Bạn đang xem bài viết Tác dụng thần kỳ của nấm hương đối với sức khỏe bạn nên biết tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Nguồn gốc của nấm hương

Nguồn gốc của nấm hương

Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô là loại nấm có nguồn gốc ở Đông Á. Mọc nhiều ở Việt Nam, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nấm hương có hình dạng tương tự như chiếc ô, đường kính mũ nấm khoảng 5cm, màu nâu nhạt đến đậm.

Nấm mọc trên các cây to như sồi, dẻ, phong. Nấm hương tươi có thời gian bảo quản ngắn nên thường được sấy khô cho thời gian bảo quản lên đến vài năm.

Giá trị dinh dưỡng của nấm hương

Trong nấm hương có chứa rất nhiều chất xơ, Vitamin B nhưng lại ít calo. Nấm hương được dùng làm thực phẩm, hay dùng làm thuốc trong đông y.

Trong 15g nấm hương khô có chứa:

  • Calo: 44
  • Carbonhydrat: 11g
  • Chất xơ: 2g
  • Protein: 1g
  • Vitamin B5, B6, D
  • Các hoạt chất:  Riboflavin, Niacin, Đồng, Selen, Mangan, Folate
  • Và một sót hoạt chất như polysaccharide, terpenoid, sterol, lipid cùng một số các amino axit.

8 lợi ích tuyệt vời của nấm hương đối với sức khỏe

Bổ sung máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Bổ sung máu và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Nấm hương chứa hàm lượng sắt cao, giúp cho cơ thể tái tạo hồng cầu, nhờ vậy quá trình lưu thông máu trong cơ cũng thể diễn ra dễ dàng.

Vitamin B có trong nấm còn giúp cơ thể tạo thêm năng lượng, sản sinh ra các tế bào máu mới trong cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả.

Ngoài ra, nó còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể nhờ có hàm lượng đạm dồi dào.

Tham khảo thêm:   9 món từ thịt heo không chỉ ngon khó cưỡng mà còn cực dễ làm

Tốt cho gan

Tốt cho gan

Nấm hương còn làm cho các chất carbon tetrachloride, prednisone trong tế bào gan được giảm thiểu tối đa, giúp bảo vệ gan hiệu quả.

Nó còn làm cho lượng glucogen trong gan được tăng cao, giúp hạ thấp men gan, làm chức năng của gan được cải thiện rõ rệt.

Đặc biệt, nấm còn có tác dụng giải độc gan rất tốt, làm hạ cholesterol trong máu nhờ chất fruitamin.

Tăng cường miễn dịch

Tăng cường miễn dịch

Ngoài ra, nấm còn có tác dụng chống oxy hóa, đẩy các chất thải ra khỏi cơ thể hiệu quả, làm cho miễn dịch trong cơ thể được tăng cao nhờ hàm lượng vitamin C.

Đây cũng là nguồn cung cấp vitamin D và canxi dồi dào cho cơ thể, giúp cho cơ thể khỏe mạnh và hệ xương cũng được cải thiện hơn.

Đặc biệt, nấm hương còn chứa rất nhiều các loại axit amin và enzym cần thiết cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng, giúp cho hệ thỗng miễn dịch của cơ thể được vững vàng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường.

Phòng chống ung thư

Phòng chống ung thư

Ngoài những tác dụng nêu trên, nấm hương còn có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống ung thư.

Chất hóa học AHCC có trong nấm làm cho lượng tế bào trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, có tác dụng chống nhiễm trùng và ức chế các tế bào khối u phát triển.

Bên cạnh đó, chất lentinan còn kích thích các tế bào trong cơ thể tấn công trực tiếp lên tế bào ung thư, làm kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư một cách hiệu quả nhất.

Tốt cho tim mạch

Tốt cho tim mạch

Nấm hương có chứa chất dinh dưỡng giúp tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám gây chèn ép lưu thông máu, ổn định huyết áp và cải thiện hệ tuần hoàn. Các hoạt chất: Eritadenine, Sterol, Beta-glucan có trong nấm hương giúp làm giảm hàm lượng cholesterol tronng máu bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Giúp xương chắc khỏe

Giúp xương chắc khỏe

Các ergosterol có trong nấm, dưới tác động của ánh nắng mặt trời, sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp phần giúp xương chắc khỏe hơn, phòng và chống lại bệnh còi xương.

Tham khảo thêm:   11 mẫu màu tóc xanh đen nam đẹp ấn tượng, hot nhất hiện nay

Tăng sức khỏe cho làn da

Theo các nghiên cứu khoa học, trong 100g nấm đông cô chứa 5,7 miligam selen, tức là 8% lượng selen cần thiết hàng ngày. Điều đó có nghĩa là sử dụng nấm đông cô là một phương pháp điều trị mụn trứng cá tự nhiên và hiệu quả.

Kháng khuẩn

Kháng khuẩn

Năm 2011, Học viện Nha khoa UCL Eastman ở Anh đã kiểm tra tác dụng kháng khuẩn của nấm hương trên bệnh viêm nướu. Kết quả là các chất chiết xuất nấm hương làm giảm số lượng của các sinh vật gây bệnh một cách hiệu quả nhưng không làm ảnh hưởng đến các sinh vật có lợi cho cơ thể.

Các món ăn ngon từ nấm hương

Canh gà nấm hương: Sự kết hợp giữa nấm hương, thịt gà, các nguyên liệu phụ như táo đỏ, kỷ tử sẽ cho ra một món canh vô cùng bổ dưỡng cho cả nhà.

Canh gà nấm hương có vị ngọt thanh tự nhiên từ gà và táo đỏ, thịt gà được nấu mềm thấm vị, có tác dụng bồi bổ thân thể rất tốt. Canh này có thể dùng không, ăn với cơm hoặc ăn với mì đều được

>> Cách nấu canh gà nấm hương nóng hổi, bổ dưỡng cả nhà cùng mê

Canh gà nấm hương

Gà xào nấm hương: Nấm hương kết hợp với thịt gà, mộc nhĩ được xào vừa chín tới, thịt gà mềm thơm cùng nấm hương dai dai. Đây là món ăn dễ làm, lại ngon khó cưỡng phù hợp cho bữa cơm của cả gia đình đấy.

>> Cách làm gà xào nấm hương cho bữa cơm ngon miệng

Gà xào nấm hương

Cháo gà nấm hương: Cháo gà nấm hương là món ăn bổ dưỡng, đầy đủ các dưỡng chất cung cấp cho cơ thể. Món ăn vừa dễ làm, lại bổ dưỡng rất thích hợp cho người mới bệnh dậy, nhưng người suy nhược cơ thể hay các bé đang tuổi ăn dặm đấy.

>> Cách làm cháo thịt gà nấm hương bằng cháo ăn liền ngon như ngoài hàng

Tham khảo thêm:   Giải thích chi tiết ngẫu lực là gì và bài tập thực hành ngẫu lực (Vật Lý 10)

Cháo gà nấm hương

Canh mọc nấm hương: Món ăn đặc trưng của người miền bắc, sự kết hợp nấm hương cùng các rau củ quả giúp món ăn thơm ngon lại thanh mát cực kì.

>> Cách nấu canh mọc nấm hương thơm ngon, đầy năng lượng cho ngày đầu tuần

Canh mọc nấm hương

Cách chọn và bảo quản nấm hương ngon

Cách chọn nấm hương ngon

Có 3 loại nấm hương thường dùng trong các món ăn thường thấy ngoài chợ:

Nấm hương hoa: Chọn nấm có đỉnh màu đen nhạ, hoa văn màu trắng rõ nét, phần mép có màu vàng nhạt do tiếp xúc với nhiệt trong quá trình sấy khô nấm.

Nấm đông: Chọn những cây nấm có chóp đỉnh màu đen, thịt nấm dày, mùi thơm dễ chịu.

Nấm hương: Hình cái dù, mỡ, thịt mỏng, không mịn thớ.

Cách chọn và bảo quản nấm hương ngon

Cách bảo quản nấm hương

Đối với nấm khô: Bảo quản trong túi lưới, để nơi thoáng mát. Khi sử dụng cần ngâm qua nước ấm trong khoảng 10 phút để nấm nở, cắt bỏ chân và rửa sạch lại với nước sạch.

Đối với nấm tươi: Cắt bỏ chân nấm, trụng sơ qua nước sôi rồi rửa lại với nước lạnh sau đó bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần trong khoảng 7 – 10 ngày.

Ăn nấm hương có gây tác dụng phụ không?

Ăn nấm hương có gây tác dụng phụ không?

Nấm đông cô là loại thực phẩm lành tính, ít tác dụng phụ khi sử dụng.

Tuy nhiên, đối với những người có cơ địa dị ứng với các thành phần của nấm có thể bị phát ban khi tiếp xúc với nấm hoặc ăn nấm.

Không nên sử dụng bột nấm khô thường xuyên vì dễ gây ra tác dụng phụ như đau bụng, viêm da.

Trên đây là những công dụng của nấm hương mang lại. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bạn và gia đình, bạn hãy bổ sung nấm hương vào khẩu phần ăn ngay từ hôm nay nhé!

Bạn sẽ quan tâm:

  • Những điều cần biết khi chế biến nấm Đông Cô
  • Những lợi ích bất ngờ từ nấm cho phụ nữ mang thai

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tác dụng thần kỳ của nấm hương đối với sức khỏe bạn nên biết tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *