Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 66 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức trang 62, 63, 64, 65, 66. Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn.

Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 14 Chương III: Số nguyên. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải Toán 6 bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Câu hỏi
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Hoạt động
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Luyện tập
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Vận dụng
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66 tập 1

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Câu hỏi

Tìm số đối của 4; -5; 9; -11.

Gợi ý đáp án:

+) Hai điểm 4 và -4 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 4 là -4.

+) Hai điểm 5 và -5 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -5 là 5.

+) Hai điểm 9 và -9 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của 9 là -9.

+) Hai điểm 11 và -11 có cùng khoảng cách đến gốc O nên số đối của -11 là 11.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Hoạt động

Hoạt động 1

Từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A (H.3.10). Điểm A biểu diễn số nào?

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 25+ mẫu bao lì xì hình hổ đẹp cho năm mới 2022

Hình 3.10

Gợi ý đáp án:

Vì từ gốc O trên trục số, di chuyển sang trái 3 đơn vị đến điểm A ta được điểm A biểu diễn số -3.

Hoạt động 2

Di chuyển tiếp sang trái thêm 5 đơn vị đến điểm B (H.3.11). B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5). Điểm B biểu diễn số nào? Từ đó suy ra giá trị của tổng (-3) + (-5).

Hình 3.11

Gợi ý đáp án:

Vì từ điểm A (điểm biểu diễn số -3) di chuyển sang trái 5 đơn vị ta được điểm B. Do đó điểm B biểu diễn số -8.

Mà B chính là điểm biểu diễn kết quả của phép cộng (-3) + (-5) nên (-3) + (-5) = -8

Hoạt động 3

Từ điểm A biểu diễn số – 5 trên trục số di chuyển sang phải 3 đơn vị (H.3.15) đến điểm B. Điểm B biểu diễn kết quả phép cộng nào?

Hình 3.15

Gợi ý đáp án:

Từ điểm A biểu diễn số – 5 trên trục số di chuyển sang phải 3 đơn vị đến điểm B ta được điểm B biểu diễn số -2. Điểm B biểu diễn của phép cộng (-5) + 3.

Hoạt động 4

Từ điểm A di chuyển sang phải 8 đơn vị (H.3.16) đến điểm C. Điểm C biểu diễn kết quả của phép cộng nào?

Hình 3.16

Gợi ý đáp án:

Từ điểm A biểu diễn số – 5 trên trục số di chuyển sang phải 8 đơn vị đến điểm C ta được điểm B biểu diễn số 3. Điểm C biểu diễn của phép cộng (-5) + 8.

Hoạt động 5

Tính và so sánh giá của a + b và b + a với a = – 7, b = 11.

Gợi ý đáp án:

Ta có:

a + b = -7 + 11 = 11 – 7 = 4 (do 11 > 7)

b + a = 11 + (-7) = 11 – 7 = 4 (do 11 > 7)

Vì 4 = 4 nên a + b = b + a

Vậy a + b = b + a.

Hoạt động 6

Tính và so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) với

Gợi ý đáp án:

(a + b) + c = [2 + (-4)] + (-6)

= – (4 – 2) + (-6) (do 4 > 2)

= – 2 + (-6)

= – (2 + 6)

= – 8

a + (b + c) = 2 + [(-4) + (-6)]

= 2 + [-(4 +6)]

= 2 + (-10)

= – (10 – 2) (do 10 > 2)

= – 8

Vì – 8 = – 8 nên (a + b) + c = a + (b + c)

Vậy (a + b) + c = a + (b + c).

Hoạt động 7

Nửa tháng đầu một cửa hàng bán lẻ lãi được 5 triệu đồng, nửa tháng sau bị lỗ 2 triệu đồng. Hỏi tháng đó cửa hàng lãi hay lỗ bao nhiêu triệu đồng?

Giải bài toán trên bằng hai cách:

  • Cách 1. Tính hiệu giữa số tiền lãi và số tiền lỗ.
  • Cách 2. Hiểu lỗ 2 triệu là “lãi” – 2 triệu để quy về tính tổng của hai số nguyên.

Gợi ý đáp án:

Cách 1. Hiệu giữa số tiền lãi và số tiền lỗ là: 5 – 2 = 3 (triệu đồng)

Vậy tháng đó cửa hàng đó lãi 3 triệu đồng.

Cách 2. Lỗ 2 triệu đồng nghĩa là lãi (-2) triệu đồng

Cửa hàng đó lãi: 5 + (-2) = 3 (triệu đồng)

Vậy tháng đó cửa hàng đó lãi 3 triệu đồng.

Hoạt động 8

Hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả ở hai dòng cuối:

3 – 1 = 3 + (-1)

3 – 2 = 3 + (-2)

3 – 3 = 3 + (-3)

3 – 4 = ?

3 – 5 = ?

Gợi ý đáp án:

Dự đoán: 3 – 4 = 3 +(-4)

Tham khảo thêm:   Các cách triệt lông nách hiệu quả bạn gái nào cũng nên đọc qua

3 – 5 = 3 + (-5)

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Luyện tập

Luyện tập 1

Thực hiện các phép cộng sau:

a) (- 12) + (- 48)

b) (- 236) + (- 1 025)

Gợi ý đáp án:

a. Ta có:

(- 12) + (- 48)

= – (12 + 48)

= -60

b. Ta có:

(- 236) + (- 1 025)

= – (236 + 1 025)

= – 1 261.

Luyện tập 2

Tìm số đối của mỗi số 5 và -2 rồi biểu diễn chúng trên cùng một trục số.

Gợi ý đáp án:

– Số đối của 5 là -5;

– Số đối của -2 là 2.

Biểu diễn trên trục số:

Luyện tập 2

Luyện tập 3

Thực hiện các phép tính:

a) 203 + (- 195);        b) (- 137) + 86.

Gợi ý đáp án:

a) 203 + (- 195) = 203 – 195 = 8 (do 203 > 195);

b) (- 137) + 86 = – (137 – 86) = – 51 (do 137 > 86).

Luyện tập 4

Tính một cách hợp lí:

a) (-2019) + (-550) + (-451)

b) (-2) + 5 + (-6) + 9

Gợi ý đáp án:

a) (-2 019) + (-550) + (-451)

= [(-2 019) + (-451)] + (-550) —> (tính chất giao hoán và kết hợp)

= – (2 019 + 451) + (-550)

= (- 2 470) + (- 550)

= – (2 470 + 550)

= – 3 020

b) (-2) + 5 + (-6) + 9

= [(-2) + (-6)] + (5 + 9)—> (tính chất giao hoán và kết hợp)

= – (2 + 6) +14

= (-8) + 14

= 14 – 8 = 6

Luyện tập 5

Tính các hiệu sau:

a) 5 – (-3)      b) (-7) – 8

Gợi ý đáp án:

a) 5 – (-3) = 5 + 3 = 8

b) (-7) – 8 = (- 7) + (- 8) = – (7 + 8) = -15

Lu

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống – Vận dụng

Vận dụng 1

Sử dụng phép cộng hai số nguyên âm để giải bài toán sau (H.3.12):

Vận dụng 1

Một chiếc tàu ngầm cần lặn (coi là theo phương thẳng đứng) xuống điểm A dưới đáy biển. Khi tàu đến điểm B ở độ cao – 135 m, máy đo báo rằng tàu còn cách A một khoảng 45 m. Hỏi điểm A nằm ở độ cao bao nhiêu mét?

Gợi ý đáp án:

Tàu ở độ cao -135m và còn phải lặn thêm 45m, tức là đi -45m nữa mới đến A.

=> A nằm ở độ cao: (-135) + ( -45) = – (135 + 45) = – 180 (mét)

Vậy điểm A nằm ở độ cao – 180 mét.

Vận dụng 2

Sử dụng phép cộng hai số nguyên khác dấu để giải bài toán sau:

Một máy thăm dò đáy biển ngày hôm trước hoạt động ở độ cao – 946 m (so với mực nước biển). Ngày hôm sau người ta cho máy nổi lên 55 m so với hôm trước. Hỏi ngày hôm sau máy thăm dò đáy biển hoạt động ở độ cao nào?

Gợi ý đáp án:

Ta có: Máy di chuyển theo chiều dương

(Vì máy nổi lên 55 m so với hôm trước)

=> Ngày hôm sau, máy thăm dò hoạt động ở độ cao là:

(- 946) + 55 = – (946 -55) = -891 (m)

Kết luận: Ngày hôm sau máy thăm dò hoạt động ở độ cao -891 m.

Vận dụng 3

Nhiệt độ bên ngoài của một máy bay ở độ cao 10 000 m là – 480C. Khi hạ cánh, nhiệt độ ở sân bay là 270C. Hỏi nhiệt độ bên ngoài của máy bay khi ở độ cao 10 000 m và khi hạ cánh chênh lệch bao nhiêu độ C?

Tham khảo thêm:  

Gợi ý đáp án:

Sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài của máy bay ở độ cao 10 000m và khi hạ cánh là:

27 – (- 48) = 27 + 48 = 750C

Kết luận: Nhiệt độ chênh lệch nhau 750C.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 66 tập 1

Bài 3.9

Tính tổng hai số cùng dấu

a) (-7) + (-2)

c) (-11) + (-7)

b) (-8) + (-5)

d) (-6) + (-15)

Gợi ý đáp án:

a) (-7) + (-2) = -9

c) (-11) + (-7) = -18

b) (-8) + (-5) = -13

d) (-6) + (-15) = -21

Bài 3.10

Tính tổng hai số khác dấu

a) 6 + (-2)

c) (-10) + 4

b) 9 + (-3)

d) (-1) + 8

Gợi ý đáp án:

a) 6 + (-2) = 4

c) (-10) + 4 = -6

b) 9 + (-3) = 6

d) (-1) + 8 = 7

Bài 3.11

Biểu diễn số -4 và số đối của nó trên một trục số

Gợi ý đáp án:

Số đối của 4 là -4. Ta biểu diễn chúng trên trục số:

Bài 3.11

Bài 3.12

Thực hiện các phép trừ sau:

a) 9 – (-2)

c) 27 – 30

b) (-7) – 4

d) (-63) – (-15)

Gợi ý đáp án:

a) 9 – (-2)

= 9 + 2

= 11

c) 27 – 30

= 27 + (- 30)

= – (30 – 27) (do 30 > 27)

= – 3

b) (-7) – 4

= (-7) + (-4)

= – (7 + 4)

= -11

b) (-7) – 4 = -11

d) (-63) – ( -15)

= (- 63) + 15

= – (63 – 15) (do 63 > 15)

= – 48

Bài 3.13

Hai ca nô cùng xuất phát từ C đi về phía A hoặc B như hình vẽ. Ta quy ước chiều dương từ C đến B (nghĩa là vận tốc và quãng đường từ C về phía B được biểu thị bằng số dương và theo chiều ngược lại là số âm). Hỏi sau một giờ hai ca nô cách nhau bao nhiêu kilômét nếu vận tốc của chúng lần lượt là:

a) 11km/h và 6km/h

b) 11km/h và -6km/h

Bài 3.13

Gợi ý đáp án:

a) Hai ca nô cách nhau: 11 – 6 = 5 (km)

b) Hai ca nô cách nhau: 11 – (-6) = 17 (km)

Bài 3.14

Mỗi hình sau mô tả phép tính nào?

Bài 3.14

Gợi ý đáp án:

a) Hình vẽ mô tả phép tính: (-5) + 3 = -2

b) Hình vẽ mô tả phép tính: 2 – 5 = -3

Bài 3.15

Tính nhẩm:

a) (-3) + (-2)

c) (-35) + (-15)

b) (-8) – 7

d) 12 – (-8)

Gợi ý đáp án:

a) (-3) + (-2) = -5

c) (-35) + (-15) = -50

b) (-8) – 7 = -15

d) 12 – (-8) = 20

Bài 3.16

Tính một cách hợp lí:

a) 152 + (-73) – (-18) – 127

b) 7 + 8 + (-9) + (-10)

Gợi ý đáp án:

a) 152 + (-73) – (-18) – 127 = [152 – (-18)] – [127 – (-73)] = 170 – 200 = -30

b) 7 + 8 + (-9) + (-10) = 15 + (-19) = -4

Bài 3.17

Tính giá trị của biểu thức (-156) – x, khi:

a) x = -26

b) x = 76

c) x = (-28) – (-143)

Gợi ý đáp án:

a) (-156) – x = (-156) – (-26) = -130

b) (-156) – x = (-156) – 76 = -232

c) (-156) – x = (-156) – (-28) + (-143) = -271

Bài 3.18

Thay mỗi dấu ” * ” bằng một chữ số thích hợp để có :

a) overline{-6*})+(-34)=-100

b) (-789) + overline{2**}=-515

Gợi ý đáp án:

a) overline{-6*})+(-34)=-100

⇒ (overline{-6*}) = -100 - (-34)

⇒ (overline{-6*}) = 66

Vậy dấu * là chữ số 6

b) (-789) + overline{2**}=-515

⇒ (overline{2**}) = -515 - (-789)

⇒ (overline{2**}) = 274

Vậy hai dấu * lần lượt là 7 và 4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 66 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *