Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 4: Dàn ý tả cây ăn quả (25 mẫu) Dàn ý tả cây ăn quả trong vườn lớp 4 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 25 Dàn ý tả cây ăn quả quen thuộc rất chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 4 nắm được cấu trúc, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả cây ăn quả thật hay.

Dàn ý chi tiết cho bài văn tả cây ăn quả

Với 25 Dàn ý tả cây ăn quả, các em dễ dàng lập dàn ý tả cây nho, tả cây dâu tây, tả cây xoài, tả cây mít, tả cây nhãn, tả cây vải, tả cây na, tả cây thanh long, tả cây cam…. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết để ngày càng học tốt phân mônTập làm văn lớp 4:

Dàn ý bài văn tả cây ăn quả lớp 4

I. Mở bài: giới thiệu cây ăn quả

Mỗi dịp hè đến là em lại được ba mẹ cho về quê thăm ông bà. Cảnh dưới quê thật yên bình và hiền hòa. Những cánh diều lả lơi cùng mây gió như thướt tha đến lạ. em thích mọi cảnh vật dưới quê, nó làm em cảm thấy thư thái và yên bình. Nhưng em thích nhất là vườn cây ăn quả của ông em, khu vườn có biết bao nhiêu là quả thơm ngon. Và trong đó, em thích nhất là cây cam. những quả cam trĩu nặng khiến em không thể kìm lòng được.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

– Nhìn ta xa cây như thế nào?

Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chit cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.

– Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu, so sánh với một vật gì đó.

Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.

– Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?

2. Tả chi tiết

– Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?

  • Khi lá non
  • Khi lá trưởng thành
  • Khi lá già
  • Lá ra sao khi đổi mùa

– Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không

  • Nụ hoa
  • Cánh hoa

– Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?

  • Khi trái non
  • Khi trái già
  • Khi trái chín

– Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác

– Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….

3. Tả bổ sung

  • Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
  • Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
  • Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài

  • Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
  • Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó

Dàn ý tả cây nho

a. Mở bài: Giới thiệu cây nho.

Mẫu: Sân trước nhà em có một mái che tự nhiên mát rười rượi vào những ngày hè. Đó chính là giàn nho do chính tay bố em trồng và chăm sóc.

b. Thân bài

– Tả giàn nho (cây nho):

  • Gốc nho: lớn như cổ tay, cứng cáp, cắm rễ sâu xuống lòng đất
  • Thân nho: cao, thẳng, cứng cáp không kém các thân gỗ
  • Nhánh, cành nho: nhỏ như cây đũa, mềm và dẻo dai, mọc bám vào giàn tre được cố định sẵn
  • Lá nho: to như bàn tay, khá mỏng và nhám như lá mướp
  • Hoa nho: mọc thành chùm, nhỏ xíu, màu trắng
  • Quả nho: kết thành chùm như hoa, lúc nhỏ lớn như hạt đỗ, màu xanh sẫm; càng lớn càng chuyển xanh trong, khi chín có màu tím sẫm, đỏ sẫm
  • Mùi vị quả nho: chua ngọt nhẹ, dễ ăn, có thể làm được nhiều món như sinh tố, kem…

– Hoạt động của em với cây nho:

  • Em chăm sóc cây nho như thế nào? (nhổ cỏ, tưới nước, buộc chùm nho vào giàn tránh rơi rụng…)
  • Em thường làm gì với cây nho? (ngồi chơi dưới bóng mát của giàn nho, thu hoạch nho chín…)

c. Kết bài: Tình cảm của em với giàn nho

Mẫu: Em rất tự hào về giàn nho của nhà mình. Vì nó không chỉ đẹp, mà còn cho rất nhiều chùm nho ngon lành. Mỗi dịp có bạn bè ghé chơi, em đều sẽ mời các bạn chiêm ngưỡng giàn nho của nhà mình.

Dàn ý tả cây dâu tây

1. Mở bài: Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài cây nhưng em thích nhất là cây dâu tây.

2. Thân bài:

– Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa cây như thế nào?
  • Lại gần cây như thế nào?

– Tả chi tiết:

  • Hoa: Nụ hoa, cánh hoa,…..
  • Lá: lá non màu gì, lá già màu gì?
  • Quả khi xanh có màu gì?
  • Khi chín có màu gì?
  • Rễ cây

– Tả thêm một số chi tiết khác:

  • Vị của quả dâu tây
  • Công dụng, lợi ích của cây dâu tây
  • Sự gắn bó thân thiết của em đối với cây
  • Sự thay đổi của cây theo ngày, tháng

3. Kết bài: Tình cảm, cảm xúc của em đối với cây.

Dàn ý tả cây mận

1. Mở bài:

Vườn nhà em có trồng nhiều loại cây ăn quả như: cây xoài, cây nhãn, cây cam…Trong đó, em thích nhất là cây mận do ông em trồng.

2. Thân bài: viết thành từng đoạn (miêu tả kết hợp so sánh, nhân hóa).

Đoạn 1: Tả bao quát.

  • Nhìn từ xa, cây mận như một “bác bảo vệ” mặc chiếc áo màu xanh thẳm đang đứng canh giữ khu vườn.
  • Không biết cây mận đã được ông trồng từ bao giờ nhưng nay cây đã cao gần bằng nóc nhà.
  • Thân cây mận không to như cây xoài. Cây có nhiều cành lá đan xen vào nhau tạo thành từng tầng, trông thật thích mắt.
  • Để cây được vững vàng trước gió mưa cũng như giúp cây luôn xanh tươi, rễ mận uốn lượn ngoằn ngoèo nhưng những chú rắn nhỏ không ngại khó khăn vất vả gian nan chui sâu vào lòng đất.

Đoạn 2: Tả chi tiết.

  • Cũng giống các loài cây khác, lá mận có màu xanh đậm khi trưởng thành, đến lúc già thì chuyển sang màu vàng pha lẫn sắc nâu. Thế nhưng, lá mận non lại có màu đỏ tía. Thật hay! Ít ai biết được, lá mận non có thể ăn được với vị chua chua, chát chát.
  • Đến mùa, mận ra hoa thật đẹp. Từng đóa hoa trắng ngời kết thành từng chùm. Nhị hoa nhỏ và mỏng manh như sợi chỉ. Hương hoa mận không thơm ngạt ngào như hoa huệ, hoa lan mà thoang thoảng nhẹ nhàng nhưng cũng đủ làm các chú ong siêng năng bay đến tìm mật ngọt, chị bướm lượn vòng làm duyên làm dáng bên hoa.
  • Thế rồi, những đóa hoa trắng ấy dần dần hình thành những chùm mận xinh xinh. Đây cũng là điều ấn tượng và chờ đợi nhất đối với em về cây mận. Quả mận non tròn tròn có màu xanh trắng pha chút hồng nhạt trông ngộ nghĩnh đáng yêu. Khi chín, quả có màu đỏ đậm hấp dẫn. Hình dáng của quả mận cũng thay đổi dần dần từ non đến chín. Quả to và dài ra, có hình tháp nhìn giống như quả điều, cái màu đỏ khi chín ấy cũng giống nhau. Kì lạ thật! Nhìn từng chùm mận chín mọng lủng lẳng trên cây là điều khiến em thích thú nhất. Mận có vị chua ngọt, bên trong có màu trắng như bông tuyết, thưởng thức mận thú vị nhất nhâm nhi với muối ớt cay.

Đoạn 3: Tả bổ sung.

  • Mẹ em thường hái mận đem ra chợ bán để tăng thêm thu nhập. Đôi khi, gia đình em còn đem biếu những quả mận tươi ngon cho hàng xóm xung quanh để tạo tình làng nghĩa xóm.
  • Thỉnh thoảng, chim chóc bay đến chuyền cành hót líu lo. Nhìn từng chùm mận chín, nhìn những chú chim nhỏ sao mà thấy cây mận như sinh động và đẹp hơn nhiều.

3. Kết bài:

  • Em vô cùng yêu quý cây mận.
  • Ước mong sao cây luôn mãi xanh tươi để mỗi năm đều cho thật nhiều quả.

Dàn ý tả cây quất

1. Mở bài

– Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quất

2. Thân bài

– Tả hình dáng cây quất: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ

  • Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
  • Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
  • Hoa quất: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
  • Trái quất: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
  • Mùi vị trái quất: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu…
Tham khảo thêm:   Cách tẩy vết bút bi trên áo trắng nhanh và hiệu quả vô cùng đơn giản

– Ý nghĩa của cây quất trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hi vọng cho gia chủ.

3. Kết bài

Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quất.

Dàn ý tả cây me

I. Mở bài:

– Giới thiệu cây me tây: Cây trồng ở khoảng giữa đoạn đường từ nhà đến trường. Cây to như cây cổ thụ. Đây là điểm dừng chân của khách đi đường và của học sinh khi tan trường vào những ngày nắng nóng.

II. Thân bài:

– Tả bao quát cây me tây: Cây to, tán lá sum sê.

– Tả từng bộ phận của cây:

  • Gốc to ước chừng hai vòng tay người lớn. Rễ cây nhiều, đủ cỡ nằm ngoằn ngoèo trên mặt đất như những con trăn hoa nằm tránh nắng.
  • Thân cây thẳng đứng, chia thành nhiều nhánh nhiều cành.
  • Vỏ cây xù xì nâu xám. Lá cây nhỏ, màu xanh đậm. Hoa màu tím.
  • Tán lá sum sê tỏa rộng, có chim chóc nhảy múa hát ca.

III. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về cây me tây.

Dàn ý tả cây Chuối

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây chuối
  • Trong các loài cây ăn quả như ổi, đào, táo….em yêu thích nhất là cây chuối.

II. Thân bài :

a. Tả bao quát cây chuối:

Nhìn từ xa cây chuối như cái cột đâm thẳng lên bầu trời.

b. Tả chi tiết:

  • Cây chuối cao khoảng 0.5m đến hơn 2m. Những cây chuối non cao khoảng nửa mét, những cây chuối lớn hơn cao khoảng 1m.
  • Thân cây to như cái cột đình nhẵn nhụi và trơn bóng được ghép lại từ các bẹ chuối có màu xanh non.
  • Rễ chuối nhỏ màu nâu thâm đen mọc xung quanh gốc chuối và cắm sâu xuống mặt đất như những đứa con đang ôm sát lấy mẹ.
  • Tàu chuối ngả ra mọi phía như những cái quạt lớn. Mặt lá phía trên có màu xanh đậm hơn mặt lá phía dưới. Ở trên ngọn lá chuối là nõn chuối.
  • Những tàu lá chuối non chưa mở giống như một phong thư vẫn còn đang khép kín.
  • Khi cổ cây chuối mập tròn rụt lại thì cũng là lúc hoa chuối lấp ló. Hoa chuối có màu hồng tím như những ngọn lửa hồng giữa bầu trời, trông rất đẹp nó to khoảng bằng bắp chân người lớn. Khi hoa chuối càng to cây nghiêng mình sang một bên. Khi hoa già thì các nải lần lượt xuất hiện.
  • Các nải ra trước dần lớn lên thì các nải sau cũng xuất hiện và lớn lên nhưng vẫn nhỏ hơn các anh sinh sớm hơn.
  • Các quả chuối màu xanh khi còn non đều thành hai hàng cong cong như vầng trăng khuyết .Đầu mỗi quả chuối có râu màu đen. Khi chín quả chuối sẽ chuyển sang màu vàng, nếu để lâu quả sẽ bị thâm và nhũn ăn sẽ không ngon
  • Cây chuối đều rất có ích. Thân và củ cây chuối để làm thức ăn cho gia súc, lá chuối để gói bánh chưng, bánh giò. Hoa để làm nộm ăn rất ngon. Quả chuối khi chín để ăn rất ngon, nó cũng là một loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày Tết.
  • Chuối cho rất nhiều vitamin bổ dưỡng cho sức khỏe. Chuối có thể dùng để chế biến chuối khô sấy, chè chuối, bánh chuối, kẹo chuối. Những hàng chuối xanh hai bên đường làm nên nét biểu tượng của văn hóa làng quê Việt Nam .

III. Kết bài:

– Cảm nghĩ của em

Dàn ý tả cây Cam

I. Mở bài:

– Giới thiệu chung về quả cam

– Mẹ em thường nói: “Hoa quả rất tốt cho sức khỏe, con phải chăm ăn thật nhiều hoa quả vào thì mới lớn khỏe được!”. Có biết bao trái quả thơm ngọt, bổ dưỡng mà con người đã trồng được, trong số đó em đặc biệt thích quả cam vì nó vừa ngon vừa rất tốt cho sức khỏe.

II. Thân bài:

a. Khi còn xanh:

  • Sau những tháng ngày hoa cam nở trắng ngà, thơm mát tỏa khắp không gian, hoa sẽ bắt đầu tàn để từ cuống hoa ấy, những quả cam dần xuất hiện.
  • Những ngày đầu, quả cam chỉ nhỏ như quả quất, tròn xoe, xanh bóng như những hòn bi ve nhưng vỏ nó cứng và dày hơn vỏ quả quất.
  • Mỗi ngày trôi qua, cây cam lại vươn cành lá đón những tia nắng vàng, những giọt sương mát, dòng nhựa ấm nóng chảy trôi trong thân cây đưa chất dinh dưỡng nuôi lá xanh, quả ngọt.
  • Từ những quả cam xanh nhỏ tí xíu, chúng lớn dần lớn dần, lúc la lúc lỉu trên cành.
  • Cam không mọc riêng rẽ từng quả mà nó mọc thành từng chùm, những quả cam kết trái trông xa lỡ tưởng như những quả tennis xanh đậm, bóng bẩy.

b. Khi đã chín:

  • Những ngày gần thu hoạch, cam chín vàng trên cây.
  • Từ tấm áo xanh bóng bẩy, chúng đồng loạt thay sang màu áo mới, một màu vàng tươi rực rỡ.
  • Những chùm cam lúc lỉu kéo cành cây trĩu hẳn xuống trông xa như cánh tay người mẹ tảo tần đang dang ra đỡ lấy những đứa con thơ dại, đáng yêu.
  • Thiên nhiên có nắng vàng tươi điểm tô thanh sắc cho cuộc sống đất trời, vườn quê mùa cam chín dường như cũng bừng sáng hẳn lên bởi sắc vàng của những cành cam chi chít quả.
  • Lấp ló trong những chiếc lá cam xanh đậm là những quả cam vàng mọng như những đốm lửa lấp lánh thổi bừng sức sống một góc vườn.

III. Kết bài:

  • Nêu ngắn gọn cảm xúc cá nhân
  • Đến mùa cam chín ai cũng rất vui vẻ, tưng bừng đi thu hái, cùng nhau thưởng thức vị ngọt lành, thanh mát của những trái cam. Em rất yêu loài quả này, luôn mong ngóng đến mùa để được uống những ly nước ngọt mát, ăn những múi cam mọng nước, hấp dẫn.

Dàn ý tả cây Xoài

I. Mở bài:

– Giới thiệu đối tượng được miêu tả.

– Mỗi lần về thăm quê, em đều được chú dẫn ra mảnh vườn sau nhà chơi. Vườn của nhà chú em có rất nhiều loại cây, mỗi mùa lại cho những thức trái khác nhau. Trong tất cả thì em thích nhất là được nhìn ngắm những trái xoài lúc lỉu trên cành và thưởng thức vị ngọt ngọt chua chua của những miếng xoài vàng ươm.

II. Thân bài:

a. Khái quát về quả xoài

  • Xoài là quả của cây thân gỗ, được trồng ở nhiều nơi trên thế giới và cũng là loại cây phổ biến ở Việt Nam.
  • Xoài có rất nhiều loại, cây xoài ở vườn nhà chú em là cây xoài cát.

b. Miêu tả quả xoài

  • Hình dạng thuôn dài, thon lại ở phần đầu. quả.
  • Mỗi quả xoài lại có kích thước lớn nhỏ khác nhau, trung bình mỗi quả khi chín nặng từ ba đến bốn lạng, có quả nặng tới sáu lạng.
  • Các trái xoài mọc theo chùm, treo lơ lửng trên cành cây. Gió khẽ thổi nhẹ thôi là đã thấy những chùm xoài rung rinh trong gió như đang reo vui với đất trời, với bạn bè cối cây xung quanh chúng vậy.
  • Hành trình của một trái xoài cũng đi từ xanh sang chín: lớp vỏ sẽ vàng dần lên thành màu nắng, thịt quả cũng mềm dần đi và chuyển sang sắc vàng óng thơm ngon.
  • Quả xoài còn hấp dẫn em bởi hương thơm, mùi thơm của xoài mang nét đặc trưng riêng không thể nhầm lẫn với các thức trái khác.
  • Khi cắt quả xoài chín ra thì sẽ thấy lớp thịt quả dày ở phía trong. Trong cùng còn có hột cứng, cần bỏ đi vì không thể ăn được.
  • Xoài xanh ăn sẽ giòn, vị chua rôn rốt, chấm với muối ớt ăn rất ngon. Nhưng em vẫn thích ăn xoài khi chín hơn, thịt mềm thơm, vị ngọt pha lẫn chút chua dịu rất thích hợp cho mùa hè nóng nực.

c. Ý nghĩa của quả xoài

  • Không chỉ hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon mà còn bởi dưỡng chất nó mang lại.
  • Xoài là loại quả giàu vitamin A-loại vitamin bổ cho mắt. Bên cạnh đó xoài còn chứa cả vitamin C nữa.
  • Là loại quả được bày biện trên bàn thờ tổ tiên, trong mâm ngũ quả,…
  • Mang hương vị riêng của mảnh đất quê hương, là mùi thơm gợi nhắc về nơi thôn dã thân thương gần gũi này.

III. Kết bài: 

– Nêu cảm nhận về quả xoài.

Dàn ý tả cây Mít

I. Mở bài:

  • Các em giới thiệu cây mít nhà em.
  • Cây mít do nhà em trồng đã được 5 năm, cây rất sai quả.

II. Thân bài:

  • Cây mít là loại cây ăn quả rất ngon và dinh dưỡng.
  • Cây mít cao chừng 3 mét.
  • Thân cây chia ra nhiều nhanh và khẳng khiu.
  • Lá mít có màu xanh lá cây đậm, rất dày, dày, một mặt bóng
  • Tới mùa ra hoa hoa mít có màu vàng xanh và được nhiều cánh hoa dài
  • Sau khi rụng hoa khoảng một tuần thì những trái mít nhỏ mắt đầu lớn.
  • Quả mít vỏ ngoài màu xanh và có rất nhiều gai nhọn, không cẩn thận là bị cắm vào người.
  • Khi mít chín tỏa ra một mùi thơm lồng
  • Múi mít có màu vàng, ăn vào ngọt.

III. Kết bài:

  • Mít là cây ăn quả có nhiều lợi ích kinh tế.
  • Nhiều nơi có thể dùng loại cây này để phát triển kinh tế rất tốt.

Dàn ý tả cây Dừa

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây dừa.
  • Quê nội em có rất nhiều dừa.
  • Nội bảo cây dừa trước sân đã có từ lâu.

II. Thân bài: 

* Tả bao quát:

  • Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
  • Cây cao quá mái nhà.
Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Sơ đồ tư duy) 2 Dàn ý & 9 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

* Tả chi tiết từng bộ phận:

  • Gốc to cỡ vòng tay ôm của em.
  • Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
  • Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đểu đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
  • Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
  • Vô số tàu lá túa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.

* Cảnh vật xung quanh

  • Gió khua xào xạc trên lá dừa.
  • Chim chóc ríu rít trong vòm cây.

III. Kết bài:

  • Dừa là đặc sản của quê nội.
  • Từ dừa, con người có thể thu được nhiều sản phẩm.
  • Hình ảnh cây dừa khắc họa rõ nét về quê hương.

Dàn ý tả cây Nhãn

I. Mở bài:

* Giới thiệu miêu tả cây nhãn.

  • Vườn nhà ngoại trồng thật nhiều nhãn.
  • Những cây nhãn này đã được 11 tuổi.

II. Thân bài:

* Tả cây nhãn theo thời kì

  • Mùa xuân, nhãn ra lá xanh um, bóng lưỡng.
  • Dáng cong nghiêng, uốn lượn của thân như khoe dáng sắc của cây trong thời kì phát triển.
  • Hè về, từng chùm hoa vàng ươm, li ti đậu kín vòm cây.
  • Chim chóc, ong bướm rủ nhau đến thưởng thức hương sắc của hoa.
  • Chớm thu, vô số quả nhãn kết chùm treo lủng lẳng, trĩu cành chen kín cả cây.
  • Vài tuần sau, quả nhãn từ xanh non chuyển sang nâu đất.
  • Từ trong vườn, hương thơm ngọt lan tỏa cả một vùng.

III. Kết bài:

  • Quả nhãn ngọt và thơm.
  • Mỗi khi đến mùa nhãn, em đều nhớ về ngoại.
  • Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Dàn ý tả cây Quýt

I. Mở bài:

  • Giới thiệu loài cây em định tả: Cây quýt

II. Thân bài:

– Tả hình dáng cây quýt: Không quá cao, được trồng trong chậu sứ

  • Thân cây: Nhỏ, bằng ngón chân cái người lớn nhưng phân ra nhiều nhánh
  • Lá: Mọc xum xuê khắp các cành, màu xanh biếc, thon nhỏ, hơi dày, mặt lá nổi gân, lá gần giống lá chanh
  • Hoa quýt: Trắng ngà, mọc thành từng chùm nhỏ
  • Trái quýt: Hình tròn, khi còn non có màu xanh, khi chín ngả màu vàng cam
  • Mùi vị trái quýt: Chua, thơm thanh mát, dễ chịu…

– Ý nghĩa của cây quýt trưng trong ngày Tết: Tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, may mắn, sức sống, hy vọng cho gia chủ.

III. Kết bài:

  • Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân đối với cây quýt.

Dàn ý tả cây Ổi

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây ổi

II. Thân bài:

1. Tả bao quát

– Nhìn ta xa cây như thế nào?

Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.

– Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.

Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.

– Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?

2. Tả chi tiết

– Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?

  • khi lá non
  • khi lá trưởng thành
  • khi lá già
  • lá ra sao khi đổi mùa

– Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không

  • nụ hoa
  • cánh hoa

– Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?

  • khi trái non
  • khi trái già
  • khi trái chín

– Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác

– Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….

3. Tả bổ sung

  • Lợi ích, công dụng của cây ăn quả mà em tả đối với e và mọi người
  • Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
  • Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây ăn quả mà em tả

III. Kết bài:

  • Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây ăn quả mà em tả
  • Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây ăn quả đó.

Dàn ý tả cây Khế

I. Mở bài:

  • Cây Khế của ông em trồng đã đơm quả trĩu trịt.

II. Thân bài:

  • Cây Khế cao chừng năm mét.
  • Rễ cọc ăn sâu xuống đất.
  • Thân cây nghiêng nghiêng, cao chừng bốn mét.
  • Cây Khế có nhiều cành, xum xuê.
  • Lá Khế non có màu xanh tươi, hơi nhọn, mỏng manh.
  • Lá già xanh sẫm, dày, hình bầu dục.
  • Hoa Khế trắng hồng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
  • Nhị hoa màu hồng tươi.
  • Mùi hương dịu nhẹ, tinh tế.
  • Quả Khế có 5 cánh, có màu xanh và khi chín thì chuyển sang màu vàng.
  • Lớp vỏ trong màu hồng nhạt.
  • Quả Khế mọng nước, vị ngọt chua mát lạnh.

III. Kết bài:

  • Khế là loài cây người dân quê em trồng rất nhiều. Cây Khế mang lại bóng mát cho sân nhà và là trái ngọt cho chúng em

Dàn ý tả cây Bưởi

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về cây bưởi định tả
  • Cây bưởi đào của ông em trồng.

II. Thân bài:

  • Cây bưởi cao chừng năm mét.
  • Rễ cọc ăn sâu xuống đất.
  • Thân cây nghiêng nghiêng, cao chừng bốn mét.
  • Bưởi có nhiều cành, xum xuê.
  • Lá bưởi non có màu xanh tươi, hơi nhọn, mỏng manh.
  • Lá già xanh sẫm, dày, hình bầu dục.
  • Hoa bưởi trắng, năm cánh mịn, uốn cong xuống dưới.
  • Nhị hoa màu vàng tươi.
  • Mùi hương dịu nhẹ, tinh tế.
  • Quả bưởi tròn, vỏ ngoài màu xanh, sờ vào lớp vỏ nghe nhám.
  • Lớp vỏ trong màu hồng nhạt.
  • Múi bưởi cong cong, mọng nước, vị ngọt mát.

III. Kết bài:

  • Em rất quý cây bưởi ông em trồng
  • Bưởi là loài cây đã đem lại lợi ích cho người dân quê em.

Dàn ý tả cây Táo

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây táo nhà em: vị trí, nguồn gốc…

II. Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây táo: kích thước, tuổi cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

c) Lợi ích, vai trò của cây táo trong đời sống hàng ngày của gia đình

III. Kết bài:

  • Tình cảm của em đối với cây táo.
  • Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Dàn ý tả cây Thanh Long

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây thanh long đang ra quả (Cây được trồng ở đâu, do ai trồng?)

II. Thân bài:

a. Tả bao quát:

  • Thanh long là cây thân leo, thân cây phải bò lên một dàn hoặc trụ.
  • Thân cây xanh biếc, có góc cạnh tựa cây xương rồng.

b. Tả chi tiết:

  • Gốc thanh long: màu xanh đậm, sẫm màu hơn thân leo, chỉ to hơn thân leo chút đỉnh.
  • Thân thanh long: thân có ba khía và có gai như thân cây xương rồng, mỗi gai là một “đốt”.
  • Thanh long có thể leo lên các cây hàng rào hoặc leo quanh một trụ cao.
  • Tại mỗi “đốt mắt”, nơi nào mập mạp, cây đủ dinh dưỡng sẽ cho nụ hoa to, màu trắng xanh như búp sen nhọn.
  • Hoa nở bung cánh màu vàng nhạt phớt xanh, xòe như đuôi rồng (nên có tên là thanh long), lác đác trên thân cây dăm bảy quả xanh mướt còn bé đeo cái hoa đuôi rồng như thế.
  • Trên cây, dăm bảy quả trổ ra từ đợt trước già dặn hơn đã có màu xanh ẩn đo đỏ. Quả thanh long tròn trĩnh, có tua rua hoa, chung quanh có vẩy như vẩy rồng, quả có da trơn, bóng láng chuyển dần sang màu hồng đào là quả chín. Quả thanh long chín da đỏ bóng nhưng vẩy của quả vẫn xanh.

c. Chăm sóc thanh long:

  • Tưới nước, ủ ấm cho gốc.
  • Thanh long hướng ánh sáng vì vậy người trồng (bố, mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc) luôn giữ cho gốc và cây thanh long được phủ ánh mặt trời.
  • Dùng giấy bao quả thanh long khi quả còn màu xanh hơi phớt hồng để giữ cho thanh long chín già, quả tròn mà không bị chim chóc mổ ăn, kiến đục phá.

d. Quả thanh long:

  • Bổ quả ra thịt thanh long màu trắng có hạt bé li ti như hạt mè, ăn ngọt và mát. (còn có giống thanh long thịt đỏ, hạt đen.)

III. Kết bài:

  • Nêu cảm xúc của em về hình dáng rất đẹp của quả thanh long.
  • Nêu giá trị của cây thanh long trong nền kinh tế nông nghiệp (cây cho năng suất, quả đẹp. ngon, có thể xuất khẩu sang nhiều nước để đổi ngoại tệ.)

Dàn ý tả cây Cà chua

I. Mở bài:

  • Cà chua là loại cây rau quả hằng năm.
  • Cà chua có mặt trong các bữa ăn của người Việt Nam ta, từ bữa tiệc sang đến những bữa cơm đơn giản.

II. Thân bài:

  • Lá: hình dáng giống lá gấc nhưng nhỏ hơn, mặt lá có nhiều khía săn sâu vào gần tới cọng lá, màu xanh đậm.
  • Hoa: vàng, mọc thành chùm từ 3 đến trên 30 hoa, nở từ gốc đến ngọn, hoa sai chi chít.
  • Ra hoa 50 – 70 ngày sau khi mọc. Thời gian ra hoa từ 10 đến 55 ngày.
  • Quả: mọng, màu đỏ hoặc vàng. Có nhiều dạng như tròn, dẹt, có cạnh, có múi hoặc không.
  • Hạt nhiều và nhỏ, dẹt, hai mặt phủ lông tơ dày, có nhớt.
  • Cà chua ra quả xum xuê, chi chít.
  • Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn.
  • Quả ở thân, quả trên ngọn.
  • Cà chua có thể ăn sống hoặc ăn chín; dùng nấu canh hoặc xào với các thực phẩm khác.
  • Cà chua còn dùng làm mứt, ăn tráng miệng sau bữa ăn.

III. Kết bài:

  • Cà chua ưa nóng.
  • Cà chua ưa sáng.
  • Cà chua ưa đất ẩm với không khí tương đối khô ráo.
  • Những con sếu từ thượng nguồn sông Hồng bay dọc theo lòng sông xuôi về nam là lúc đồng cà chua chín rộ.
  • Những quả cà chua bói gieo sự náo nức cho mọi người.
Tham khảo thêm:   Chi tiết cách trồng cây đậu bắp đúng kỹ thuật, năng suất cao

Dàn ý tả cây Đu đủ

I. Mở bài:

  • Giới thiệu cây đu đủ

II. Thân bài:

1. Tả bao quát

– Nhìn ta xa cây như thế nào?

Nhìn từ xa cây giống như một cái nấm tròn, chi chít cành và lá nhìn trông thật xinh đẹp.

– Tả chiều cao của cây: cây cao bao nhiêu?, so sánh với một vật gì đó.

– Cây cao khoảng 2m, chi chit lá và cành.

– Tả thân cây: thân cây to hay không, nhiều cành hay không, tán lá như thế nào?

2. Tả chi tiết

– Lá: hình dáng của lá, màu sắc lá như thế nào?

  • khi lá non
  • khi lá trưởng thành
  • khi lá già
  • lá ra sao khi đổi mùa

– Hoa: hình dáng, màu sắc của hoa như thế nào? mùi hương có thu hút ong bướm không

  • nụ hoa
  • cánh hoa

– Quả: miêu tả hình dáng, màu sắc, mùi vị của quả như thế nào?

  • khi trái non
  • khi trái già
  • khi trái chín

– Vỏ cây: vỏ cây sần sùi, láng bóng hay nó khác

– Rễ cây: ngoằn ngoèo, sần sùi, có nhô lên mặt đất, to hay nhỏ,….

3. Tả bổ sung

  • Lợi ích, công dụng của cây đu đủ mà em tả đối với e và mọi người
  • Em có chăm sóc cây và yêu quý nó như thế nào
  • Có những con vật hay bất kì ai liên quan đến cây đu đủ mà em tả

III. Kết bài:

  • Nêu tình cảm và cảm nghĩ với cây đu đủ
  • Thể hiện lời nhắc nhở, lời hứa của em với cây đu đủ đó.

Dàn ý tả cây Sầu riêng

I. Mở bài:

  • Giới thiệu đối tượng miêu tả
  • Trong tất cả các loại quả thì có lẽ sầu riêng thuộc vào loại đặc biệt nhất vì nó có thể làm cho vạn người yêu nhưng cũng khiến cho nghìn người ghét. Đối với em, sầu riêng là một trong những loại quả em thích nhất vì nó có mùi vị rất hấp dẫn.

II. Thân bài:

a. Tả chi tiết

  • Có dạng hình bầu dục hoặc tròn.
  • Nhìn qua trông giống quả mít nhưng gai sầu riêng to và nhọn hơn.
  • Lớp vỏ ngoài cứng như bộ áo giáp giúp bảo vệ phần ruột mềm ngon ngọt bên trong.
  • Khi trái còn xanh, vỏ vẫn đặc màu xanh đậm nhưng khi mùa sầu nở rộ thì lớp vỏ ấy lại được nhuộm thành màu vàng ngà đẹp mắt.
  • Trên núm quả là cái cuống dài màu nâu giúp sầu riêng giữ được thân hình nặng trịch của mình trên thân cây. Một bí quyết để chọn sầu riêng ngon là nên để ý đến phần cuống sầu riêng, cuống phải còn tươi, xanh cứng, không nên chọn quả cuống bị héo hay đã bị mất cuống.
  • Hương sầu riêng thì quả là đặc biệt. Mùi hương nồng, đậm, ngửi thấy mùi mà tưởng như đã nếm được vị.
  • Vào mùa sầu, hương thơm lan tỏa khắp nơi thách thức vị giác của những người mê sầu.
  • Nằm bên trong lớp vỏ cứng cáp là ruột sầu riêng mềm mịn, vàng óng.
  • Mỗi quả thường có từ ba đến năm múi. Múi nào múi đấy đầy đặn, căng bóng.
  • Mùi vị của sầu riêng đặc biệt chẳng kém gì mùi hương của nó. Vị sầu béo ngậy, ngọt thơm và dẻo mịn. Thưởng thức một miếng sầu, dư vị của nó sẽ còn mãi không bao giờ quên.
  • Yên vị trong cùng là hạt sầu hình bầu dục nhỏ. Hạt sầu có thể được hấp trong nồi cơm ăn rất bùi và ngậy.

b. Suy nghĩ về sầu riêng

  • Đó là loại trái quý mang bản sắc của vùng đất phương Nam.
  • Có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giàu vitamin C, vitamin B6 giúp làn da đẹp hơn và tâm trạng con người trở nên vui tươi hơn.
  • Là món ăn đường phố quen thuộc của người Nam Bộ và được chế biến thành nhiều món hấp dẫn như bánh pía sầu riêng, chè sầu,…

III. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về quả sầu riêng

Dàn ý tả cây Vú sữa

I. Mở bài:

– Giới thiệu đối tượng cần tả: Cây vú sữa trước sân nhà.

II. Thân bài:

– Miêu tả từng bộ phận của cây:

  • Thân cây.
  • Lá cây.
  • Hoa, quả vú sữa.

– Ý nghĩa của cây với em.

III. Kết bài:

– Tình cảm của em dành cho loài cây này.

Dàn ý tả cây Vải thiều

I. Mở bài:

– Giới thiệu đối tượng thuyết minh (vải thiều)

II. Thân bài:

– Khái quát: Vải thiều là giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhưng được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác

– Đặc điểm: Là loại cây thân gỗ thường xanh, có thể cao tới 15-20m, các lá non mới mọc có màu đỏ đồng sáng, sau đó chuyển dần thành màu xanh lục khi đạt tới kích thước cực đại. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành các chùy hoa dài tới 30 cm.

Quả nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt rất màu đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày ăn rất ngọt, hương vị thơm đặc biệt. Vải ra hoa vào tháng 3 dương lịch và chín vào tháng 6.

– Trồng vải: Nên trồng vào thời vụ mùa xuân: 3-4; thu 8-9. Khi trồng bới một lỗ nhỏ giữa hồ định sẵn, sâu 15-20cm, đặt cây rồi lấp đất kín bầu, lấy tay ấn chặt (Chú ý không dùng chân dẫm lên mặt bầu). Trồng xong đóng cọc, buộc cây vào cọc chống gió làm lay gốc-trồng xong tưới nước cho cây & chăm sóc, bón phân cho cây.

– Vai trò: Trở thành niềm tự hào là một trong những cây có giá trị kinh tế cao nhất vùng đồng bằng sông Hồng và cũng là một trong 15 sản phẩm nông nghiệp trên cả nước được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý. Từ đó đã tạo cho vải thiều Thanh Hà trở thành một trong những thương hiệu nông nghiệp lớn nước Việt Nam

–> Ngày nay, vải thiều không chỉ là cây ăn quả, mà đã trở thành cây đặc sản hàng hoá có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân trồng vải. Mặc dù sản lượng vải thiều hàng năm trên miền Bắc lên đến hàng trăm ngàn tấn, song không có loại vải thiều đi thực nào có thể so sánh với chất lượng vải thiều Thanh Hà. Quả vải thiều Thanh Hà không chỉ nổi tiếng ở trong nước, mà còn được xuất khẩu sang Pháp, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á,…

III. Kết bài:

Khẳng định lại vai trò.

Dàn ý tả cây Dưa hấu

I. Mở bài :

– Giới thiệu quả dưa hấu

– Trong rất nhiều các loại trái cây như: táo, lê, cam, dâu tây… Loại trái cây mà em thích nhất đó chính là quả dưa hấu.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu nguồn gốc :

Không biết dưa hấu có từ bao giờ, chỉ biết theo như dân gian dưa hấu có nguồn gốc từ sự tích An Dương Vương.

b. Tả chi tiết:

  • Quả dưa hấu nặng từ một cân đến gần một yến, tùy theo thời gian thu hoạch và giống dưa. Quả dưa hấu hình elip thuôn thuôn dài.
  • Quả có vỏ ngoài màu xanh thẫm nhẵn thín có các đường sọc kéo dài .
  • Bên trong quả dưa hấu là lớp cùi màu trắng dài khoảng gần 1cm. Quả dưa ngon là khi cùi mỏng, vỗ vào kêu bồm bộp. Phía bên trong cùi trắng là phần ruột màu đỏ có lấm tấm hạt màu đen nhỏ. Phần ruột là phần to nhất trong quả. Hạt dưa hấu có thể ăn được có vị bùi bùi. Dưa hấu ăn ngọt thanh mát chứ không ngọt sắc như nhãn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ăn một miếng dưa hấu trong mùa hè nóng bức.
  • Ta có thể bổ cắt thành những miếng hình tam giác để có thể dễ dàng thưởng thức. Dưa hấu có thể làm được nhất nhiều món ngon như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, đá bào dưa hấu…. Được uống cốc sinh tố do mẹ làm, ăn que kem làm từ dưa hấu ở cổng trường sẽ là những kỉ niệm khó quên.Dưa hấu cũng có thể trở thành một hình thức của nghệ sĩ cắt tỉa dưới bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ. Dưa hấu chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A, chất khoáng, ….Dưa hấu có tính hàn là một món ăn giải nhiệt trong những ngày hè. Dưa hấu cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh như tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, làm lành vết thương…
  • Dưa hấu được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng siêu thị, chợ với mức giá cả phải chăng từ tám đến mười lăm nghìn đồng ở Việt Nam.
  • Dưa hấu thường được trồng ở các nước có nền khí hậu ẩm nhiệt đới, không phù hợp với thời tiết ôn đới hay hàn đới.

III. Kết bài:

Cảm nghĩ bản thân

Dàn ý tả cây Na

I. Mở bài:

  • Giới thiệu loài cây em định tả: Cây na
  • Cây do ai trồng, được trồng ở đâu, khi nào?

II. Thân bài:

* Tả hình dáng cây na:

  • Cao tầm 3 mét
  • Thân khá trơn, có màu nâu sẫm
  • Lá na có hình trứng, mỏng, màu xanh lá mạ, lá mọc đơn
  • Hoa na: Nở vào mùa xuân, hoa mọc từng cụm, mỗi cụm có nhiều bông nhỏ. Hoa màu xanh nhạt, cánh đều, có hình giống chiếc loa kèn nhỏ.
  • Hương hoa thơm thoang thoảng, dịu nhẹ
  • Quả na: Khi còn xanh non cứng và chắc, khi chín vỏ đổi màu nhạt và mềm hơn; thịt na trắng và có vị ngọt, thơm, mềm, nhiều múi, vị ngọt như sữa
  • Hạt na màu đen nhánh, to hơn hạt đỗ

* Tả hoạt động chăm sóc của em đối với cây na: Giúp bà tưới nước cho cây,…

III. Kết bài:

  • Nêu cảm nghĩ của em về cây na trong vườn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 4: Dàn ý tả cây ăn quả (25 mẫu) Dàn ý tả cây ăn quả trong vườn lớp 4 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *