Bạn đang xem bài viết ✅ Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng (5 mẫu) Kể chuyện lớp 3 – Tuần 34 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Sự tích chú Cuội cung trăng rất hấp dẫn và thú vị. Hôm nay, Wikihoc.com sẽ giới thiệu bài Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng.

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng
Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng

Tài liệu bao gồm 5 bài văn mẫu này còn giúp các em củng cố kỹ năng kể chuyện. Mời các em học sinh lớp 3 cùng theo dõi bài viết sau đây.

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng – Mẫu 1

Một anh chàng nọ tên là Cuội, vốn làm nghề đốn củi. Một hôm, khi vào rừng, anh ta bị một con hổ con xông đến. Cuội liều mạng vung rìu đánh nhau với hổ. Vì còn nhỏ nên hổ con không thể thắng được sức người. Khi đó, hổ mẹ cũng vừa về tới. Cuội chỉ kịp leo lên cái cây gần đó. Từ trên cao nhìn xuống, anh thấy hổ mẹ chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Chỉ ít phút sau, hổ con đã sống lại. Đợi cho hổ mẹ tha hổ con vào rừng, Cuội mới xuống, đào gốc cây rồi mang về nhà.

Nhờ có cây thuốc quý, Cuội đã cứu được rất nhiều người. Anh còn cứu được con gái phú ông, được ông gả con gái cho. Hai vợ chồng Cuội rất thương yêu nhau. Một hôm, vợ Cuội bị ngã vỡ đầu, anh lấy thuốc rít lại nhưng không có tác dụng. Cuội phải phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý chạy chữa. Vợ chàng tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên.

Một bữa, do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm nó từ từ rời khỏi mặt đất bay lên cao. Cuội vừa về đến nhà thấy vậy liền chạy lại nắm lấy chùm rễ cây. Nhưng cả cây và người vẫn bay lên cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, chúng ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý giữa vầng trăng tròn vành vạnh.

Tham khảo thêm:   Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua cực ngon cho ngày mưa

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng – Mẫu 2

Ngày xưa, có một anh tiều phu tên là Cuội. Một lần nọ, Cuội vào rừng đốn củi thì gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, sẵn cây rìu trong tay, anh liền liều mạng đánh nhau với nó. Con hổ còn nhỏ nên bị Cuội bổ một rìu lăn quay ra đất. Đúng lúc đó thì hổ mẹ tới. Cuội chỉ kịp quăng rìu rồi leo lên cây. Đứng từ trên cao, Cuội nhìn thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá cây về nhai rồi mớm cho con. Bỗng nhiên, hổ con cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Cuội chờ hổ mẹ tha hổ con đi nơi khác, rồi tìm đến đào gốc cây mang về.

Nhờ có cây thuốc quý mà Cuội đã cứu sống được rất nhiều người. Một lần, anh đã cứu sống được con gái phú ông. Cuội được phú ông gả con gái cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Đến một lần nọ, vợ Cuội đã trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội liền lấy lá thuốc rịt lại mà vợ vẫn không tỉnh. Vì quá thương vợ, anh liền nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Một lúc sau, vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ lại mắc chứng hay quên.

Một lần nọ, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc quý. Cây thuốc liền bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc vẫn cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tận đến cung trăng. Chính vì vậy, ngày nay mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy bóng của chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng – Mẫu 3

Ngày xửa ngày xưa, có một anh chàng nọ tên là Cuội làm nghề đốn củi. Một hôm, Cuội vào rừng đốn củi thì gặp phải một con hổ con. Sẵn cây rìu trong tay, Cuội liền liều mạng đánh nhau với nó. Con hổ còn nhỏ, không thắng được sức người, nó bị rìu bổ trúng liền ngã lăn ra đất. Đúng lúc đó thì hổ mẹ tới. Cuội liền treo lên một cái cây cao gần đó. Từ trên nhìn xuống, Cuội nhìn thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá cây về nhai rồi mớm cho con. Bỗng nhiên, hổ con cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Biết đó là cây thuốc quý, Cuội chờ hổ mẹ tha hổ con đi nơi khác, rồi tìm đến đào cây mang về nhà.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Ý nghĩa nhan đề Đoàn thuyền đánh cá (11 mẫu) Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cây thuốc quý đã giúp Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần nọ, anh cứu sống được con gái phú ông. Vì vậy mà phú ông đã gả con gái cho Cuội. Vợ chồng Cuội sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Nhưng một lần, vợ Cuội đã trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội liền lấy lá thuốc rịt lại mà vợ vẫn không tỉnh. Thương vợ, anh liền nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Một lúc sau, vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ lại mắc chứng hay quên.

Cuội dặn vợ phải tưới nước sạch cho cây thuốc quý. Nhưng vì hay quên, vợ Cuội đem nước giải tưới cho cây thuốc quý. Cây thuốc liền bay lên trời. Vừa về đến nhà, thấy cây thuốc bay lên, Cuội chỉ kịp túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc vẫn cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tận đến cung trăng. Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, nhất là vào đêm trăng sáng, ta vẫn thấy bóng của chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng – Mẫu 4

Xưa, có anh chàng tên là Cuội. Một hôm, anh ta vào rừng đốn củi thì gặp phải một con hổ con. Có cây rìu trong tay, Cuội đánh nhau với nó. Con hổ còn nhỏ nên không thắng được sức người. Nó bị rìu bổ trúng. Đúng lúc hổ mẹ trở về. Cuội phải trèo lên cây để tránh nạn. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội nhìn thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây, đớp một ít lá cây về nhai rồi mớm cho con. Bỗng nhiên, hổ con sống lại. Biết được đó là cây thuốc quý, Cuội chờ hổ mẹ tha hổ con đi nơi khác, rồi đào cây mang về nhà.

Nhờ có cây thuốc, Cuội cứu sống được nhiều người. Một lần nọ, anh cứu được con gái của phú ông. Anh được phú ông gả con gái cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu. Cuội liền lấy lá thuốc rịt lại mà vợ vẫn không tỉnh. Anh liền lấy đất nặn một bộ óc cho vợ, rồi rịt thuốc lại. Một lúc sau, vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Từ đó, vợ anh lại mắc chứng hay quên.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 10: Phân tích hình tượng nhân vật Ô-đi-xê trong Gặp Ka-ríp và Xi-la Gặp Ka-ríp và Xi-la

Hằng ngày, Cuội đều dặn vợ phải tưới nước sạch cho cây thuốc quý. Nhưng vì quên, vợ anh lại đem nước giải tưới cho cây. Cây thuốc liền bay lên trời. Đúng lúc cuội về đến nhà, thấy vậy thì chỉ kịp túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc vẫn cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tận đến cung trăng. Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, nhất là vào đêm trăng sáng, ta vẫn thấy bóng của chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Kể lại Sự tích chú Cuội cung trăng – Mẫu 5

Ngày xưa, có anh chàng tên là Cuội, làm nghề đốn củi. Một hôm, anh vào rừng làm việc thì bị một con hổ tấn công. Sẵn có cây rìu trong tay, Cuội liều mạng đánh nhau với hổ. Vì còn nhỏ nên hổ con không đọ được với sức người. Khi hổ mẹ trở về, Cuội đã kịp leo lên cái cây gần đó. Từ trên cao nhìn xuống, anh thấy hổ mẹ chạy tới một bụi cây gần đó, cắn một nắm lá về nhai mớm cho con. Một lúc sau, hổ con đã sống lại. Biết được đó là cây thuốc quý, đợi cho hổ mẹ tha hổ con vào rừng, Cuội mới xuống, đào gốc cây rồi mang về nhà.

Từ đó, Cuội đã cứu được rất nhiều người, trong đó có cả con gái phú ông. Vì vậy, anh đã được phú ông gả con gái cho. Hai vợ chồng Cuội sống hòa thuận, yêu thương nhau. Một hôm, vợ Cuội bị ngã vỡ đầu, anh lấy thuốc rít lại nhưng không có tác dụng. Cuội phải phải lấy đất sét làm một bộ óc giả thay vào đầu cho vợ rồi dùng lá thuốc quý rịt lại. Nhưng kể từ đó, vợ anh lại hay quên.

Do quên lời chồng dặn, vợ Cuội đã tưới nước giải vào gốc cây thuốc quý làm cho nó bay lên khỏi mặt đất. Khi Cuội vừa về đến nhà đã thấy vậy liền chạy lại nắm lấy chùm rễ cây. Cả cây và người vẫn bay lên cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, chúng ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tập làm văn lớp 3: Kể lại câu chuyện Sự tích chú Cuội cung trăng (5 mẫu) Kể chuyện lớp 3 – Tuần 34 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *