Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu 6 bảng chữ cái đo mắt cận thị và cách dùng từng loại tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngày nay việc sử dụng các bảng chữ cái để đo thị lực là một hình thức phổ biến ở các phòng khám mắt. Sau đây là 6 loại bảng chữ cái dùng để đo mắt cận thị giúp bạn dễ dàng xác định được thị lực của mình tại nhà.
6 bảng chữ cái đo mắt cận thị phổ biến
Hiện nay, có 2 loại bảng chữ cái đo mắt bao gồm: Bảng đo thị lực nhìn xa và bảng đo thị lực nhìn gần:
- Bảng đo thị lực nhìn gần: Bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ.
- Bảng đo thị lực nhìn xa: Bảng đo thị lực chữ C, bảng đo thị lực chữ E, bảng Snellen và bảng thị lực hình.
Bảng đo thị lực chữ C (Landolt)
Bảng chữ C thích hợp sử dụng cho mọi đối tượng, nhất là trẻ em và người không biết chữ. Bảng bao gồm 11 dòng, kích thước và khoảng cách giữa các chữ C hở được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ theo thứ tự từ trên xuống.
Cách dùng: Người đo mắt sẽ phải đọc đúng các hướng mà phần hở của chữ C hướng về. Khoảng cách khi đo thị lực khoảng 5m tính từ bảng đo đến vị trí đo.
Bảng đo thị lực chữ E (Armaignac)
Bảng chữ E hay còn gọi là Armaignac, thích hợp dùng được cho tất cả mọi người. Bảng này cũng bao gồm 11 dòng với kích thước và khoảng cách của các chữ E giảm dần từ trên xuống dưới.
Cách dùng: Bạn phải đọc đúng hướng mà chữ E xoay, hoặc phòng khám có thể đưa bạn một miếng nhựa có hình chữ E để đối chiếu với hướng xoay của chữ E bạn nhìn được trên bảng thị lực. Khoảng cách để đo mắt là 5m.
Bảng đo mắt cận thị Snellen
Bảng đo mắt cận Snellen chỉ thích hợp cho người biết chữ. Bảng bao gồm các chữ cái L, F, D, O, I, E được in hoa. Tương tự như các bảng chữ C và E, bảng Snellen gồm 11 dòng và dòng đầu tiên là chữ cái lớn nhất rồi giảm dần về kích thước, số chữ cái ở các dòng tiếp theo tăng dần.
Cách dùng: Bạn cần phải đọc đúng các chữ cái mà bác sĩ đo mắt chỉ định. Khoảng cách giữa bạn và bảng đo mắt khoảng5m.
Bảng đo thị lực hình
Bảng đo thị lực hình dành cho những bé đã nhận được hình dạng con vật, đồ vật người không biết chữ.
Bảng có tất cả 11 dòng bao gồm hình các con vật nhỏ dần kích thước từ trên xuống dưới.
Cách dùng: Người đo mắt phải đọc đúng tên con vật hoặc đồ vật theo hướng dẫn. Khoảng cách đo mắt là 5m.
Bảng cận thị Parinaud
Bảng cận thị Parinaud được sử dụng thông dụng cho người biết chữ. Bảng bao gồm những câu ngắn và bên cạnh có chỉ số thị lực kèm theo.
Cách dùng: Bạn có thể ngồi và đọc các chữ trên bảng theo thứ tự từ trên xuống. Khoảng cách đo mắt đối với bảng đo cận thị Parinaud là 30 – 35cm.
Bảng đo thị lực dạng thẻ
Bảng đo thị lực dạng thẻ là bảng bao gồm các bảng đo thị lực chữ C, E, Snellen với kích thước nhỏ theo đúng quy ước để dùng cho việc đo thị lực nhìn gần. Khoảng cách để đo mắt là 30 – 35cm.
Cách dùng: Bạn sẽ cầm và đọc đúng các chữ cái, hoặc ký hiệu có trong thẻ theo thứ tự đã được hướng dẫn.
Hướng dẫn sử dụng bảng chữ cái đo mắt cận
Các bước đo độ cận của mắt
Bước 1 Bạn chọn vị trí đo mắt đúng khoảng cách quy định, chọn tư thế đứng hoặc ngồi thoải mái, mắt nhìn thẳng.
Bước 2 Lựa chọn ánh sáng chiếu vào bảng đo mắt phù hợp, cường độ trung bình là 100 lux và phải cao hơn ánh sáng trong phòng 40%.
Bước 3 Lần lượt đo từng mắt, mắt phải trước, mắt trái sau. Dùng tay hoặc miếng chắn che mắt còn lại.
Bước 4Đọc các chữ cái trên bảng đo theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải cho đến khi không nhìn được nữa thì ngưng.
Bước 5 Ghi lại kết quả đo.
Lưu ý: Trong suốt quá trình đo phải có người hướng dẫn để đối chiếu với kết quả trên bảng đo xem bạn đọc có đúng chưa.
Cách ghi nhận kết quả đo
Người thực hiện đo sẽ ghi lại số thị lực của dòng chữ nhỏ nhất và cũng là dòng chữ cuối cùng mà bạn có thể nhìn thấy rõ. Kết quả sẽ được đối chiếu với bảng thị lực tương đương với số dòng đọc được.
Chi tiết kết quả tham khảo:
- Thị lực 10/10: Mắt bạn khỏe.
- Thị lực 6 – 7/10: Mắt bạn cận khoảng 0.5 Diop.
- Thị lực 4 – 5/10: Mắt cận khoảng 1.5 – 2 Diop.
- Thị lực dưới 3/10: Thị lực kém, cận trên 2 Diop
Lưu ý khi đo thị lực bằng bảng đo cận thị
Để đo kết quả được chính xác hơn bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Để đảm bảo tính tương phản được tốt nhất bạn nên lựa chọn bảng đo thị lực chữ đen trên nền trắng.
- Khi đi từ nơi khác đến vị trí khám mắt, trước khi đo mắt bạn nên ngồi nghỉ ít nhất 15 phút sau đó mới tiến hành kiểm tra.
- Bạn nên thăm khám mắt thường xuyên 6 tháng 1 lần để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của mắt, đồng thời nhận được lời khuyên thích hợp từ bác sĩ tư vấn.
Trên đây là những thông tin mà Wikihoc.com tổng hợp được về 6 loại bảng đo thị lực và cách dùng cũng như một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn nhé!
Nguồn: Bệnh viện mắt Hà Nội 2
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu 6 bảng chữ cái đo mắt cận thị và cách dùng từng loại tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.