bài viết sạch sẽ. Có sáng tạo: 3 đ.

Tuỳ từng mức độ mà cho 2,5; 2;1,5;1đ

Vào dịp sinh nhật năm ngoái, mẹ tặng em một chú gấu bông rất lớn. Chú gấu cao bằng em. Chú có bộ lông màu nâu hạt dẻ. Bên ngoài, chú gấu mặc một chiếc áo cộc tay kẻ đen trắng. Mắt chú gấu màu đen và cái miệng chúm chím đáng yêu. Em đặt gấu bông ngồi ở trên giường của mình. Mỗi tối, gấu bông luôn là người nằm cạnh em. Nhờ có chú gấu bông mà em ngủ ngon hơn hẳn.

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 – 2023 theo Thông tư 27 14 Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 (Sách mới) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *