Sự ăn mòn kim loại không còn là hiện tượng lạ trong đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các thiết bị hay các vật liệu kim loại bị hoen gỉ do bị ăn mòn. Hiện tượng ăn mòn này thường gây hại cho các vật liệu kim loại, làm ảnh hưởng đến chất lượng vật liệu. Vậy sự ăn mòn này là gì? Làm cách nào để có thể bảo vệ các đồ vật kim loại khỏi sự ăn mòn?

Định nghĩa sự ăn mòn kim loại là gì?

Sự ăn mòn kim loại được hiểu là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa- khử. Có hai loại ăn mòn kim loại chính là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa:

Tìm hiểu về sự ăn mòn kim loại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Ăn mòn hóa học

Sự ăn mòn hóa học xảy ra khi kim loại có phản ứng hóa học trực tiếp với các chất trong môi trường ở nhiệt độ cao. Trong trường hợp ăn mòn hóa học, các electron của kim loại sẽ di chuyển trực tiếp vào môi trường.

Tham khảo thêm:   Liên Quân Mobile: Cách xem Open ID của người chơi trong game

Ăn mòn điện hóa

Ăn mòn điện hóa là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim khi chúng được tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện. Trong trường hợp ăn mòn điện hóa, các electron của kim loại được di chuyển từ cực của kim loại có tính khử mạnh hơn sang cực kim loại có tính khử yếu hơn. 

Hai yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự ăn mòn của kim loại, đó là yếu tố môi trường và nhiệt độ:

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Yếu tố môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra tùy thuộc vào môi trường xung quanh. Cụ thể, kim loại sẽ dễ bị ăn mòn khi được đặt trong môi trường có oxy.

Ví dụ: Đinh sắt sẽ bị ăn mòn nhanh trong môi trường nước muối hay axit. Nhưng nếu đặt đinh sắt vào môi trường nước cất, đinh sắt sẽ không bị ăn mòn.

  • Yếu tố nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao, tốc độ ăn mòn của kim loại càng nhanh

Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật không bị ăn mòn?

Sự ăn mòn kim loại mang đến rất nhiều thiệt hại bởi nó khiến cho các đồ vật kim loại bị hỏng hóc và hoen gỉ nặng. Để ngăn chặn điều này, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp để bảo vệ kim loại như sau:

Thay thế bằng các vật liệu thép không gỉ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

  • Sử dụng những hợp kim không bị ăn mòn như thép không gỉ để làm các vật dụng hay máy móc.

  • Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường bằng việc phủ lên bề mặt kim loại sơn, mạ hoặc dầu mỡ…

  • Vệ sinh lau chùi sạch sẽ vật dụng sau khi sử dụng. Tránh để đồ vật tiếp xúc với môi trường ẩm ướt.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn thi vào lớp 6 môn Toán năm 2023 - 2024 18 đề ôn thi vào lớp 6 môn Toán

Xem thêm: 

  • Thép là gì? Định nghĩa, tính chất, cách sản xuất và ứng dụng
  • Gang là gì? Kiến thức tổng quan từ A-Z
  • Kim loại sắt: Khái niệm, tính chất và ứng dụng

 Bài tập về sự ăn mòn kim loại sách Giáo khoa Hóa học 9 kèm lời giải

Từ những kiến thức liên quan đến sự ăn mòn của kim loại, các bạn hãy vận dụng những kiến thức đó để giải một số bài tập sau.

Ứng dụng làm bài tập Hóa học. (Ảnh: Shutterstock.com)

Bài 1 trang 67 SGK Hóa học 9

Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quanh ta.

Gợi ý đáp án: 

  • Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy của kim loại dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

  • Ví dụ: 

  • Đinh sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ sét.

  • Vỏ thuyền bằng kim loại bị han gỉ do tiếp xúc với nước biển do muối ăn mòn kim loại.

  • Cửa sắt bị han gỉ do không được lau chùi thường xuyên.

Bài 3 trang 67 SGK Hóa học 9

Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình.

Gợi ý đáp án: 

Các biện pháp chống ăn mòn kim loại: 

  • Bảo vệ kim loại bằng cách phủ lên chúng lớp sơn, mạ hay dầu mỡ. Mục đích chính là ngăn sự tiếp xúc của kim loại với môi trường xung quanh.

  • Thường xuyên lau chùi, bảo quản kim loại nơi khô ráo thoáng mát.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 10 loại bột béo pha trà sữa thơm ngon được nhiều người ưa chuộng

Ví dụ:

  • Đối với các vật dụng bằng kim loại như cửa sắt, em thường sơn hoặc mạ để bảo vệ chúng khỏi sự ăn mòn.

  • Thường xuyên lau chùi và bảo quản các vật dụng đó nơi khô ráo, không để chúng bị ẩm ướt.

Bài 4 trang 67 SGK Hóa học 9

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.

Gợi ý đáp án: 

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hóa học, bởi khi kim loại bị ăn mòn, nó sẽ bị biến đổi sang chất khác.

Ví dụ: Các vật liệu sắt khi bị ăn mòn trong không khí sẽ biến đổi thành oxit sắt

Khi sử dụng các vật liệu bằng kim loại, không thể tránh khỏi sự ăn mòn của kim loại. Sự ăn mòn kim loại sẽ khiến cho các vật liệu bị hỏng hóc hay hoen gỉ, gây mất thẩm mỹ và thiệt hại rất nhiều. Tuy vậy nhưng từ các biện pháp nêu trên ta có thể thấy sự ăn mòn của kim loại rất dễ dàng để khắc phục.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *