Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 7 Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 32 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải KHTN 7 Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, các hoạt động trong sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 32, 33, 34, 35.

Qua đó, còn giúp các em nêu được khái niệm, đưa ra một số ví dụ về đơn chất, hợp chất. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 5 Chương II: Phân tử. Liên kết hóa học. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần Mở đầu

Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại như thế nào để dễ nghiên cứu và sử dụng

Trả lời:

Hàng chục triệu chất hóa học đã biết được phân loại thành: đơn chất và hợp chất.

I. Đơn chất và hợp chất

Hoạt động

Phân loại chất

Mô hình hạt của đồng ở thể rắn, khí oxygen, khí hiếm helium, khí carbon dioxide và muối ăn ở thể rắn được biểu diễn trong Hình 5.1.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 60: Quy đồng mẫu số các phân số Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 20, 21

Hình 5.1

Lưu ý: Nguyên tử được biểu diễn bằng các quả cầu. Các nguyên tử cùng màu thuộc cùng một nguyên tố hóa học, các nguyên tử khác màu thuộc các nguyên tố hóa học khác nhau.

Quan sát các mô hình trong Hình 5.1, thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau:

Dựa vào thành phần nguyên tố, em hãy phân loại các chất trên thành hai loại: chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học và chất được nên từ hai nguyên tố hóa học.

Trả lời:

– Chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học: đồng, khí oxygen, khí hiếm helium.

– Chất được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học: khí carbon dioxide, muối ăn.

1. Đơn chất

Tượng đồng, nhiên liệu hydrogen, đồ trang sức bằng kim cương trong Hình 5.2 là ví dụ về ứng dụng của đồng, hydrogen và carbon. Em hãy kể ra các ứng dụng khác của đồng, hydrogen và carbon mà em biết

Hình 5.2

Trả lời:

Đồng (copper): Sử dụng làm lõi dây điện, đúc tượng, chế tạo chi tiết máy, đồ dùng sinh hoạt, trang trí trong nhà.

Hydrogen:

  • Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu động cơ ô tô thay thế cho xăng…,
  • Dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất

Carbon:

  • Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì; …
  • Kim cương được dùng làm đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao cắt kính…
  • Than gỗ dùng làm chất đốt, chất khử,…
Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 6: A Closer Look 2 Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 63, 64

2. Hợp chất

Câu 1. Hãy trình bày sự khác biệt giữa đơn chất oxygen và hợp chất carbon dioxide về thành phần nguyên tố và vai trò của chúng đối với sự sống và sự cháy.

Trả lời:

  • Đơn chất oxygen được tạo nên từ 1 nguyên tố là oxygen (O)
  • Hợp chất carbon dioxide được tạo nên từ 2 nguyên tố là carbon (C) và oxygen (O)
  • Oxygen duy trì sự sống và sự cháy
  • Carbon dioxide không duy trì sự sống và sự cháy

Câu 2. Hãy dự đoán số lượng của các đơn chất nhiều hơn hay ít hơn số lượng của các hợp chất. Giải thích.

Trả lời:

Các nhà khoa học đã tìm ra 118 nguyên tố hóa học => 118 đơn chất

Hợp chất được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố, hiện nay người ta đã biết hàng chục triệu hợp chất khác nhau. Do hợp chất được tạo nên từ tổ hợp các nguyên tố với các tỉ lệ nguyên tố trong hợp chất khác nhau. Vậy số lượng của các hợp chất nhiều hơn số lượng của các đơn chất

II. Phân tử

Sử dụng giá trị khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn để tính khối lượng phân tử của các chất được biểu diễn trong Hình 5.3a và Hình 5.3b.

Hình 5.3a và Hình 5.3b.

Trả lời:

– Xét Hình 5.3a: phân tử nitrogen được tạo bởi 2 nguyên tử N (có khối lượng nguyên tử = 14)

=> Khối lượng phân tử của nitrogen bằng: 14.2 = 28 (amu)

Tham khảo thêm:   7 cách phối đồ với quần caro ống rộng chuẩn fashionista cho phái nữ

– Xét Hình 5.3b: phân tử methane được tạo bởi 1 nguyên tử C (có khối lượng nguyên tử = 12) và 4 nguyên tử H (có khối lượng nguyên tử = 1)

=> Khối lượng phân tử của methane bằng = 12.1 + 1.4 = 16 (amu)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 7 Bài 5: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất Giải sách Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 32 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *