Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu về giống chó mông cộc – Quốc khuyển của Việt Nam tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nếu là một người yêu chó hẳn bạn đã nghe qua cái tên chó Mông cộc đúng không nào? Được mệnh danh là giống chó thông minh, dũng mãnh là một trợ thủ đắc lực của người H’mông vì Mông cộc là chó đi săn. Cùng thử điểm qua một số điểm nổi bật của giống chó này qua bài viết sau nhé!

Nguồn gốc của chó Mông cộc

Nguồn gốc chó mông cộc

Chó Mông cộc còn được gọi là chó H’mông cộc. Đối với người dân ở vùng Tây Bắc thì chó Mông cộc là người bạn trung thành, và là niềm tự hào của vùng núi Tây Bắc. Trước kia, chó Mông cộc được sử dụng để trông nhà, giữ của, ngày nay thì được huấn luyện để đi săn vì bản tính dũng mãnh, trung thành.

Hơn nữa, H’mông cộc còn được huấn luyện để sát cánh cùng cảnh sát trong công tác phòng chống tội phạm. Do đó, có thể xem Mông cộc là 1 trong tứ đại Quốc khuyển của Việt Nam.

Đặc điểm của chó Mông cộc

Đặc điểm của chó mông cộc

Vốn sống ở rừng núi, và là chó săn nên ngoại hình của chó Mông cộc khá giống loài sói, thân hình chắc nịch, đầy cơ bắp. Khi chó trưởng thành có chiều dài từ 45-55cmcân nặng dao động từ 15 đến 25 kg. Với thân hình chắc khỏe nên không chỉ đi săn tốt, nó còn giữ nhà rất tốt.

Tham khảo thêm:   Cá kèo là cá gì? Mua cá kèo ở đâu? Cách lựa cá kèo ngon, không bị đắng

Lưng chó thẳng, rộng, dàikèm theo một vết lõm ở sống lưng. Hệ cơ phát triển, thân chó chắc nịch có thể leo núi, đi vào rừng, đi vào những nơi nhiều cây cối, địa hình hiểm trở mà không gặp chút khó khăn nào.

Đầu chó Mông cộc to nên hộp sọ lớn, giúp nó có một sự ghi nhớ tốt, và rất thông minh. Nếu bạn để ý kĩ, khi chó Mông cộc cảnh giác với một điều gì đấy thì trán sẽ nhăn lại, còn không thì rất phẳng.

Đặc điểm của chó mông cộc

Mõm càng ngắn thì càng được thuần chủng, vâng lời chủ. Hàm răng thì khỏi phải bàn rồi, vốn là chó săn nên hàm răng sắc nhọn, mũi cực thính, đôi tai luôn vểnh lên để nghe ngóng “con mồi” chuyển động.

Chó Mông cộc có khả năng chịu được tốt thời tiết khắc nghiệt với lớp da dày. Lông thường có màu đen, vện hoặc hung nâu. Một điểm nổi bật nữa là màu da luôn trùng với màu mắt đấy! Tuy thân hình săn chắc vạm vỡ, nhưng lại có một điểm hết sức đáng yêu của chó Mông cộc chính là chiếc đuôi cụt ngủn chẳng giống loài nào. Đa số thì không có đuôi, một số ít có đuôi thì nó chỉ dài từ 3-5 cm thôi!

Phân loại chó Mông cộc

Phân loại chó mông cộc

Chó Mông cộc có 3 giống, dựa vào đuôi để phân biệt là chính.

  • Cộc tịt: Loại này gần như không có đuôi, đặc điểm dễ phân biệt chúng với các loài chó khác.
  • Cộc thỏ: Sở dĩ có cái tên này vì đuôi rất giống đuôi thỏ, chỉ dài khoảng 3 – 5 cm.
  • Cộc lửng: Loài chó Mông cộc có đuôi dài nhất dao động từ 8 – 15 cm.
Tham khảo thêm:   Lịch sử 7 Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo Soạn Sử 7 trang 18 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trong 3 giống chó này, giống cộc tịt và cộc thỏ được đánh giá cao hơn. Giống chó có đuôi càng ngắn thì càng được đánh giá cao hơn.

Tính cách của chó Mông cộc

Chó Mông cuộc là một giống chó có bản năng bảo vệ lãnh thổ rất tốt, chúng sẽ sủa lớn khi có người lạ vào nhà, khi khách bước vào thì nó sẽ quan sát nhất cử nhất động của họ.

Chó Mông cộc chỉ trung thành với 1 chủ nhân duy nhất và chỉ ăn đồ ăn được chủ đưa cho. Chúng sẽ sẵn sàng bảo vệ chủa nhân trước hiểm nguy.

Chó Mông cộc còn có một trí nhớ siêu phàm, có khả năng học các bài huấn luyện rất nhanh.

Cách nuôi chó Mông cộc

Chó Mông cộc ăn gì? Khẩu phần ăn thế nào?

Khẩu phần ăn dành cho chó Mông cộc

Với chó Mông cộc thì việc cần một khẩu phần ăn hợp lý với độ tuổi là điều quan trọng. Khi còn nhỏ, chó cần được ăn chín uống sôi để hệ tiêu hóa không làm việc quá sức. Khi chó lớn có thể tập ăn đồ sống, để thân hình săn chắc thì chó nên được ăn nhiều thịt, giảm rau.

Một lưu ý nữa là chủ nên tẩy giun định kì hàng tháng trong 6 tháng đầu đời để chó con có thể hấp thu tối đa lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể.

Vệ sinh cho chó Mông cộc

Thông thường bạn nên tắm chó Mông cộc thường xuyên và đều đặn 1 lần 1 tuần để tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Khi tắm xong thì nên lau khô hoặc sấy để tránh con chó của bạn sẽ lăn ngay vào cát để tự làm khô bộ lông. Đặc biệt vào mùa đông thì sau khi tắm xong nên lau qua để tránh chó bị bệnh phổi.

Tham khảo thêm:   100+ lời chúc sinh nhật con gái yêu của mẹ cực hay và ý nghĩa

Huấn luyện chó Mông cộc

Các vấn đề về sức khỏe

Chó Mông cộc rất khỏe mạnh và ít khi bị bệnh, nếu bệnh thù cũng rất nhanh khỏi. Có Mông cộc thường bị những bệnh như viêm da, viêm phổi, giun sán,…

Huấn luyện chó Mông cộc

Bạn có thể dùng thức ăn để tập chó ngồi hoặc đứng, đi theo lệnh. Khi ra mệnh lệnh, chủ nên nhìn thẳng để chó tập trung và thưởng một viên thức ăn khô khi chó làm đúng mệnh lệnh.

Nếu bạn tập chúng đi thì tập dần mỗi lần 10 bước sẽ được thưởng đồ ăn. Nếu vẫn không nhận biết được mệnh lệnh chủ nhân thì lần sau dứt khoát nhiều hơn là lập lại nhiều lần thì chó sẽ quen thôi!

Chó Mông cộc giá bao nhiêu tiền?

Những chú chó Mông cộc thuần chủng sẽ được bán với giá từ 2 triệu đến 8 triệu đồng/con.

Còn đối với những chú chó đã được lai tạp thì sẽ có giá rẻ hơn nhiều, từ 500 trăm nghìn đến 2 triệu đồng.

Cách nhận biết chó Mông cộc thuần chủng

Để nhận biết chó Mông cộc thuần chủng, bạn hãy chsu ý những đặc điểm sau:

  • Đuôi và mõm ngắn
  • Tai của giống chó thuần chủng nhỏ và dựng lên
  • Lông thuần màu, không xù.
  • Cơ thể chó cân đối, gọn gàng
  • Chó Mông cộc thuần chủng có 42 chiếc, với răng nanh 8 cạnh

Tham khảo thêm nhiều loại thức ăn cho chó chất lượng, giá tốt tại Wikihoc.com nhé!

Bài viết vừa giới thiệu bạn một loài chó thông minh, dũng cảm – chó Mông cộc. Hi vọng đã giúp bạn thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu về giống chó mông cộc – Quốc khuyển của Việt Nam tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *