Bạn đang xem bài viết ✅ Soạn bài Về thăm mẹ – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 39 sách Cánh Diều tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương đã thể hiện được tình yêu thương sâu sắc của người con dành cho mẹ của mình. Tác phẩm sẽ được tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ Văn lớp 6.

Soạn bài Về thăm mẹ
Soạn bài Về thăm mẹ

Wikihoc.com Soạn văn 6: Về thăm mẹ, thuộc bộ sách Cánh Diều, tập 1. Bạn đọc hãy cùng tham khảo sau đây.

Soạn bài Về thăm mẹ – Mẫu 1

1.1 Chuẩn bị

– Khi đọc bài thơ lục bát cần chú ý:

  • Bài thơ có được chia khổ. Gồm 4 khổ. Khổ 1,2 và 3 có 4 dòng, riêng khổ 4 có 2 dòng.
  • Vần: Khổ có 2 dòng thơ: chữ thứ 6 của câu đầu sẽ vần với chữ thứ 6 câu sau (hơn – đơn). Khổ có 4 dòng thơ: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. (Ví dụ trong khổ 1 có các vần là đông – không, nhà – ra…)
  • Các dòng thơ được ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4 (câu 6 – câu 8).
  • Bài thơ viết về nỗi cảm xúc của người con khi được trở về thăm mẹ.
  • Bài thơ đã sử dụng các biện pháp tu từ: Ẩn dụ (nón mê, áo tơi )
  • Từ ngữ trong bài thơ: giàu tính tượng hình tượng thanh.
  • Các biện pháp nghệ thuật góp phần thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc.
  • Người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ: người con. Cảm xúc, suy nghĩ được bày là nỗi nhớ mong, yêu thương dành cho người mẹ.

– Tác giả Đinh Nam Khương (1948 – 2018), quê ở Hà Nội.

– Hãy tưởng tượng em đang trên đường trở về nhà để gặp lại người thân sau một chuyến đi xa. Cảm xúc, suy nghĩ trong em lúc đó: hồi hộp, mong chờ nhanh chóng được gặp lại người đó.

1.2 Đọc hiểu

Câu 1. Từ nhan đề bài thơ và tranh minh họa, hãy đoán xem người trong tranh là ai. Tâm trạng của người đó như thế nào?

Tham khảo thêm:   Thích mê với 10 bộ phim hay và đình đám nhất của Thành Long

Người trong tranh là người con. Tâm trạng của người đó: bồi hồi, xúc động ngồi nhìn ngắm lại ngồi nhà sau một thời gian xa cách.

Câu 2. Chú ý thể thơ, chỉ ra vần, nhịp và hình ảnh trong bài thơ.

– Thể thơ lục bát.

– Vần:

  • Khổ có 2 dòng thơ: chữ thứ 6 của câu đầu sẽ vần với chữ thứ 6 câu sau (hơn – đơn)
  • Khổ có 4 dòng thơ: Tiếng thứ 6 của câu 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8, tiếng thứ 8 của câu 8 vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo. (Ví dụ trong khổ 1 có các vần là đông – không, nhà – ra…)

– Các dòng thơ được ngắt nhịp: 4/2 hoặc 4/4 (câu 6 – câu 8).

– Hình ảnh gần gũi, giản dị: bếp lửa, chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà, trái na.

Câu 3. Dấu ba chấm trong dòng thơ ở khổ cuối có tác dụng gì?

Dấu ba chấm gợi cảm xúc nghẹn ngào, không nói lên lời của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

1.3 Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? (Đối chiếu với dự đoán ban đầu của em để xác nhận hoặc điều chỉnh).

– Bài thơ là lời của người con.

– Thể hiện cảm xúc với mẹ.

– Cảm xúc: bồi hồi, nhớ thương khi về thăm mẹ.

Câu 2. Cảnh vật quanh ngôi nhà của người mẹ hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy đã giúp tác giả thể hiện được tình cảm gì?

– Hình ảnh gần gũi, quen thuộc:

  • bếp chưa lên khói
  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

– Những hình ảnh đó giúp tác giả thể hiện tình cảm yêu thương dành cho ngôi nhà, hay chính là cho người mẹ tần tảo của mình.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ ở khổ thơ thứ hai và chỉ ra tác dụng của biện pháp ấy.

  • Biện pháp tu từ: ẩn dụ (nón mê, áo tơi – chỉ người mẹ)
  • Tác dụng: những hình ảnh ẩn dụ trên góp phần thể hiện sự vất vả, lam lũ của người mẹ.

Câu 4. Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…”?

Tham khảo thêm:   Tiêm phòng dại cho chó mèo có tác dụng bao lâu? Cần lưu ý gì?

Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày – ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Câu 5. Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa/Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm”.

– Cách gieo vần: không tuân theo quy tắc của thể thơ.

– Qua đó góp phần thể hiện sự sáng tạo của nhà thơ, gửi gắm ý nghĩa về sự thay đổi của cảnh vật khi nhân vật trữ tình đã xa nhà quá lâu.

Câu 6. Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằng lời văn.

– Mẫu 1: Một chiều đông nọ, tôi về thăm mẹ. Đã gần trưa, nhưng tôi thấy bếp vẫn chưa lên khói, có lẽ mẹ không ở nhà. Nên tôi ngồi thơ thẩn ngoài hiên ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Bỗng nhiên trời đổ cơn mưa. Cạnh gian bếp, chum tương đã được mẹ đậy kín. Mưa rơi làm ướt chiếc nón treo trước cửa bếp của mẹ. Cả chiếc áo tơi vẫn còn đang ở trên người rơm. Đàn gà con chắc là mới nở đang ra vào quanh một cái nơm. Trong vườn, cây na cuối vụ vẫn còn một quả đã chín. Tôi nghẹn ngào cảm thấy thương mẹ thật nhiều.

– Mẫu 2: Vào một buổi chiều mùa đông, tôi trở về nhà thăm mẹ. Khi đến nhà thì đã gần trưa, nhưng căn bếp chưa lên khói, có lẽ mẹ không ở nhà. Tôi ngồi thơ thẩn ngoài hiên, cảnh vật trong nhà vẫn quen thuộc như vậy. Trời mưa khiến tôi thêm nhớ mẹ nhiều hơn. Cạnh gian bếp, chum tương đã được mẹ đậy kín. Mưa rơi làm ướt chiếc nón treo trước cửa bếp của mẹ. Đàn gà con chắc là mới nở đang ra vào quanh một cái nơm. Còn trong vườn, cây na cuối vụ vẫn còn một quả đã chín. Mọi thứ làm tôi thấy thương mẹ nhiều hơn.

Soạn bài Về thăm mẹ – Mẫu 2

2.1 Tác giả

Tác giả Đinh Nam Khương (1948 – 2018), quê ở Hà Nội.

2. 2 Tác phẩm

a. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

Tham khảo thêm:  

– Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:

  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

b. Tình yêu thương của con dành cho mẹ

– Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.

– Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.

– Cảm xúc“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.

Soạn bài Về thăm mẹ – Mẫu 3

I. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Đinh Nam Khương, bài thơ Về thăm mẹ.

II. Thân bài

1. Hình ảnh người mẹ

– Hình ảnh người mẹ gắn liền với bếp lửa: “Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam.

– Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật bình thường:

  • chum tương đã đậy.
  • áo tơi lủn củn.
  • nón mê ngồi dầm mưa.
  • đàn gà, cái nơm hỏng vành.
  • trái na cuối vụ

=> Những sự vật gần gũi, quen thuộc với nhân vật trong bài thơ, thể hiện sự vất vả, lam lũ và hy sinh của người mẹ dành cho đứa con.

2. Tình yêu thương của con dành cho mẹ

– Hoàn cảnh: về thăm mẹ vào một chiều đông, nhưng mẹ không có nhà.

– Hành động “mình con thơ thẩn vào ra”: bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về.

– Cảm xúc“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn/Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày: xúc động khi biết được nỗi nhọc nhằn, sự hy sinh của mẹ.

=> Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự thấu hiểu của người con với mẹ.

III. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Về thăm mẹ – Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 39 sách Cánh Diều tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *