Văn bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh sẽ được tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Tuyên ngôn Độc lập. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 1
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập chi tiết
I. Vài nét về tiểu sử
– Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 2.9.1969) là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.
– Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.
– Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc… Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.
– Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.
– Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác
a. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
b. Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi:
- Viết cho ai? (Đối tượng)
- Viết để làm gì? (Mục đích)
- Viết cái gì? (Nội dung)
- Viết thế nào? (Hình thức)
2. Di sản văn học
a. Văn chính luận
– Từ những thập niên đầu thế kỉ XX, các bài văn chính luận mang bút danh Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đăng trên các tờ báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền… thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ.
– Một số văn bản như Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến… được viết trong giờ phút lịch sử của dân tộc.
b. Truyện và kí hiện đại
– Một số truyện kí viết bằng tiếng Pháp: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923)…
– Những tác phẩm này đều nhằm tố cáo tội ác dã mạn, bản chất xảo trá của bọn thực dân phong kiến và tay sai…
c. Thơ ca
– Tên tuổi của nhà thơ Hồ Chí Minh gắn với tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù).
– Ngoài ra, Người còn một số chùm thơ viết ở Việt Bắc (1941 – 1945): Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…
3. Phong cách nghệ thuật
– Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
– Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
– Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
=> Trong văn chính luận, truyện, kí hay thơ ca, phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh hết sức phong phú, đa dạng mà thống nhất.
Tổng kết:
– Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người. Hồ Chí Minh quan niệm văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cách mạng. Mỗi khi viết, Người luôn tự hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”
– Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng. Văn chính luận của Bác thường ngắn gọn, súc tích, lập luận sắc sảo, chặt chẽ, bằng chứng thuyết phục và đa dạng về bút pháp. Truyện và kí của Người rất hiện đại, có tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén. Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại; giữa chất trữ tình và “chất thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và hàm súc sâu sắc.
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn
I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
– Những quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: Viết cho ai? (Đối tượng); Viết để làm gì? (Mục đích); Viết cái gì? (Nội dung); Viết thế nào? (Hình thức)
– Quan điểm đó đã giúp hiểu rõ về nội dung tư tưởng, phong cách sáng tác của Bác.
Câu 2. Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
* Văn chính luận:
– Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
– Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
– Nội dung:
- Tố cáo chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với thuộc địa.
- Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân ta trong những thời khắc lịch sử trọng đại.
* Truyện và kí:
– Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
– Tác phẩm: Pari (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
– Nội dung chính:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân và phong kiến.
- Đề cao những tấm gương yêu nước bằng bút pháp hiện đại.
* Thơ ca:
– Ngôn ngữ: viết bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ.
– Tác phẩm: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945 (Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…)
– Nội dung chính: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước…
Câu 3. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
– Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển.
– Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
– Thơ ca: Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc; Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
II. Luyện tập
Câu 1. Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
Câu 2. Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.
- Tinh thần nhân đạo cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động, giàu lòng trắc ẩn trước những nỗi đau của con người.
- Một con người có nghị lực phi thường: “Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao”.
- Nhật ký thể hiện nhân cách của một bậc “đại trí, đại nhân, đại dũng”.
- Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 2
I. Hướng dẫn đọc bài
Câu 1. Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào?
– Những quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
– Quan điểm đó đã giúp hiểu hơn về đặc điểm nội dung, nghệ thuật trong văn thơ của Hồ Chí Minh.
Câu 2. Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.
a. Văn chính luận:
– Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
– Tác phẩm: Những bài báo đăng trên Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền; Bản án chế độ thực dân Pháp (1925); Tuyên ngôn Độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966)…
– Nội dung:
- Tố cáo chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp đối với thuộc địa.
- Cổ vũ lòng yêu nước của nhân dân ta trong những thời khắc lịch sử trọng đại.
– Nghệ thuật: sự việc chân thực, cứ liệu phong phú, nghệ thuật châm biếm đả kích sắc sảo trí tuệ…
b. Truyện và kí:
– Ngôn ngữ: viết bằng tiếng Pháp và tiếng Việt.
– Tác phẩm: Pari (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
– Nội dung chính:
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân và phong kiến.
- Đề cao những tấm gương yêu nước bằng bút pháp hiện đại.
– Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động sắc sảo…
c. Thơ ca:
– Ngôn ngữ: viết bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ.
– Tác phẩm: Nhật kí trong tù (viết trong thời gian bị giam cầm trong nhà lao Tưởng Giới Thạch từ 1942 – 1943), chùm thơ viết ở Việt Bắc từ 1941 – 1945 (Tức cảnh Pác Bó, Thướng sơn, Đối nguyệt…)
– Nội dung chính: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước…
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ tinh tế, sử dụng nhiều biện pháp tu từ…
Câu 3. Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng:
– Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu tính luận chiến, kết hợp nhuần nhuyễn mạch luận lí với mạch cảm xúc, giọng điệu uyển chuyển. Văn chính luận mà vẫn thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn khi ôn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh thép, hùng hồn.
– Truyện và kí hiện đại, giàu tính chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc bén. Tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thúy, sâu cay.
– Thơ ca thể hiện sâu sắc và tinh tế vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh. Thơ tuyên truyền cách mạng mộc mạc, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc. Thơ nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, cô đọng, súc tích.
=> Nhìn chung, trong bất cứ thể loại nào, phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh đều phong phú, đa dạng mà thống nhất. Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt thủ pháp và bút pháp nghệ thuật khác nhau nhằm thể hiện tư tưởng tình cảm của người viết.
II. Luyện tập
Câu 1. Phân tích các bài thơ Mộ để làm rõ sự hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh .
Gợi ý:
Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại.
Đầu tiên, bút pháp cổ điển của bài thơ được thể hiện ở văn tự chữ Hán và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bên cạnh đó, thi đề của bài thơ – cảnh vật thiên nhiên – cũng là một thi đề khá quen thuộc và được các thi nhân xưa sử dụng khá nhiều.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Câu thơ mở ra khung cảnh rừng núi lúc chiều tà. Cảnh vật có phần hiu quạnh được tác giả gợi ra qua biện pháp ước lệ quen thuộc của thơ cổ và đã nói lên chính xác hoàn cảnh của Bác. Chỉ bằng hai nét bút và điểm nhìn hướng lên cao, người tù đã dễ dàng thu vào tầm mắt mình hình ảnh “cánh chim bay” và “chòm mây trôi”. Hai hình ảnh xuất hiện tự nhiên, hài hòa và đăng đối. Bút pháp chấm phá, nghệ thuật ước lệ tượng trưng được vận dụng một cách sáng tạo. Không có bất kì từ ngữ nào chỉ thời gian nhưng người đọc vẫn cảm nhận được thời gian lúc này là chiều tối. Nhìn chim bay, mây trôi ta cảm thấy bầu trời lúc này trở nên mênh mông hơn, nỗi cô đơn cũng vì thế mà tăng theo. Cánh chim nhỏ nhoi cũng theo vậy mà nhỏ bé, đơn độc hơn. Bóng tối dường như theo cánh chim phủ lên vạn vật. Câu thơ gợi cho ta nhớ tới hình ảnh cánh chim trong thơ xưa khi tả cảnh chiều tối. Như Nguyễn Du trong Truyện Kiều đã viết:
“Chim hôm thoi thót về rừng”.
Hay bậc nữ lưu tài danh của dân tộc – bà Huyện Thanh Quan cũng viết:
“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”.
Hoặc Lý Bạch – nhà thơ lớn của Trung Quốc viết trong “Độc tọa Kính Đình Sơn”:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”.
Nếu cánh chim xưa của Lí Bạch như bay vút vào không gian, tan biến vào vĩnh hằng thì cánh chim trong thơ Bác chỉ chuyển trạng thái từ bay sang nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục bay. Đến đây, hình ảnh cánh chim lẻ loi và chòm mây cô đơn dường như đang mang theo nỗi lòng tác giả đi tới khắp mọi nơi mà Người đã đi qua cùng với sự đày ải cơ cực, tuy nhiên Người đã không san sẻ nỗi buồn đau của mình cho cảnh vật mà Người lại đồng cảm, hòa hợp với thiên nhiên tạo vật xung quanh mình. Đằng sau bức tranh phong cảnh ấy hiện lên một phong thái ung dung của một con người tuy bị mất tự do nhưng vẫn làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Chính những điều này đã cho thấy vẻ đẹp hiện đại của thơ Bác ẩn chứa và hoà hợp ngay trong những thi liệu đậm chất cổ điển.
Đến hai câu thơ sau, bức tranh sinh hoạt thường nhật của con người nơi xóm núi được tái hiện rất chân thực.
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Tác giả đã sử dụng thành công nghệ thuật vẽ mây nẩy trăng truyền thống, dùng hình ảnh lò than để nói về bóng tối của không gian vùng sơn cước khi màn đêm buông xuống. Bên cạnh đó, hình tượng thơ cũng luôn vận động, hướng về tương lai, về ánh sáng: hình ảnh cánh chim bay, hình ảnh chòm mây trôi, hình ảnh người lao động làm việc hăng say, ngay cả thời gian cũng vận động từ chiều tối cho tới tối hẳn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng vận động từ cô đơn, buồn bã sang vui tươi, hồ hởi. Cách miêu tả và quan sát của tác giả từ cao đến thấp, từ xa đến gần. Nhãn tự “hồng” của bài thơ có sức lan tỏa lớn. Sắc hồng nóng ấm của lò than đã xua tan đi bóng đêm và sự lạnh lẽo của núi rừng khi chiều tối, nhân lên niềm vui niềm lạc quan của con người, củng cố và mài sắc thêm ý chí của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày nơi xa xứ. Nếu trong thơ cổ điển, con người chỉ là một chấm buồn lặng lẽ giữa thiên nhiên rộng lớn. Thì ở đây, con người đã được khắc họa là trung tâm của thiên nhiên, mang vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, vui tươi. Đó chính là nét hiện đại trong bài thơ này. Bên cạnh đó, bức tranh “chiều tối” trong bài thơ được khắc họa trong trạng thái vận động. Vận động từ cảnh sắc thiên nhiên bầu trời đến bức tranh sinh hoạt trong gia đình, từ ngày tàn đến tối mịt, từ nỗi buồn mệt mỏi cô đơn đến niềm vui ấm áp đoàn tụ, từ bóng tối hướng tới ánh sáng.
Như vậy, Chiều tối đã cho thấy sự tài hoa của Bác khi kết hợp giữa nét cổ điển và hiện đại tạo nên vẻ đẹp hài hòa, đặc sắc cho bài thơ. Bài thơ đã làm sáng lên vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Người, tuy ở hoàn cảnh tù đầy nhưng lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống không bao giờ vơi. Đồng thời còn ánh lên tinh thần sắt đá, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của người chiến sĩ cách mạng.
Câu 2. Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù.
- Tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù.
- Nghị lực phi thường, khát vọng tự do mãnh liệt, tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên…
Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập – Mẫu 3
(1) Mở bài
Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập.
(2) Thân bài
a. Cơ sở pháp lý
– Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791, cho thấy vốn am hiểu sâu rộng của Bác.
– Trích dẫn sáng tạo “suy rộng ra…”: từ quyền cá nhân nâng lên thành quyền dân tộc, cho thấy tư tưởng nhân văn cao đẹp.
=> Qua đây thì đã đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
– Ý nghĩa: thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, đặt ba nền độc lập ngang hàng nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc.
b. Cơ sở thực tiễn
b.1. Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:
– Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.
– Bác đã kể ra năm tội ác về chính trị:
- Tước đoạt tự do dân chủ.
- Luật pháp dã man, chính sách chia để trị.
- Chém giết những chiến sĩ yêu nước của dân ta.
- Ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân.
- Đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.
– Năm tội ác lớn về kinh tế:
- Bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.
- Cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
- Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, dân cày và dân buôn trở nên bần cùng
- Không cho nhà tư sản của ta góc đầu lên.
– Về văn hóa – giáo dục:
- Lập ra nhiều nhà tù hơn trường học.
- Thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
- Tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
- Trong vòng 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật.
- Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
b.2. Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta
– Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã giành độc lập từ tay Nhật không phải từ tay Pháp.
– Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
– Kêu gọi sự ủng hộ của các nước đồng minh: “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”.
c. Lời tuyên bố với thế giới
– Khẳng định nước Việt Nam ta có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập.
– Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
=> “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bản Tuyên ngôn Độc lập.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Phần 1: Tác giả) Soạn văn 12 tập 1 tuần 2 (trang 23) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.