Bạn đang xem bài viết Tẩy nốt ruồi kiêng gì, kiêng bao lâu để tránh sẹo tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tẩy nốt ruồi hiện nay được mọi người khá ưa chuộng thực hiện bởi vì vừa có tính thẩm mỹ mà chi phí còn khá rẻ và an toàn, tuy nhiên sau khi tẩy nốt ruồi cần kiêng gì để nhanh lành và không để lại sẹo thì mọi người lại không mấy chú tâm, vậy thì hôm nay hãy cùng lưu ý về vấn đề này nhé.
Tẩy nốt ruồi cần kiêng ăn gì?
Rau muống
Rau muống có tác dụng kích thích sản sinh collagen mạnh mẽ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lành vết thương, sau khi tẩy nốt ruồi mà ăn rau muống sẽ khiến vết thương kéo da non liên tục dẫn đến tình trạng sẹo lồi mất thẩm mỹ.
Tham khảo thêm: Giải mã ý nghĩa 29 vị trí nốt ruồi trên cơ thể nam nữ chính xác nhất
Các loại trứng
Cũng tương tự rau muống, trứng có tác dụng tăng sinh collagen cho nên trong quá trình tẩy nốt ruồi cũng rất dễ để lại sẹo lồi không mong muốn.
Ngoài ra, khi điều trị vết thương hở mà ăn trứng thì vùng da bị thương sẽ trắng hơn so với vùng da còn lại, hiện tượng này khá giống lang ben.
Tham khảo thêm: Giải mã ý nghĩa 50+ vị trí nốt ruồi trên khuôn mặt nam nữ
Thịt gà, thịt bò
Thịt gà, thịt bò cũng nằm trong danh sách những món ăn hạn chế sau khi tẩy nốt ruồi bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng liền sẹo của da. Nếu ăn thịt bò và thịt gà trong quá trình tẩy nốt ruồi nó còn hình thành sẹo trên da.
Món ăn có chứa nếp
Những món ăn có chứa nếp phổ biến như: Bánh chưng, bánh tét, xôi,… đây là những thực phẩm cực kỳ nóng khiến cho vết thương bị viêm nhiễm, lâu kéo da non và để lại sẹo lồi trên da.
Hải sản và các thực phẩm tanh
Những hải sản như: Tôm, cua, cá, mực,… đều là những thực phẩm có chứa nhiều đạm làm cho vết thương lâu lành, gây ngứa da cũng như hình thành sẹo thâm mà bạn nên lưu ý để tránh nhé.
Tẩy nốt ruồi nên ăn để mau lành gì?
Sau khi tẩy nốt ruồi bạn nên ăn những loại thực phẩm có chứa vitamin như sau:
- Vitamin C: Cam, quýt, khoai tây, táo, bông cải xanh,…
- Vitamin E: Dầu oliu, quả bơ, các loại hạt,…
- Omega 3: Yến mạch, cá thu, cá hồi, hạt chia, quả óc chó,…
- Kẽm: Nấm, socola, ngũ cốc nguyên hạt, …
- Vitamin A: Khoai lang, ớt chuông, cà rốt, cà chua,…
Quan trọng hơn nữa là bạn cần uống nước đầy đủ mỗi ngày để cơ thể được thải độc, da được khỏe mạnh và hạn chế khả năng hình thành sẹo hiệu quả.
Kiêng ăn bao lâu sau khi tẩy nốt ruồi?
Từ 2 – 3 ngày là khoảng thời gian da đóng vảy, từ 5 – 10 ngày chính vảy sẽ tự bong ra và bắt đầu xuất hiện da non. Trong vòng 30 ngày tiếp theo sẹo vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển liên tục, vì vậy trong 1 tháng bạn nên cẩn thận kiêng ăn nhé!
Cách vệ sinh và chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi
Vệ sinh vùng da sạch sẽ
Có thể sử dụng dung dịch hydroperoxide hoặc nước muối sinh lý pha loãng để vệ sinh vùng da ngay sau khi vừa tẩy nốt ruồi, không nên dùng oxy già đặc hoặc những dung dịch có chứa i- ốt để tránh vết thương bị ăn mòn hoặc lâu lành, lở loét sâu hơn.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có tác dụng chống vi khuẩn lan sâu vào vết thương đồng thời kích thích quá trình tái tạo da nhanh hơn. Bên cạnh đó bạn còn có thể sử dụng nghệ tươi để thoa lên nốt ruồi sau khi tẩy, trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cực kỳ hiệu quả.
Sử dụng kem hoặc thuốc tái tạo da
Sau khi tẩy nốt ruồi thì khả năng hình thành sẹo lõm rất cao nếu như không biết cách phục hồi, có thể tăng cường sử dụng kem tái tạo da để bù đắp đi những phần da bị thiếu hụt.
Những loại kem tái tạo da có chứa vitamin C, E, axit hyaluronic,… có tác dụng kích thích collagen cũng như elastin dưới da để lấp đầy bề mặt da, giúp da trông mịn màng và sáng khỏe hơn.
Sử dụng thuốc giảm đau
Sau khi tẩy nốt ruồi bạn sẽ cảm thấy hơi đau, tê thậm chí là nhức nếu nốt ruồi đó quá to, do đó để có thể giảm đau bạn nên uống thuốc dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số thói quen nên tránh sau khi tẩy nốt ruồi
Sau khi tẩy nốt ruồi không nên gãi, sờ, cạy vết thương, bên cạnh đó vào những lúc vết thương chuẩn bị lành thường sẽ rất ngứa cho nên bạn có thể kết hợp thêm kem dưỡng ẩm ở vùng da này để giảm bớt cảm giác chi chít.
Cần để vùng da mới tẩy nốt ruồi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, để tránh khiến da bị tăng sắc tố.
Nốt ruồi là gì? Nguyên nhân hình thành nốt ruồi
Nốt ruồi có tên gọi khoa học là melanocytic nevus, cụ thể hơn thì nốt ruồi chính là những sắc tố tích tụ lại tạo thành một hay nhiều điểm bên dưới làn da. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ hình thành những nốt nhỏ màu đen hoặc màu nâu.
Nốt ruồi có thể xuất hiện khi ta còn bé hoặc khi đã lớn, màu sắc, kích thước cũng sẽ thay đổi theo thời gian, thậm chí nốt ruồi có thể biến mất mà không cần tác động vào nó.
Nhưng bạn cũng đừng lo, đa số khi bước sang độ tuổi 40 nốt ruồi sẽ không thay đổi hoặc xuất hiện thêm nữa. Trung bình một người có khoảng 30-40 nốt ruồi trên cơ thể.
Nhưng nếu quá nhiều nốt ruồi xuất hiện ở cùng một chỗ trên da sẽ vô cùng mất thẩm mỹ cho nên dịch vụ tẩy nốt ruồi mới xuất hiện để giúp chị em trông tự tin hơn.
Một số phương pháp tẩy nốt ruồi phổ biến nhất
Tẩy nốt ruồi bằng kem
Một phương pháp vừa rẻ vừa an toàn được nhiều chị em ưa thích là sử dụng kem tẩy nốt ruồi, với cơ chế tái tạo tế bào mới loại bỏ và thay thế tế bào cũ. Phương pháp này tuy an toàn, giá thành rẻ nhưng hiệu quả mang đến khá chậm và phù hợp với những loại nốt ruồi có kích thước nhỏ.
Tẩy nốt ruồi bằng laser
Sử dụng kỹ thuật laser sẽ có hiệu quả ngay sau một lần điều trị bởi vì những tia laser sẽ sử dụng sức mạnh ánh sáng để phá vỡ những sắc tố dưới da.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về phương pháp điều trị này, nó sẽ không gây đau rát hay khó chịu, tuy nhiên chi phí điều trị của phương pháp này cũng không hề rẻ và cũng có khả năng để lại sẹo do các nốt ruồi lớn.
Tham khảo thêm: Sau khi tẩy nốt ruồi nên làm gì, chăm sóc da như thế nào?
Tẩy nốt ruồi bằng nguyên liệu thiên nhiên
Một phương pháp vừa đơn giản vừa an toàn nhất có thể thực hiện tại nhà là sử dụng những nguyên liệu thiên nhiên như: Tẩy nốt ruồi bằng tỏi, giấm… để xóa nốt ruồi. Bởi vì tỏi và giấm có chứa axit, chúng có tác dụng bào mòn các nốt ruồi theo thời gian.
Lưu ý của một số bác sĩ cho biết rằng nếu sử dụng nguyên liệu này trong một khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng axit ăn sâu vào trong da và gây phỏng, kích ứng,…
Tham khảo: 5 Cách tẩy nốt ruồi tại nhà cực đơn giản hết trong 1 ngày
Hy vọng với những thông tin mà Wikihoc.com đã chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để biết cách chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi, cám ơn bạn đã theo dõi.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tẩy nốt ruồi kiêng gì, kiêng bao lâu để tránh sẹo tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.