Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp, với kiến thức hữu ích.
Nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 11. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp
1. Chuẩn bị
Một số thông tin về hoàn cảnh lịch sử, văn hóa Việt Nam cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, quê hương, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du:
– Bối cảnh lịch sử: Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh, thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
– Quê hương: Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra ở Thăng Long.
– Gia đình: Dòng họ có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan lại có truyền thống văn hóa, văn học…
– Cuộc đời nhiều thăng trầm, khi trong cảnh “màn lan trướng huệ” của cậu công tử đại gia đình quý tộc, khi là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc. Bước chân của ông đã đi khắp các miền quê, tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Những điểm đáng lưu ý về gia đình, dòng họ Nguyễn Du là gì?
- Dòng họ có truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan lại có truyền thống văn hóa, văn học.
- Họ Nguyễn ở Tiên Điền là dòng họ có danh vọng lớn đương thời, nhiều người thành đạt trên con đường khoa bảng và công danh.
Câu 2. Những biến cố lịch sử nào đã tác động tới cuộc đời, con người Nguyễn Du?
- Giai đoạn sụp đổ của triều đình vua Lê – chúa Trịnh, thời kì bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở Đàng Trong, phá quân Xiêm xâm lược ở phương Nam, diệt quân Thanh ở phương Bắc, thu giang ơn về một mối và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
- Triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn được vua Gia Long thiết lập và tiếp đến là cuộc hưng thịnh trở lại của vương triều Nguyễn.
Câu 3. Những điểm đáng lưu ý nào về cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác văn chương của ông?
- Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của dân tộc.
- Cuộc đời nhiều thăng trầm, khi trong cảnh “màn lan trướng huệ” của cậu công tử đại gia đình quý tộc, khi là kẻ phiêu bạt trong cảnh “mười năm gió bụi” lúc cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, khi là người ẩn cư tại quê nhà, lúc làm quan cho triều đình nhà Nguyễn được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc.
- Bước chân của ông đã đi khắp các miền quê, tiếp xúc và thấu hiểu nhiều tầng lớp người trong xã hội…
Câu 4. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?
- Hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc.
- Viết về những con người có tài năng, khí tiết thanh cao với niềm cảm thương, trân trọng và ngưỡng mộ.
- Tự thương mình.
Câu 5. Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
- Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại.
- Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng.
- Tính hàm súc, cô đọng được phát huy ở mức cao nhất.
- Chất trữ tình quyền hòa chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần? Hãy xác định nội dung chính của từng phần.
– Văn bản gồm có 2 phần.
– Nội dung của từng phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “tài năng của Nguyễn Du”: Cuộc đời từng trải và vốn sống phong phú (Cung cấp thông tin về tiểu sử, cuộc đời của Nguyễn Du).
- Phần 2. Còn lại: Đại thi hào dân tộc (Cung cấp thông tin về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du)
Câu 2. Dựa vào văn bản trên, em hãy nêu lên những điểm nổi bật về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng tới sáng tác của ông.
– Thời đại: Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động, với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân nổ ra khắp nơi đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Nguyễn quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
– Gia đình: Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và giàu truyền thống về văn chương. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản, cũng từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.
– Cuộc đời:
- Ông từng sống phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc (1786 – 1796) nên am hiểu văn hóa Trung Quốc – biết đến Kim Vân Kiều truyện.
- Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn.
- Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông có vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân.
Câu 3. Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán của Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?
Nguyễn Du tự cảm nhận bản thân có chung số phận với những người tài năng mà bi kịch. Bởi vậy, ông đặt vị trí của mình vào họ để thấu hiểu, cảm thông, thể hiện lòng thương người, thương cho kiếp người như vậy.
Câu 4. Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào?
– Giá trị nhân đạo:
- Tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.
- Tiếng nói khẳng định đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc…
- Bài ca về tình yêu tự do, thủy chung cũng như ước mơ về một xã hội công bằng.
Câu 5. Truyện Kiều có những thành công gì về nghệ thuật?
– Về ngôn ngữ:
- Đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát.
- Sử dụng nhiều điển tích điển cố.
- Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại giúp bộc lộ tính cách, tâm trạng nhân vật.
– Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.
– Nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người: tả cảnh ngụ tình, tượng trưng ước lệ….
Câu 6. Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Em có suy nghĩ gì về nhận định đó?
- “người xưa”: người của thời đại trước so với thời đại của nhà thơ Tố Hữu
- “ta nay”: Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du
=> Tư tưởng của đã vượt qua thời đại, tồn tại và ảnh hưởng đến ngày nay.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 37 sách Cánh diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.