Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng Giải Toán lớp 6 trang 79 – Tập 2 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 trang 79 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và bài tập trong SGK bài 1 Điểm Đường thẳng thuộc chương 6 Hình học phẳng.

Toán 6 Cánh diều tập 2 trang 79 Tập 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 79 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải Toán 6 trang 79 Cánh diều tập 2

  • Giải Toán 6 Cánh diều phần Hoạt động
  • Giải bài tập Toán 6 trang 79 tập 2
  • Lý thuyết Điểm – Đường thẳng

Giải Toán 6 Cánh diều phần Hoạt động

Hoạt động 1

Quan sát một phần sơ đồ khu vực Cố đô Hoa Lư (Hình 1), mỗi chấm nhỏ (màu đỏ) biểu thị vị trí của một địa danh. Hãy chỉ chấm nhỏ biểu thị vị trí Cố đô Hoa Lư và Tràng An.

Gợi ý đáp án 

Chấm nhỏ biểu thị cho Cố đô Hoa Lư là điểm A.

Chấm nhỏ biểu thị cho Tràng An là điểm D.

Hoạt động 2

Dùng bút và thước thẳng vạch trên trang giấy theo cạnh của thước. Nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?

Tham khảo thêm:  

Gợi ý đáp án 

Ta có hình vẽ minh họa:

Nét vẽ được tạo ra chính là một đường thẳng.

Hoạt động 3

Thực hiện các thao tác sau:

a) Vẽ một điểm A;

b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.

Gợi ý đáp án 

a) Ta dùng bút chấm một điểm trên trang giấy đó và kí hiệu điểm đó là A.

b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.

Ta được:

Nét vẽ cho hình ảnh về đường thẳng và điểm A thuộc đường thẳng đó.

Hoạt đông 4

Cho đường thẳng d (Hình 11)

a) Vẽ hai điểm A, B thuộc đường thẳng d.

b) Có thể vẽ được nhiều hơn hai điểm thuộc đường thẳng d hay không?

Lời giải:

a) Vẽ hai điểm A, B thuộc đường thẳng d: Trên đường thẳng d, chấm hai điểm và đặt tên tương ứng là A và B.

b) Có thể vẽ thêm nhiều hơn hai điểm thuộc vào đường thẳng d bởi vì điểm đó chỉ cần được chấm trên đường thẳng d nên ta có thể chấm vô số điểm như thế.

Hoạt động 5

a) Vẽ hai điểm A và B.

b) Đặt cạnh thước đi qua điểm A và điểm B. Dùng bút vạch theo cạnh thước để vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B (Hình 12).

c) Có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A và B?

Gợi ý đáp án

a) Chấm hai điểm trên trang giấy và đặt tên tương ứng là A và B:

b) Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B:

Ta được:

c) Ta thấy chỉ có thể vẽ được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B cho trước.

Hoạt động 6

: Hình 15 là một phần sơ đồ đường xe buýt và các điểm đừng của xe mà hằng ngày bạn Đức đi đến trường. Các điểm dừng số 1, số 2, số 3 thuộc đường thẳng nào?

Gợi ý đáp án

Nếu các điểm A, B, C lần lượt biểu thị điểm dừng số 1, số 2, số 3 thì ta có hình ảnh ba điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d (Hình 16).

Tham khảo thêm:  

Giải bài tập Toán 6 trang 79 tập 2

Câu 1

Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19

Gợi ý đáp án

Điểm: A, B, Q, P

Đường thẳng: a, b, c

Câu 2

a) Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a

b) Chọn kí hiệu ” ∈ ” , ” ∉ ” thích hợp cho [?]:

N [?] a ; M [?] a

Gợi ý đáp án

N [ ∉ ] a

M [ ∈ ] a

Câu 3

Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra các điểm nằm giữa hai điểm còn lại

Gợi ý đáp án

Ba điểm A, B, E thẳng hàng. A nằm giữa

Ba điểm C, E, D thẳng hàng. E nằm giữa

Câu 4

Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22)

a) Chỉ ra một điểm D nằm trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K.

b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D

Gợi ý đáp án

Câu 5

Quan sát Hình 23, hãy chọn cụm từ “cùng phía” , “khác phía”, thích hợp cho [?]:

a) Hai điểm M, P nằm [?] đối với điểm N

b) Hai điểm N, P nằm [?] đối với điểm M

c) Hai điểm M, N nằm [?] đối với điểm P

Gợi ý đáp án

a) khác phía

b) cùng phía

c) cùng phía

Câu 6

Quan sát hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng

b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng

c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng

Gợi ý đáp án

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

Câu 7

Hãy tìm những hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng như trong Hình 25

Gợi ý đáp án
  • Một hàng cây thẳng hàng
  • Ba chiếc ghế đỏ xếp thẳng hàng
  • Một dãy bàn thẳng hàng
  • Học sinh xếp thành 1 hàng

Lý thuyết Điểm – Đường thẳng

1. Điểm

Điểm và đường thẳng là những khái niệm cơ bản của hình học, ta không định nghĩa mà chỉ hình dung nó.

Tham khảo thêm:   Cháo bao nhiêu calo? Cách giảm cân hiệu quả với cháo

Hình ảnh của điểm: một dấu chấm nhỏ, một hạt bụi rất nhỏ…

Hình ảnh của đường thẳng: sợi chỉ căng thẳng, mép bảng…

Dùng các chữ cái in hoa: A,B,C,… để đặt tên cho điểm

Dùng các chữ cái in thường: a,b,c,…để đặt tên cho đường thẳng

+ Hai điểm không trùng nhau được gọi là hai điểm phân biệt.

Ba điểm phân biệt: điểm A, điểm B, điểm C

Điểm M và điểm N trùng nhau

+ Từ các điểm, ta xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Như vật một điểm cũng là một hình.

2. Đường thẳng

+ Đường thẳng cũng là một khái niệm cơ bản không được định nghĩa, ta chỉ hình dung đường thẳng qua hình ảnh thực tế như một sợi dây căng thẳng, mép tường,…

+ Ta có bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm nên đường thẳng cũng là tập hợp các điểm.

+ Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.

+ Để kí hiệu một đường thẳng, người ta có các cách kí hiệu sau:

Cách 1: Sử dụng một chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng

Đường thẳng a

Cách 2: Sử dụng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng

Đường thẳng xy

Cách 3: Gọi tên đường thẳng bằng cách gọi hai điểm phân biệt bất kì nằm trên đường thẳng

Đường thẳng AB

3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

Cho đường thẳng x và hai điểm A và điểm B:

Ta nói:

+ Điểm A thuộc đường thẳng x và kí hiệu là A ∈ x. Ta còn nói: Điểm A nằm trên đường thẳng x, hoặc đường thẳng x đi qua điểm A, hoặc đường thẳng x chứa điểm A.

+ Điểm B không thuộc đường thẳng x và kí hiệu là B ∉ x. Ta còn nói: Điểm nằm ngoài đường thẳng x, hoặc đường thẳng x không đi qua điểm B, hoặc đường thẳng x không chứa điểm B.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường thẳng Giải Toán lớp 6 trang 79 – Tập 2 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *