Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn Sinh 9 Bài 27: Thực hành Quan sát thường biến Giải bài tập Sinh 9 trang 77 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Sinh 9 Bài 27 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách nhận biết hiểu được tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

Soạn Sinh 9 Bài 27 Thực hành Quan sát thường biến được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Thực hành Quan sát thường biến

I. Mục tiêu

  • Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, nhận biết được một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp
  • Qua tranh ảnh, phân biệt được sự khác nhau thường biến và đột biến.
  • Qua tranh ảnh và mẫu vật sống, rút ra được:
  • Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.
  • Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

II. Chuẩn bị

1. Tranh ảnh

a, Tranh, ảnh minh họa thường biến

  • Ảnh chụp hai mầm khoai lang hoặc khoai tây được tách ra từ một củ, một mầm đặt trong tối, còn mầm kia để ngoài ánh sáng.
  • Ảnh chụp hai chậu gieo hạt thuần chủng của cùng một giống lúa, một chậu đặt trong tối, một chậu để ngoài sáng.
  • Ảnh chụp cây rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống bờ nước rồi trải trên mặt nước.
  • Ảnh chụp ruộng mạ có các cây mạ ven bờ tốt hơn so với các cây mạ ở trong giữa ruộng.
Tham khảo thêm:  

b, Ảnh chụp chứng minh thường biến là biến dị không di truyền được

  • Kết hợp ảnh chụp các cây mạ ven bờ và các cây mạ ở trong giữa ruộng với ảnh chụp các cây lúa mọc từ hạt của hai loại mạ trên.
  • Ảnh chụp một cây rau dừa dưới nước mọc lên trên mô đất cao, lan rộng xuống mặt nước và ảnh chụp của hai cây rau dừa nước được tạo nên bằng cách lấy hai đoạn thân của cây dừa nói trên, một đoạn thân nằm trên mô đất cao cho mọc trên mặt nước, một đoạn thâ nằm trên mặt nước cho mọc trên đất cao.

c, Ảnh chụp minh họa ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng

  • Ảnh chụp hai luống su hào trồng từ một giống nhưng được bón phân, tươi nước khác nhau và 2 củ điển hình từ 2 luống đó.

2. Mẫu vật

  • Mầm khoai lang hoặc khoai tây mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
  • Cây mạ mọc trong bóng tối và ngoài sáng.
  • Một thân cay rau dừa nước mọc từ mô đất cao, bò xuống ven bờ và trải trên mặt nước.
  • Hai củ su hào của một giống thuần chủng nhưng được bón phân, tưới nước khác nhau.

III. Cách tiến hành

  • Quan sát và nhận biết các thường biến trên các tranh ảnh minh họa.
  • Quan sát và phân tích sơ đồ minh họa thường biến không di truyền được.
  • Quan sát đặc điểm biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng của thường biến.
  • Đo đường kính của các đoạn thân cây rau dừa nước và các củ su hào, cân các củ su hào.
  • Nhận xét về ảnh hưởng khác nhau của cùng một điều kiện môi trường đối với tính trạng chất lượng và số lượng.
Tham khảo thêm:   Chuyện tình ở Gaus: Nội dung, lịch chiếu, cách xem

IV. Bài thu hoạch

Ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng:

– Sự nghiên cứu của thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường.

– Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

– Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường, ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở miền núi hay đồng bằng đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ. Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau, ví dụ: lượng sữa vắt trong 1 ngày phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi.

2. Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến

Cách 1

Thường biến Đột biến

– Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).

– Do tác động trực tiếp của môi trường sống.

– Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.

– Không di truyền được.

– Có lợi.

– Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

– Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.

– Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.

– Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.

– Di truyền cho thế hệ sau.

– Đa số có hại, có khi có lợi.

– Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Tham khảo thêm:   Nên uống sữa trước hay sau khi ăn?

Cách 2

Thường biến Đột biến
Khái niệm Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể tương ứng với điều kiện môi trường. Là những biến đổi trong vật chất di truyền, ở cấp độ phân tử là đột biến gen, ở cấp độ tế bào là đột biến NST.
Tác nhân gây biến đổi Ảnh hưởng của môi trường ngoài. Tác nhân gây đột biến từ môi trường ngoài hoặc môi trường trong cơ thể.
Tính chất

– Là những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường.

– Thường biến không di truyền.

– Là những biến đổi riêng lẻ, không định hướng.

– Đột biến di truyền cho thế hệ sau.

Ý nghĩa Đa số là có lợi cho sinh vật, giúp cơ thể phản ứng linh hoạt trước sự thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của môi trường. Đa số có hại, một số ít có lợi hoặc trung tính.
Vai trò Thường biến ít có vai trò quan trọng trong tiến hóa và chọn giống. Đột biến cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống, nhất là đột biến gen.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn Sinh 9 Bài 27: Thực hành Quan sát thường biến Giải bài tập Sinh 9 trang 77 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *