Bạn đang xem bài viết 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng, hiệu quả và không đau tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khi bạn làm việc nhà nếu không có găng tay rất dễ khiến bạn bị dằm đâm vào. Các loại dằm thường thấy là gỗ, thủy tinh hoặc kim loại,… Những mảnh dằm này dù nhỏ nhưng lại gây rất nhiều khó chịu và phiền toái. Do các tế bào không thể tự đẩy chiếc dằm ra khỏi cơ thể, nên tế bào bạch cầu sẽ tạo thành một rào cản quanh để giữ cố định vật thể lạ, khiến cho vùng vết thương đỏ tấy và sưng lên.

Các mảnh dằm, gỗ đều chứa nhiều vi khuẩn, nấm. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tạo điều kiện cho một số vi khuẩn có hại gây nhiễm khuẩn tụ cầu (Staphylococcus), gây ra những vết phồng rộp, mụn mủ trên da, nặng hơn có thể gây sốt, cảm lạnh. Nếu dằm không được lấy ra kịp thời thì nguy cơ mắc các bệnh uốn ván do nhiễm khuẩn clostridium tetani là rất cao.

Dằm đâm vào tayDằm đâm vào tay

Mẹo lấy dằm ra khỏi tay tại nhà

Cách lấy dằm khỏi tay bằng giấm

Nồng độ axit cao trong giấm sẽ tương tác với dung môi trong cơ thể giúp kéo dằm gai nhanh chóng

Bạn pha loãng giấm với nước ấm theo tỷ lệ 1:1. Đầu tiên, nhúng tay vào nước ấm 5 phút cho phần da xung quanh dằm gai mềm ra, sau đó nhúng vào giấm đã pha loãng thêm khoảng 10 phút nữa. Dằm sẽ tự động trồi lên và bạn có thể dùng nhíp kéo ra một cách dễ dàng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Kể lại truyện Ếch ngồi đáy giếng bằng lời văn của em (6 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7

Lưu ý: Cách này sẽ hơi xót, do đó bạn tránh dùng phương pháp này cho vết thương hở lớn.

Cách lấy dằm khỏi tay bằng giấmCách lấy dằm khỏi tay bằng giấm

Cách lấy dằm khỏi tay bằng vỏ chuối

Enzyme tự nhiên có trong chuối sẽ giúp đẩy dằm gai ra ngoài, đồng thời không gây đau rát. Bạn lấy một mảnh vỏ chuối chín, chà xát nhẹ quanh vùng bị dằm gai đâm. Khi miếng vỏ chuối khô lại, sẫm màu, bạn cắt một miếng vỏ chuối khác đặt lên trên dằm gai, dùng băng dính cố định để qua đêm. Sáng mai tháo ra là dằm sẽ trồi lên, bạn có thể dùng nhíp gắp dằm ra.

Cách lấy dằm khỏi tay bằng vỏ chuốiCách lấy dằm khỏi tay bằng vỏ chuối

Cách lấy dằm đâm tay bằng khoai tây

Độ ẩm có trong khoai tây cũng sẽ giúp đẩy dằm trồi khỏi da một cách nhanh chóng, không đau rát. Tương tự với vỏ chuối, bạn cắt thật nhỏ khoai tây, đặt chúng lên vết dằm gai, dùng gạc băng cố định khoảng 1 giờ hoặc qua đêm.

Cách lấy dằm đâm tay bằng khoai tâyLấy dằm đâm tay bằng khoai tây

Cách lấy dằm dâm tay bằng dầu ăn

Đối với những miếng dằm gai còn nhú đầu ra bên ngoài nếu chỉ dùng nhíp lấy ra sẽ rất đau. Lúc này, bạn có thể sử dụng dầu ăn thoa lên trên vết dằm. Dầu ăn giúp bôi trơn, giảm ma sát giúp quá trình lấy dằm gai bớt đau hơn rất nhiều.

Cách lấy dằm dâm tay bằng dầu ănLấy dằm dâm tay bằng dầu ăn

Tham khảo thêm:   Bí quyết làm rau câu giòn theo kinh nghiệm thực tế nấu tiệc

Cách lấy dằm đâm tay bằng bình thủy tinh

Một cách rất đơn giản để lấy dằm ra tại nhà là sử dụng bình thủy tinh. Bạn chọn một bình thủy tinh, cho nước nóng vào gần đầy bình.

Lưu ý: Không dùng nước quá nóng, đổ từ từ phòng ngừa bình thủy tinh bị vỡ.

Sau bước chuẩn bị, bạn nhấn mạnh chỗ bị dằm đâm lên miệng bình. Miếng dằm sẽ dễ dàng bị hút ra nhớ vào áp suất của nước nóng trong bình.

Cách lấy dằm đâm tay bằng bình thủy tinhCách lấy dằm đâm tay bằng bình thủy tinh

Cách lấy dằm đâm tay bằng baking soda

Bạn pha một thìa baking soda vào bát nước, khuấy tan và ngâm nơi bị dằm đâm vào 2 lần/ngày. Kiên trì sử dụng vài ngày sẽ có hiệu quả, dằm sẽ tự chui ra khỏi da và lẫn vào hỗn hợp đã pha.

Cách lấy dằm đâm tay bằng baking sodaLấy dằm đâm tay bằng baking soda

Mẹo lấy dằm khỏi tay bằng băng dính

Mẹo lấy dằm khỏi tay bằng băng dínhMẹo lấy dằm khỏi tay bằng băng dính

Khi mắc phải nhiều vết dằm nhỏ và có phần đầu nhô ra khỏi da thì bạn nên áp dụng cách dùng băng dính. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng dán băng dính lên vết dằm, rồi miết nhẹ để băng dính vào dằm chặt hơn và kéo mạnh thật dứt khoát.

Mẹo lấy dằm khỏi tay bằng xà phòng

Mẹo lấy dằm khỏi tay bằng xà phòngMẹo lấy dằm khỏi tay bằng xà phòng

Cách này vô cùng đơn giản, ai cũng có thể làm được. Bạn lấy xà bông rồi tạo bọt, rồi đắp lên vị trí vết dằm đâm trong khoảng vài giờ. Vết dằm sau 1 thời gian sẽ tự nhú lên, lúc này bạn chỉ cần lấy kẹp gắp dằm ra khỏi tay là được.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh mùa thu trên quê em Dàn ý & 15 bài văn tả cảnh lớp 5

Lưu ý khi lấy dằm ra khỏi tay

Vệ sinh khu vực bị dằm đâm

Trước khi tiến hành lấy dằm, bạn cần rửa sạch khu vực nơi bị dằm đâm bằng xà phòng.

Không nhấn vào xung quanh vết dằm đâm tay

Bạn không nên cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này của bạn có thể đẩy nó vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm vào tay thật khô bằng vải sạch.

Không nhấn vào xung quanh vết dằm đâm tayKhông nhấn vào xung quanh vết dằm đâm tay

Khử trùng vật dụng lấy dằm

Nếu dùng kim hay nhíp để lấy vết dằm ra thì cần khử trùng kim và nhíp bằng nước sôi hoặc cồn để tránh nhiễm trùng.

Bị dằm đâm tay nhiễm trùng

Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, đừng cố gắng lấy ra mà hãy đi khám bác sỹ để được lấy ra một cách nhanh chóng, an toàn.

Với những vết dằm gai nhỏ bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ trên để lấy dằm gai nhanh chóng. Với những vết quá lớn bạn nên đến bác sĩ gần nhất để được tư vấn kỹ tránh nhiễm trùng nhé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 8 mẹo lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng, hiệu quả và không đau tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *